Bằng chứng thực nghiệm

Một phần của tài liệu 036 ảnh hưởng của yếu tố thời tiết lên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 41)

Trên thế giới có rất nhiều bài nghiên cứu phân tích về sự biến động của các chỉ số chứng khoán và ảnh hưởng của các nhân tố thời tiết đến lợi nhuận trên thị trường chứng khoán. Saunders (1993) là người đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ giữa

hành vi đầu tư với điều kiện thời tiết. Nghiên cứu tập trung vào thành phố New York trong giai đoạn 1927 - 1989, ông đã chỉ ra rằng độ che phủ của đám mây ít hơn có liên quan đến lợi nhuận cao hơn và sự khác biệt về lợi nhuận giữa những ngày nhiều mây nhất và những ngày ít mây nhất có ý nghĩa thống kê. Kết quả đã chứng minh rằng tâm trạng của nhà đầu tư là lạc quan vào những ngày nắng từ đó làm tăng lợi nhuận của thị trường chứng khoán và tâm trạng bi quan của họ vào những ngày nhiều

mây làm giảm lợi nhuận của cổ phiếu. Những phát hiện này đã được xác nhận bởi nghiên cứu của Hirshleifer và Shumway (2003) về mối quan hệ giữa việc một ngày có nắng và lợi nhuận chứng khoán ngày hôm đó tại 26 sàn giao dịch chứng khoán quốc tế từ 1982 đến 1997. Kết quả chỉ ra rằng ánh nắng mặt trời có mối quan hệ chặt chẽ với lợi nhuận cổ phiếu hàng ngày. Kamstra et al. (2003) đã xem xét tác động của rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) đối với lợi nhuận của thị trường chứng khoán. Dựa

trên bằng chứng tâm lý rằng đêm dài hơn gây ra trầm cảm, các tác giả phỏng đoán rằng đêm dài hơn có liên quan đến lợi nhuận cổ phiếu thấp hơn do hiệu ứng SAD. Mối quan hệ giả thuyết này đã được xác nhận cho nhiều thị trường quốc tế. Cao và Wei (2004) đã nghiên cứu tác động của nhiệt độ đến lợi nhuận chứng khoán trên tám thị trường tài chính tại Mỹ, Canada, Anh, Đức, Thụy Điển, Úc, Nhật Bản và Đài Loan. Nghiên cứu áp dụng Run test và phân tích hồi quy. Kết quả chỉ ra rằng sự thay đổi thời tiết tác động đến tâm trạng nhà đầu tư từ đó làm thay đổi hành vi đầu tư của họ. Trong khi nhiệt độ thấp có xu hướng gây ra sự gây hấn thì nhiệt độ cao có xu

hướng gây ra cả sự gây hấn, hiềm khích và thờ ơ. Christos Floros (2008) cũng đã nghiên cứu mối tương quan giữa nhiêt độ và lợi nhuận thị trường chứng khoán tại năm quốc gia châu Âu: Áo, Bỉ, Pháp, Hy Lạp và Vương quốc Anh. Bài viết sử mô hình GARCH và chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa nhiệt độ và lợi nhuận thị trường chứng khoán Áo, Bỉ và Pháp, trong khi Hy Lạp và Vương quốc Anh cho thấy mối tương quan thuận nhưng không đáng kể. Kathiravan và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết (nhiệt độ) đến lợi nhuận và biến động của các chỉ số chứng

khoán hàng đầu Ản Độ (BSE Sensex và S&P CNX Nifty). Nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu hàng tháng về thời tiết tại năm thành phố mẫu (Chennai, Mumbai, Delhi,

Kolkata và Hyderabad) ở Ản Độ. Nghiên cứu này đã áp dụng các công cụ thống kê như mô hình thống kê mô tả ADF Test và GARCH (1,1) và thấy rằng lợi nhuận của các chỉ số thị trường chứng khoán mẫu bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ ở thành phố Chennai, Mumbai, Kolkata và Hyderabad tuy nhiên không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ

ở Thành phố Delhi. Ta có thể thấy các nghiên cứu thực nghiệm ở những thị trường khác nhau thu được các kết quả không thống nhất. Cao và Wei (2004) gọi đây là ảnh hưởng bất thường của nhiệt độ (Temperature anomaly). Trong đó họ nói rằng ảnh hưởng của thời tiết lên tâm trạng của nhà đầu tư là hiện tượng bất thường vì các nhà đầu tư ở trong các toà nhà khác nhau phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ theo cùng một

cách, nhưng với các mức độ khác nhau. Thực tế hiện nay, đa phần các tòa nhà văn phòng và khu dân cư trên thế giới đều được trang bị hệ thống máy lạnh hoặc quạt sưởi (điều hòa nhiệt độ) để nhiệt độ trong phòng được giữ trong một mức độ thoải mái và các nhà đầu tư thường làm việc và giao dịch chứng khoán tại nhà hoặc tại các phòng giao dịch. Do đó, nhiệt độ không thực sự ảnh hưởng đến nhà đầu tư, mà sự tiếp xúc tạm thời với nhiệt độ ngoài trời (ví dụ, đi bộ bên ngoài khi trời rất nóng hoặc

lạnh) và dấu ấn tâm lý với nhiệt độ khắc nghiệt mới là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của họ.

Tại Việt Nam, Nguyen Ngọc Thach & cộng sự đã sử dụng mô hình TGARCH (1,1) theo ba mẫu phân phối khác nhau gồm phân phối chuẩn (phân phối Gaussian), phân phối Student-t và phân phối sai số tổng quát (GED) để phân tích ảnh hưởng của

thu được cho thấy ảnh hưởng của hiệu ứng SAD lên tỷ suất sinh lời chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh là lớn hơn so với thành phố Hà Nội.

Các tài liệu trên đã chỉ ra bằng chứng về mối quan hệ giữa các yếu tố thời tiết và lợi nhuận thị trường chứng khoán tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu tại thị trường Việt Nam vẫn còn hạn chế và chưa có nghiên

cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa) đến các chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, nghiên cứu hiện tại là đề tài mới và có ý nghĩa đóng góp xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn và giúp các nhà đầu tư, các nhà phân tích tài chính điều chỉnh hành vi và đưa ra quyết định hợp lý để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư.

a. Dữ liệu tỷ suất sinh lời của các

chỉ số chứng khoánVnindex Hnindex

Số quan sát 4472 4472

CHƯƠNG 3: SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 036 ảnh hưởng của yếu tố thời tiết lên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w