5. Đóng góp của đề tài
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu
3.5.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa - Lựa chọn thời điểm và địa điểm khảo sát:
+ Thời điểm khảo sát, thu mẫu: Chúng tôi khảo sát vào các tháng 7, 9, 11, 12 năm 2015.
+ Thời gian thu mẫu: Khảo sát LC chủ yếu vào chiều-tối, từ 16h-24h; khảo sát BS tiến hành cả vào ban ngày và chiều tối.
+ Địa điểm khảo sát: Ban ngày, chọn những nơi ẩm ướt, nơi chúng thích sinh sống như đồng ruộng, vũng nước, ao nhỏ, khe suối, trên các cành cây thấp ven suối, trong bụi cây không quá rậm, đám thực vật thủy sinh và phía dưới đá, các vật đổ nát trên mặt đất (lá mục, cây đổ,...), trong đất ẩm, các gốc cây mục, những chỗ quang đãng có nắng,... ở KVNC. Ban đêm, dùng đèn pin soi mọi địa hình và sinh cảnh, đặc biệt là những nơi ẩm ướt nói trên để phát hiện mẫu. Các điểm để khảo sát BS cũng là các SC bắt gặp trong KVNC.
- Lập tuyến khảo sát: Căn cứ vào thảm thực vật và các yếu tố tự nhiên, chia khu vực khảo sát thành 4 nơi ở (nước, hang hốc- khe đất đá, trên mặt đất, trên cây), 3SC theo mức độ tác động của con người, cảnh quan và trạng thái rừng (Khu DC- đất nông nghiệp, rừng thứ sinh đang phục hồi, rừng kín thường xanh) và theo 2 mức độ về độ cao (dưới 1.600 m và trên 1.600 m so với mực nước biển). Trong 19 ngày thực địa từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2015, chúng tôi đã tiến hành 6 tuyến khảo sát. Các tuyến khảo sát được lập để thu mẫu và quan sát đều đi qua các sinh cảnh và nơi ở trên.
Bảng 2.1. Tọa độ, độ cao, thời gian khảo sát trên các tuyến
Tuyến Tọa độ các điểm đo được Độ cao Thời gian Ghi chú
Thôn Lao Chải II
(22o38'62,3"B, 103o36'53"Đ) (22o38'75,4"B, 103o36'45,4"Đ) 1528m 1460m 25/07/2015 26/07/2015 06/09/2015 15/09/2015 21/09/2015 24/09/2015 27/09/2015
Thôn Trung Chải, Mò Phú Chải (Rừng già) (22o37'95,1"B, 103o38'23,5"Đ) (22o38'3,4"B, 103o38'215"Đ) (22o37'6,5"B, 103o37'41,4"Đ) (22o37'20,1"B, 103o37'3,98"Đ) 1936m 1947m 1895m 1912m 27/07/2015 05/09/2015 Thôn Sín Chải I, Sín Chải II 28/09/2015 01/11/2015 02/11/2015 Không đo được Thôn Hồng Ngài 15/10/2015 28/10/2015 09/11/2015 Không đo được Thôn Ngải Trồ (22 o39'39,5"B, 103o36'34,5"Đ) 1487m 20/10/2015 26/11/2015 Thôn Phìn Hồ 03/12/2015 04/12/2015 Không đo được
- Ghi chép và thu thập dữ liệu: Thực hiện ghi chép ngay tại vị trí khảo sát: + Ngày, giờ, địa danh (tên khe, suối,...và tên thôn, xóm, xã), tọa độ, độ cao điểm khảo sát.
+ Mô tả môi trường sống: vật thể nơi tìm thấy mẫu (dưới thân cây gỗ, tán lá, bãi cỏ, trong hang đất, khe đá,...), đặc điểm thực vật, chất nền như đá/ đám lá rụng... quanh vị trí đó.
+ Mô tả ngắn gọn về mẫu vật: hình thái sơ lược đáng chú ý, màu sắc tự nhiên, trạng thái của chúng khi bị bắt (kêu, hoạt động sinh sản, không hoạt động,...).
- Thu thập mẫu vật: + Phát hiện mẫu:
Đi dọc suối, ven ao, hồ, ruộng nước,...: quan sát bụi cây, cành cây vươn ra gần mặt nước, thảm lá mục, những hòn đá và tảng đá nhô lên trong lòng suối hoặc hai bên bờ suối, thân cây to trên tuyến đi.
Đi theo đường mòn trong rừng: Di chuyển chậm, nhẹ nhàng trên tuyến, hạn chế nói chuyện. Nghe và quan sát trên cành, lá, hốc cây, bụi cỏ để phát hiện mẫu qua tiếng kêu, tiếng động khi chúng di chuyển. Dùng gậy khua động nhẹ hoặc vạch tìm dưới lá cây, khe đá, vỏ cây và thân cây mục nằm dưới đất.
Ban đêm, dùng đèn pin để soi, phát hiện mắt LC. + Thu mẫu:
Với LC, chủ yếu bắt bằng tay, đặt mẫu vào túi vải thoáng khí hoặc túi nilon thổi căng có vật tạo ẩm (giấy, thực vật- rong rêu ẩm ướt). Ếch cây màu xanh có khả năng tiết dịch có mùi hôi làm chết các ếch nhái khác nên đặt trong túi riêng.
Nhóm rắn, dùng gậy bắt. Thằn lằn có thể được bắt bằng tay vào ban ngày và nhất là buổi tối. Rắn, thằn lằn được đặt riêng trong các túi vải sâu.
Những mẫu quan sát hoặc thu được chụp ảnh, ghi chép đặc điểm màu sắc tự nhiên, tóm tắt hình thái, trạng thái khi bị bắt của chúng và xác định thời gian, độ cao, tọa độ điểm khảo sát (lưu số liệu vào máy). Bảo quản túi đựng LCBS trong bóng râm, nơi mát mẻ, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
+ Xử lí mẫu vật:
Đeo nhãn thực địa: Mỗi mẫu có 1 nhãn thực địa, trên đó ghi thông tin về số hiệu mẫu, thời gian (ngày) và địa điểm thu mẫu. Nhãn được ghi bằng bút chì hoặc bút bi mực dạng gel màu đen không bị mờ trong dung dịch định hình và bảo quản. Nhãn được đeo vào chân sau của LC, thằn lằn; vào cổ hoặc đút vào miệng với rắn.
Định hình mẫu: Giữ mẫu ở trạng thái tự nhiên, tiêm bổ sung cồn vào bụng,
đùi với tiêu bản lớn. Xếp mẫu vào hộp nhựa, tưới cồn 90o vào lớp giấy ướt lót ở
dưới hộp và giấy ướt phủ phía trên, đậy kín nắp. Với LC sử dụng cồn 70o, BS sử
dụng cồn 90o, sau đó chuyển vào ngâm trong dung dịch bảo quản cồn 60o-70o để
trong phòng thí nghiệm để phân tích và phân loại.
- Phương pháp phỏng vấn:
+ Phỏng vấn để lựa chọn địa điểm khảo sát: phỏng vấn cán bộ của các cơ quan quản lí và chính quyền (trạm kiểm lâm, UBND xã) để nắm bắt được điều kiện tự nhiên cụ thể từng vùng trong KVNC, trạng thái rừng, tác động của con người đến rừng, sông suối và LCBS.
+ Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là những người dân trong vùng, trực tiếp đi bắt LCBS và tiếp xúc nhiều với rừng.
3.5.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Định loại mẫu vật: Trên cơ sở dữ liệu thu thập được trên thực địa và dữ liệu thu thập khi phân tích mẫu vật trong phòng thí nghiệm, định loại mẫu theo các tài liệu của Bourret (1942 [92], 1943 [93], 2009 [95]), Đào Văn Tiến (1977 [45], 1979 [47], 1981 [48], 1982 [49]), Nguyễn Văn Sáng (2007) [40], David et al. (2012) [63], Manthey &Grossmann (1997) [97],...
- Phương pháp phân tích mẫu vật: Phân tích các đặc điểm hình thái của mẫu. Các hình 3.1- 3.9 minh họa cho một số đặc điểm hình thái và cách đo đếm mẫu LCBS.
Hình 3.1. Bàn chân lưỡng cư không đuôi
Hình 3.2. Số đo lưỡng cư không đuôi
1.Lỗ mũi; 2.Mắt; 3.Màng nhĩ; 4.Gờ sau mũi; 5.Mí mắt trên;
6.Rộng mí mắt trên; 7.Gian mí mắt; 8.Gian mũi; 9.Khoảng cách trước mắt;
10.Khoảng cách mút mõm-mũi; 11.Khoảng cách mút mõm-mắt;
12. Đường kính mắt;13.Đường kính màng nhĩ; 14.Dài thân; 15.Rộng đầu;
16.Lỗ huyệt; 17.Dài đùi; 18.Dài ống chân; 19.Đùi; 20.Ống chân; 21.Cổ chân;
22.Dài củ bàn trong; 23.Dài bàn chân; 24.Đường kính đầu ngón chân IV.
Hình 3.3. Tấm đầu của rắn
A. Nhìn trên; B. Nhìn bên; C. Nhìn dưới.
F. Tấm trán; G. Vảy họng; In. Tấm gian mũi; T. Vảy thái dương; L. Tấm má;
SL. Tấm mép trên; IL. Tấm mép dưới; V. Vảy bụng; M. Tấm cằm; MA. Tấm sau cằm trước; MP. Tấm sau cằm sau; Pf. Tấm trước trán; R. Tấm mõm; N. Tấm mũi;
Hình 3.4. Các loại vảy lưng ở rắn
(Trần Kiên, Nguyễn Quốc Thắng, 1980)
a. Vảy lưng có gờ; b. Vảy lưng nhẵn.
Hình 3.5. Cách đếm số hàng vảy thân
(Theo Manthey & Grossmann, 1997)
a. Đếm xiên; b. Đếm theo hình chữ V; c. Đếm so le.
Hình 3.6. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và tấm hậu môn
(Theo Manthey& Grossmann, 1997)
Hình 3.7. Các tấm trên đầu ở thằn lằn (Mabuya)
(Theo Manthey & Grossmann, 1997)
1. Trán; 2. Trước trán; 3. Trán-mũi; 4. Mũi; 5. Trên mũi; 6. Mõm; 7. Má; 8. Sau mũi;
9. Trên ổ mắt; 10. Trán đỉnh; 11. Gian đỉnh; 12. Đỉnh; 13. Gáy; 14. Trước ổ mắt;
15. Trên mi; 16. Mép trên; 17. Cằm; 18. Sau cằm; 19. Mép dưới; 20. Thái dương;
21. Họng; 22. Màng nhĩ.
Hình 3.8. Lỗ tai thằn lằn (theo Bourret, 1943)
a. Gekko gecko (lỗ tai dài và sâu); b. Mabuya longicaudata (lỗ tai tròn và sâu);
c. Tropidophorus bermorei (màng nhĩ nông); d. Lygosoma quadrupes (lỗ tai rất nhỏ);
e. Dibamus bourreti (tai và mắt ẩn dưới vảy).
Hình 3.9. Mắt thằn lằn (theo Bourret, 1943)
a. Gekko gecko (không có mí động); b. Lygosoma quadrupes (mí dưới có vảy);
c. Mabuya longicaudata (mí dưới có vảy lớn, trong suốt); d. Emoia laobaoensis
3.5.2.3. Phương pháp kế thừa
Sưu tầm các tài liệu công bố về LCBS ở KVNC, ở Việt Nam và các nước xung quanh (như Trung Quốc, Lào,…).
3.5.2.4. Phương pháp xử lí số liệu
- Sử dụng phần mềm MS-Excel trong Microsoft Office 2010.
- Sử dụng phần mềm PAST Statistics (Hammer et al., 2001) phân tích hệ số tương đồng Dice và mối quan hệ địa lí – động vật giữa các khu vực [64].
Để phân tích hệ số tương đồng, chúng tôi mã hóa thông số (loài) có mặt là 1 và không có mặt là 0. Chỉ số Sorensen-Dice được dùng để so sánh về thành phần loài LCBS giữa Y Tý với các KBT lân cận theo công thức:
2 d 2 jk M M N
Trong đó: d jk là hệ số tương đồng giữa hai khu vực j và k; M là số loài xuất
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN