Mối quan hệ giữa thời tiết, tâm trạngvà thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu 036 ảnh hưởng của yếu tố thời tiết lên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 38)

Nguồn: Tác giả vẽ a. Thời tiết và tâm trạng con người

Trong tâm lý học, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng sự biến đổi thời tiết có thể gây ra sự thay đổi trong tâm trạng của con người. Trong một nghiên cứu toàn diện bao gồm nhiều biến thời tiết, Howarth và Hoffman (1984) nhận thấy trong tất cả các yếu tố thời tiết, ảnh hưởng của độ ẩm, giờ nắng và nhiệt độ đối với tâm trạng là lớn nhất. Cụ thể, họ phát hiện ra rằng ba điều kiện khí hậu này có ảnh hưởng đáng kể đến sự tập trung và khi nhiệt độ lạnh dưới -8oc và -28oc sẽ khiến cảm giác hung hăng tăng lên. Nghiên cứu cũng cho thấy một mức độ chiếu sáng cao của ánh nắng mặt trời có liên quan tích cực đến tâm trạng con người, hay cũng có thể nói rằng

ánh nắng mặt trời khiến mọi người hạnh phúc hơn. Mọi người có xu hướng đánh giá mức độ thỏa mãn cuộc sống của họ cao hơn nhiều vào những ngày nắng so với những

ngày nhiều mây hoặc mưa (Schwartz và Clore, 1983). Điều này có nghĩa là khi chúng

ta đánh giá sự hài lòng về cuộc sống, kết quả sẽ phụ thuộc vào tâm trạng hiện tại của chúng ta. Các nghiên cứu khác đã xem xét tác động của nhiệt độ môi trường xung quanh đến tâm trạng, hành vi và hiệu suất công việc. Nghiên cứu của Cunningham (1979) cho thấy ánh nắng mặt trời có mối tương quan tích cực với sự hào phóng của khách ghé thăm nhà hàng khi tặng thêm tiền cho người phục vụ bàn. Tuy nhiên, cả Allen và Fisher (1978) đều phát hiện ra rằng khả năng thực hiện nhiệm vụ bị suy giảm

khi các cá nhân tiếp xúc với nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp. Phát hiện này sau đó đã được xác nhận trong một đánh giá tổng hợp của Pilcher et al. (2002). Trong các nghiên cứu khác, Cunningham (1979) và Schneider et al. (1980) kết luận rằng mọi người có xu hướng ít sẵn lòng giúp đỡ người khác khi họ phải chịu nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Schneider et al (1980) đã kết luận rằng nhiệt độ lạnh cũng có thể dẫn đến sự gây hấn. Nhìn chung, dường như nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp có xu hướng gây ra sự gây hấn; và nhiệt độ cao đó cũng có thể gây ra hiềm khích và thờ ơ.

b. Tâm trạng và quyết định đầu tư

Cảm xúc của con người đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định. Điều này đã được rất nhiều nhà tâm lý học và các nhà khoa học trên thế giới tìm hiểu, nghiên cứu và chứng minh. Nhiều bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng tâm trạng ảnh hướng lớn đến việc phán đoán, nhận định và đưa ra quyết định. Isen, Shalker, Clark và Karp (1978) đã chứng minh rằng những người có tâm trạng tốt sẽ có xu hướng nhận thức và suy nghĩ về các sự kiện một cách tích cực. Hành vi cũng vậy, một số hành vi nhất định sẽ trở nên có khả năng hơn khi một người cảm thấy tốt. Tâm

trạng vui hay buồn ảnh hưởng trực tiếp đến các phán đoán xác suất chủ quan (Wright

và Bower, 1992). Những người cảm thấy vui vẻ sẽ có xác suất cao phán đoán sự việc

một cách lạc quan hơn trong khi những người có tâm trạng buồn có xác suất cao sẽ bi quan về những lựa chọn và sự kiện trong tương lai. Nghiên cứu của Schwarz (1990)

đã đưa ra lý thuyết cảm giác như thông tin. Nghiên cứu này giả định rằng mọi người chú ý đến cảm xúc của họ như một nguồn thông tin, với những cảm xúc khác nhau sẽ cung cấp các loại thông tin khác nhau và cách xử lý thông tin khác nhau. Cụ thể, những trạng thái tình cảm tiêu cực sẽ thúc đẩy các cá nhân sử dụng chiến lược phân tích chi tiết, trong khi một trạng thái tích cực ít khuyến khích lựa chọn cách xử lý

thông tin chi tiết hơn. Tuy nhiên, vì cảm xúc đóng vai trò như thông tin và các cá nhân có thể phán đoán và đánh giá dựa trên cơ sở cảm xúc của họ nên những cảm xúc

do những ảnh hưởng không liên quan có thể gây ra phản ứng cảm tính dẫn đến những

phán xét không chính xác. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tâm trạng tích cực có thể dẫn đến quyết định kém chính xác hơn so với tâm trạng tiêu cực (Schwarz (1990)

và Sinclair và Mark (1995)). Cụ thể, những người có tâm trạng tốt dường như xử lý thông tin theo cách thụ động và hoặc không có hệ thống và ít chi tiết hơn, trái lại những người có tâm trạng xấu dường như xử lý chủ động hoặc có hệ thống và chi tiết

hơn. Trong tình huống càng phức tạp hoặc bất thường, những thành kiến tình cảm càng có ảnh hưởng lớn đến phán đoán của một người (Forgas, 1995). Nghiên cứu của

Bless et al. (1996) đã chỉ ra rằng tâm trạng vui vẻ gây ra sự phụ thuộc lớn hơn vào thông tin danh mục, kịch bản có sẵn và những cấu trúc kiến thức chung, do đó, xử lý tình huống rập khuôn đơn giản hơn so những người có tâm trạng trung tính hoặc buồn

bã. Tuy nhiên tâm trạng tốt không hẳn là một điều xấu. Trong nhiều trường hợp nó cũng mang những ý nghĩa tích cực vì nó tạo ra sự nhiệt tình và khiến con người có tinh thần, động lực lớn hơn và giải quyết tốt những vấn đề đòi hỏi sự sáng tạo. Điều này đã dược chứng minh bởi Isen (2000) khi đã cung cấp bằng chứng cho thấy tâm trạng tốt khiến mọi người phụ thuộc nhiều hơn vào cấu trúc tri thức đã có từ trước nhưng không nhất thiết tạo ra sự suy giảm chung về động lực hoặc khả năng suy nghĩ

hiệu quả. Isen (2001) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của tâm trạng tốt đến việc ra quyết

định trong những trường hợp phức tạp. Bằng chứng đã chỉ ra rằng trong hầu hết các trường hợp, tâm trạng tích cực sẽ tăng cường giải quyết vấn đề và ra quyết định, dẫn đến việc nhận thức và xử lý thông tin không chỉ linh hoạt, sáng tạo mà còn triệt để và

hiệu quả. Loewenstein et al. (2001) đã đưa ra giả thuyết rủi ro như cảm xúc. Giả thuyết này cho rằng cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra những quyết định mang tính rủi ro. Trong tình huống rủi ro và không chắc chắn, các phản ứng xảm

xúc đối với những lựa chọn rủi ro thường đi lệch khỏi các đánh giá nhận thức, phụ thuộc vào khả năng xảy và mức độ nghiêm trọng của tình huống. Từ góc độ tài chính,

những nghiên cứu trên là cơ sở để tìm ra mối quan hệ giữa tâm trạng với những quyết

định đầu tư tài chính và tác động của tâm trạng nhà đầu tư đến biến động trên thị trường tài chính.

c. Thời tiết, tâm trạng và chỉ số chứng khoán

Nhiều nghiên cứu trước đây đã tìm thấy mối liên hệ giữa thời tiết và tâm trạng

và quyết định của nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Cụ thể, các nhà nghiên cứu tài chính đã điều tra xem liệu tâm trạng tích cực hay tiêu cực do thời tiết gây ra dẫn đến việc các nhà đầu tư định giá cổ phiếu cao hơn khi có tâm trạng tốt và thấp hơn khi trong một tâm trạng tiêu cực hay không. Dowling and Lucey (2005) đã điều tra xem liệu có tồn tại mối quan hệ giữa tám biến cho tâm trạng của nhà đầu tư (dựa trên thời tiết, nhịp sinh học và niềm tin) và lợi nhuận chứng khoán hàng ngày của Ailen trong giai đoạn 1988 đến 2001. Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trạng thái (bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhịp sinh học và yếu tố niềm tin) đã ảnh hưởng đến việc định giá cổ phiếu của Ailen. Cụ thể, lợi nhuận vốn chủ sở hữu của Ailen có mối quan hệ thống

kê với mưa, sự thay đổi thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày, sự dao động trong tâm trạng theo mùa và các giai đoạn mặt trăng. Tương tự, nghiên cứu của Lucey, Han

Bleichrodt (2016) đã điều tra sự ảnh hưởng của tâm trạng nhà đầu tư đối với lợi nhuận

của thị trường chứng khoán Hà Lan. Thời tiết và nhịp sinh học của Hà Lan được sử dụng làm biến số tâm trạng để đo lường sự ảnh hưởng của nó đối với chỉ số AEX và chỉ số AScX trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2016. Kết quả đã chỉ ra rằng sự thay

đổi nhiệt độ và nhịp độ sinh học rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) có tác động đến AscX lớn hơn so với AEX. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hành vi của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng bởi số giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày trong một ngày, khi có nhiều giờ tiết kiệm ánh sáng dẫn đến việc chấp nhận

rủi ro nhiều hơn do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của thị trường chứng khoán. Trong một ngiên cứu khác, Kamstra, Kramer và Levi (2000) đã xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận vốn chủ sở hữu và gián đoạn giấc ngủ do sự thay đổi thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày xảy ra hai lần một năm: vào mùa xuân, khi đồng hồ tiến lên một giờ và trong mùa thu, khi đồng hồ quay trở lại một giờ trên thị trường Mỹ, Canada, Anh và Đức. Sự gián đoạn nhịp độ sinh học được chứng minh gây ra sự lo lắng, có tác động đến sự phán đoán, thời gian phản ứng và giải quyết vấn đề. Kết quả cho thấy

lợi nhuận vào ngày cuối tuần khi thay đổi thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày âm hơn đáng kể so với lợi nhuận vào ngày cuối tuần thông thường. Trong bài nghiên cứu

độ che phủ của đám mây có quan hệ nghịch với lợi nhuận trên thị trường chứng khoán

cao hơn. Cụ thể, do tâm trạng nhà đầu tư lạc quan hơn vào những ngày nắng khiến lợi nhuận cổ phiếu tăng và tâm trạng bị quan của họ trong những ngày nhiều mây làm

giảm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán. Nghiên cứu của Hirshleifer và Shumway

(2003) cũng thu được kết quả như nghiên cứu trên khi xem xét mối quan hệ giữa ngày

nắng và lợi nhuận chứng khoán ngày tại 26 sàn giao dịch chứng khoán quốc tế trong khoảng thời gian từ 1982 đến 1997.

Một phần của tài liệu 036 ảnh hưởng của yếu tố thời tiết lên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w