5. Đóng góp của đề tài
4.3.1. Phân bố theo sinh cảnh
Căn cứ vào mức độ tác động của con người, cảnh quan và trạng thái rừng; chúng tôi chia môi trường sống của LCBS thành 3 sinh cảnh: Khu DC - đất nông nghiệp, rừng thứ sinh đang phục hồi, rừng kín thường xanh. Số loài và tỉ lệ số loài LCBS phân bố ở từng sinh cảnh được mô tả trong bảng 4.5 và biểu đồ 4.1.
- Khu DC - đất nông nghiệp: là sinh cảnh chịu tác động nhiều nhất của con người, thường là dạng sinh cảnh trống ven rừng, đồi, ven suối để trồng cây lương thực, chủ yếu là lúa, ngô và một số cây rau màu. Quanh khu DC sinh sống có nương rẫy, ruộng lúa, khe nước, suối nhỏ, đường giao thông. Sinh cảnh này luôn bị tác động của con người bởi các hoạt động sống như đi lại, canh tác, đốt nương làm rẫy, phát rừng trồng thảo quả... vì vậy số loài ít.
Thống kê được 13 loài (chiếm 37,14% số loài LCBS ở KVNC), thuộc 13 giống (40,63% số giống), 10 họ (83,33% số họ), trong đó có: 5 loài LC (27,78% số loài LC ở KVNC) thuộc 5 giống (33,33% số giống LC), 5 họ (71,43% số họ LC) gồm họ Bufonidae (1 loài), Hylidae (1 loài), Microhylidae (1 loài), Dicroglossidae (1 loài), Rhacophoridae (1 loài); 8 loài BS (47,06% số loài BS)
thuộc 8 giống (47,06% số giống BS), 5 họ (100% số họ BS) gồm họ Agamidae (1 loài), Lacertidae (1 loài), Scincidae (2 loài), Colubridae (3 loài), Viperidae (1 loài).
Một số loài thường gặp: Duttaphrynus melanostictus, Pseudocalotes cf.
brevipes, Takydromus cf. kuehnei, Ptyas korros,...
Bảng 4.5. Sự phân bố các bậc phân loại của LCBS theo sinh cảnh
Sinh cảnh Khu DC - đất nông nghiệp Rừng thứ sinh đang phục hồi Rừng thường xanh ít bị tác động Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Loài LC 5 27,78 9 50,00 16 88,89 Loài BS 8 47,06 7 41,18 7 41,18 Loài LCBS 13 37,14 16 45,71 23 65,71 Giống LC 5 33,33 8 53,33 13 86,67 Giống BS 8 47,06 7 41,18 7 41,18 Giống LCBS 13 40,63 15 46,88 20 62,50 Họ LC 5 71,43 7 100,00 6 85,71 Họ BS 5 100,00 2 40,00 3 60,00 Họ LCBS 10 83,33 9 75,00 9 75,00
- Rừng thứ sinh đang phục hồi: Là sinh cảnh chịu tác động của con người làm mất đi tính chất nguyên sinh của rừng, sau đó được phục hồi nhờ tái sinh tự nhiên hoặc trồng bổ sung. Sinh cảnh này phân bố rộng khắp, chiếm một phần lớn diện tích KVNC.
Thành phần thực vật khá đa dạng, do đang ở giai đoạn diễn thế giữa cây bụi trảng cỏ đến rừng tự nhiên, vẫn thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Do bị tác động mạnh từ việc khai thác (gỗ, củi, lâm sản phi gỗ) làm cho cấu trúc rừng bị tổn thương, các tầng tán không trọn vẹn, xuất hiện nhiều khoảng trống và ánh sáng, các cây gỗ nhỏ, cây bụi chiếm ưu thế.
Ghi nhận 16 loài (chiếm 45,71% số loài LCBS ở KVNC), thuộc 15 giống (46,88% số giống LCBS), 9 họ (75% số họ), trong đó: LC có 9 loài (50,00% số loài LC) thuộc 8 giống (53,33% số giống LC), 7 họ (100% số họ LC), gồm họ Bufonidae (1 loài), Hylidae (1 loài), Megophryidae (1 loài), Microhylidae (1 loài), Dicroglossidae (1 loài), Ranidae (2 loài), Rhacophoridae (2 loài). BS có 7 loài (41,18% số loài BS) thuộc 7 giống (41,18% số giống BS), 2 họ (40% số họ BS), gồm họ Colubridae (5 loài), Viperidae (2 loài).
Các loài thường gặp: Orthriophis taeniurus, Pararhabdophis chapaensis,
Sinonatrix percarinata, Pareas hamptoni, Ovophis monticola, Viridovipera stejnegeri,…
Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ số loài LCBS phân bố trong từng sinh cảnh ở KVNC (%)
- Rừng thường xanh: Rừng còn giữ được tính nguyên sinh, ít bị tác động, thuộc loại rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới, có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp. Thành phần thực vật tương tự rừng thứ sinh đang phục hồi tự nhiên. Tán kín rậm với nhiều cây gỗ to, tán rộng tạo thành nhiều tầng tán như Dổi, Pơ mu, Sa mu dầu… Có nhiều suối, lòng suối có nhiều đá to nhỏ tạo thành các khe rãnh; ven bờ có nhiều hang, hốc tự nhiên. Trên mặt đất có thảm mục dày là điều kiện thích hợp cho nhiều loài động vật sinh sống.
Ghi nhận ở đây 23 loài (65,71% số loài LCBS trong KVNC) thuộc 20 giống (62,50% số giống), 9 họ (75,00% số họ), trong đó: LC có 16 loài (88,89% số loài LC) thuộc 13 giống (86,67% số giống LC), 6 họ (85,71% số họ LC) gồm họ Hylidae (1 loài), Megophryidae (3 loài), Microhylidae (1 loài), Dicroglossidae (4 loài), Ranidae (4 loài), Rhacophoridae (3 loài). BS có 7 loài (41,44% số loài BS) thuộc 7 giống (41,18% số giống BS), 3 họ (60% số họ BS) gồm họ Agamidae (1 loài), Colubridae (4 loài), Viperidae (2 loài).
LCBS thường gặp là: Leptolalax bourreti, Fejervarya limnocharis,
Limnonectes sp., Quasipaa spinosa, Quasipaa verrucospinosa, Babina chapaensis,
Odorrana morafkai, Odorrana nasica, Rhacophorus feae, Pararhabdophis chapaensis, Viridovipera stejnegeri,...
* Nhận xét:
Số loài phân bố ở cả 3 sinh cảnhcó5 loài (chiếm 14,29% tổng số loài LCBS) gồm 4 loài LC (22,22% tổng số loài LC), 1 loài BS (chiếm 5,88% số loài BS). Tiếp theo, số loài có ở 2 sinh cảnh là 7 loài (20,00% số loài LCBS) gồm 4 loài LC (22,22% số loài LC), 3 loài BS (17,65% số loài BS). Số loài chỉ phân bố ở 1 sinh cảnh là nhiều nhất với23 loài LCBS (65,71%), gồm 10 loài LC (55,56% số loài LC), 13 loài BS (76,47% số loài BS).
Về mức độ đa dạng loài trong từng sinh cảnh: LC có nhiều ở rừng thường xanh 16 loài (chiếm 88,89% số loài LC), rừng thứ sinh có 9 loài (50,00%), ít nhất là ở khu DC -đất nông nghiệp với 5 loài (27,78%). BS thu được nhiều nhất là ở khu DC - đất nông nghiệp với 8 loài (chiếm 47,06% số loài BS), còn trong sinh cảnh rừng thứ sinh và rừng thường xanh đều có 7 loài (41,18%).
Xét chung cho LCBS, rừng thường xanh có số loài nhiều nhất: 23 loài (chiếm 65,71%). Tiếp đến là rừng thứ sinh đang phục hồi có 16 loài (45,71%), số loài ở đây có sự suy giảm là do tầng mùn ở đây mỏng, nguồn thức ăn giảm. Ít nhất là sinh cảnh khu DC - đất nông nghiệp với 13 loài (37,14%), do nơi đây bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người (đặc biệt rắn thường bị xua đuổi hoặc đánh chết, ếch đồng bị bắt làm thực phẩm…).
Đa dạng về giống và họ LCBS nhìn chung cũng giảm theo xu hướng trên, từ rừng thường xanh ít chịu tác động (9 họ, 20 giống), rừng thứ sinh đang phục hồi (9 họ, 15 giống), đến khu DC- đất nông nghiệp (10 họ, 13 giống).
Hầu hết các họ có có tính đa dạng về loài cao nhất ở rừng thường xanh và giảm ở các SC còn lại. Trong đó, Rhacophoridae phong phú về loài nhất ở SC rừng thường xanh với 4 loài.