Thực trạng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của lưỡng cư, bò sát trong một số sinh cảnh tại xã y tý, huyện bát xát, tỉnh lào cai​ (Trang 27 - 33)

5. Đóng góp của đề tài

2.2.2. Thực trạng kinh tế xã hội

2.2.2.1. Thực trạng kinh tế

Trong kỳ quy hoạch xã có mức tăng trưởng kinh tế là 10,5% chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng dần giữa cơ cấu nông lâm nghiệp.

a. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Kinh tế nông nghiệp: Phát triển trồng trọt và chăn nuôi, nuôi cá hồi nước lạnh, trồng rừng.

- Ngành trồng trọt: Trong những năm gần đây ngành trồng trọt của địa phương với việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của tiểu vùng. Sự hỗ trợ về kinh phí, giống, phân bón, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nhà nước đã thúc đẩy nền kinh tế của địa phương có những bước chuyển biến tích cực và hiệu quả. Đến đầu năm 2015, diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp là 928,45 ha. Trong đó, lúa mùa (chiếm 288,70 ha), ngô (250,0 ha), thảo quả (435,6 ha), xuyên khung (50 ha),… [57]

Ngoài ra diện tích một số các loại cây hàng năm khác đang được phát triển trên diện rộng (như: sa mộc, thông mã vĩ,... các giống cây ăn quả: đào, mận, lê, táo mèo,…).

- Chăn nuôi - thủy sản:

Thời kỳ từ năm 2006 trở về đây công việc chăn nuôi tại địa phương đã được người dân chú ý quan tâm như: Đưa một số biện pháp khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi, chọn giống; phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; bảo đảm cơ cấu đàn, tăng cường sức cầy kéo cho sản xuất và tạo nguồn thực phẩm tại chỗ phục vụ đời sống thường ngày của người dân.

Tổng đàn gia súc, gia cầm toàn xã năm 2015 gồm có:Đàn trâu: 1.240 con; đàn bò: 28 con; đàn lợn: 4.107 con; đàn ngựa: 69 con; tổng đàn gia cầm (gà, vịt, ngan...):20.590 con. Hiện đã tổ chức tiêm phòng cho gia súc, trong đó: tụ huyết trùng trâu bò: 735 liều; long móng lở mồm trâu bò: 735 liều; chó dại: 200 liều; tụ huyết trùng lợn: 780 liều.

Diện tích nuôi trồng thủy sản (cá hồi, cá tầm) của xã là: 0,56 ha [57]. - Sản xuất lâm nghiệp:

Với tiềm năng quỹ đất tương đối lớn, nguồn nhân lực lao động dồi dào cho phép phát triển nghề rừng, khoanh nuôi phát triển rừng, bảo vệ diện tích rừng hiện có.

Công tác bảo vệ rừng thường xuyên duy trì, không có hiện tượng tự ý khai thác và chặt phá rừng bừa bãi.

Đã triển khai trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ theo kế hoạch năm 2009 đã trồng được 145,67 ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ 63,50 ha và diện tích rừng kinh tế là 82,17 ha. Tính đến giữa năm 2015, toàn xã đã trồng được 3500 cây, chủ yếu là cây đào rừng và cây đào [56].

* Kinh tế du lịch - dịch vụ:

Trong vài năm gần đây, xã Y Tý đã trở thành một trong những khu du lịch

trọng điểm của Lào Cai với tên gọi được biết đến là “Vùng đất ngàn mây”. Nơi

đây có một số địa danh du lịch hấp dẫn như: Cầu Thiên Sinh (Lao Chải I), sân bay (Trung Chải), cao nguyên Phìn Hồ (Phìn Hồ), rừng già Nhìu Cồ San (Mò Phú Chải),… Bên cạnh đó với việc giữ gìn tốt truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của người dân tộc đồng bào nên nơi đây đã thu hút được số lượng đông đảo du khách trong và ngoài nước khám phá.

Về dịch vụ, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún mang tính tự cung, tự cấp (như rèn, đúc công cụ phục vụ sản xuất; xay xát...).

Một số nghề mang tính truyền thống (như thêu, dệt, đan lát, gia công chạm bạc trang sức,…) chưa thực sự phát triển mạnh và mang tính hàng hoá.

Các loại hình dịch vụ thương mại, cung ứng vật tư mang tính chất buôn bán nhỏ. Trong vài năm gần đây có một số hộ sống ven trục đường giao thông khu trung tâm xã đã đầu tư và phát triển lĩnh vực này.

b. Lao động và việc làm

- Lao động: Toàn xã có 1.940 lao động trong độ tuổi, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 2,1%.

- Việc làm: Phần lớn người dân sống bằng nghề nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, kết hợp trồng, chăm sóc rừng).Một số hộ kinh doanh buôn bán nhỏ phục vụ chủ yếu cho người dân trong xã.

c. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Y Tý là xã vùng sâu, vùng cao nên việc phát triển đô thị là khó thực hiện, chỉ tập trung xây dựng khu trung tâm với một số hộ có điều kiện kinh tế.

Các khu dân cư hiện tại có 15 thôn, bản nằm rải rác trên các trục đường giao thông, ven sườn đồi hoặc gần khu rừng, quy mô có từ 25-60 hộ/ thôn.

2.2.2.2. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng a. Giao thông

Xã có 128,70 km đường giao thông, trong đó:

- Đường liên xã ô tô đi được chạy qua xã dài 12,00 km. Hiện đoạn đường giáp ranh với xã Dền Sáng đã được nâng cấp, rải nhựa tới cửa UBND xã Y Tý.

- Đường liên thôn bản, ngõ xóm là trên 72,0 km. + Đường rộng > 4m là 48,50 km.

+ Đường rộng từ 2-4 m là trên 23,50 km.

- Tuyến đường đi từ đầu chợ văn hoá xã Y Tý qua thôn Lao Chải I, II, vào thôn Sim San II dài 12,30 km, hiện đã nâng cấp rải cấp phối mặt đường rộng 5 m có rãnh thoát nước, đảm bảo cho nhân dân các thôn trên đi lại, dễ dàng giao lưu trao đổi hàng hoá, sản phẩm làm ra.

- Xã có 1 cầu bê tông (cầu Sim San), tổng số thôn bản có đường ô tô xe máy đi được là 14/15.

b. Thuỷ lợi - công trình cung cấp nước sinh hoạt

Kiên cố hoá 6 công trình kênh mương dẫn nước tưới cho khoảng 252 ha ruộng nước (thuỷ lợi Mò Phú Chải, Mà Mù Sử, Ngải Trồ, Tả Gì Thàng, Hồng Ngài và Thèn Pả).

c. Công trình cấp nước sinh hoạt

Có 8 công trình nước sạch tự chảy được xây dựng bằng vốn định canh, định cư cho 610 hộ gia đình tương đương 61,0% số hộ gia đình của xã được sử dụng nước sạch. Còn lại đa số người dân sử dụng nước mạch từ các khe suối nhỏ bằng các phương tiện dẫn nước tự tạo.

Trong vài năm gần đây các hộ nằm khu trung tâm dùng nguồn nước đã qua xử lý lọc khu rừng đầu nguồn thôn Nhìu Cồ San (nay sát nhập vào thôn Mò Phú Chải) cách trung tâm xã khoảng 3 km.

c. Văn hoá

Tính đến cuối năm 2010, toàn xã có 350 hộ sử dụng ti vi, tỷ lệ người dân được xem truyền hình đạt 55%. Đời sống văn hoá của người dân được nâng lên, những nét văn hoá mang tính truyền thống giàu bản sắc dân tộc được gìn giữ và phát huy[33].

- Thường xuyên tổ chức giao lưu văn hoá, thể thao với các đơn vị và các địa phương trong vùng.

- Tổng số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá là 460/467 hộ đăng ký. - Trung tâm xã có nhà bưu điện văn hoá xã.

- Trạm thu phát truyền hình đặt tại khu đỉnh đồi thôn Choản Thèn là trạm trung tâm cụm xã đảm bảo thu phát sóng tốt.

Xã Y Tý có chợ văn hoá họp vào ngày cuối tuần, đây là nơi gặp mặt giao lưu, trao đổi hàng hoá của nhân dân sau một tuần lao động sản xuất lại được thư giãn mua sắm, thưởng thức nét văn hoá của mình.

Tuy vậy vẫn còn tồn tại một số tập tục lạc hậu trong đời sống sinh hoạt như hút thuốc phiện, mê tín dị đoan.

d. Giáo dục

Hiện tại xã có: 01 trường mầm non, 02 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở và 01 trường nội trú vùng cao mới hoàn thành đưa vào sử dụng. Theo báo cáo năm học 2014-2015:

- Trường mầm non:Tổng số 16 lớp với 359 cháu, tổng số cán bộ giáo viên công nhân viên là 32.

- Trường tiểu học:

+ Tiểu học Y Tý 1: Tổng số 26 lớp với 442 học sinh. + Tiểu học Y Tý 2: Tổng số 19 lớp với 256 học sinh.

e. Y tế

Phòng khám khu vực được xây dựng từ năm 2004 với diện tích 1.400 m2.

Tổng số cán bộ y tế là 22 người, gồm: 1 bác sỹ, 2 y sỹ, 4 y tá - hộ lý và 15 y tế thôn, bản.

Các hoạt động chủ yếu là công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, tổ chức chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em, tuyên truyền công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, phòng chống dịch bệnh lây lan (SARS, HIV/AIDS),…

f. Điện lực

Toàn xã có 4 trạm biến áp và khoảng 30 km đường điện cung cấp cho 4 thôn bản gần khu trung tâm, với 453 hộ được sử dụng điện lưới, còn lại người dân vẫn sử dụng điện từ các máy thuỷ điện nhỏ. Trong kỳ quy hoạch 2016-2020 cần nâng cấp 4 trạm điện, xây dựng thêm 4 trạm hạ thế [33].

h. An ninh- Quốc phòng:

Đồn biên phòng 273 xã Y Tý có quy mô khang trang, cán bộ chiến sỹ trực chiến thường xuyên. Để đảm bảo an ninh - quốc phòng, xã đã thực hiện tốt một số biện pháp: phối kết hợp giữa lực lượng dân quân tự vệ với lượng vũ trang đóng trên địa bàn; tổ chức công tác tuyên truyền toàn dân tham gia công tác quốc phòng và đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai nước trong khu vực biên giới qua lại trao đổi buôn bán hàng hóa [57].

2.2.2.3. Thực trạng môi trường

Do ảnh hưởng kiến tạo địa hình với các dãy núi cao và các khe sâu tạo thành các hang động và các phong cảnh tự nhiên hùng vĩ.

Y Tý là xã được đánh giá có điều kiện về cảnh quan - môi trường và hệ sinh thái (rừng nguyên sinh, thứ sinh) đa dạng và phong phú. Một thời gian bị nghèo kiệt do buông lỏng quản lý trước đây nay đã được nhân dân trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, tăng dần diện tích đất rừng qua từng năm.

Hình 2.1. Bản đồ các điểm thu mẫu thuộc xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Chương 3

MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của lưỡng cư, bò sát trong một số sinh cảnh tại xã y tý, huyện bát xát, tỉnh lào cai​ (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)