5. Đóng góp của đề tài
4.5.2. xuất hướng bảo tồn LCB Sở KVNC
Căn cứ vào tình hình thực tiễn và đánh giá các nhân tố tác động ở phần trên, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị đối với công tác bảo tồn các loài LCBS ở KVNC như sau:
- Bảo tồn sinh cảnh:
Để bảo tồn sinh cảnh sống, tránh việc chia cắt các quần thể LCBS, trước hết cần tăng cường tuần tra, xử lí vi phạm, phòng chống cháy rừng, đặc biệt là khu rừng già Y Tý với hơn 1.000 ha. Hàng năm xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, kiện toàn ban chỉ đạo, thành lập các tổ xung kích, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng; xây dựng kế hoạch họp thôn tuyên truyền; chặt chẽ phối hợp giữa chính quyền địa phương, kiểm lâm, công an và dân quân.
Trồng lại rừng bị chặt phá ở cả vùng lõi và vùng đệm nằm sát vùng lõi bằng các loài cây bản địa. Theo dõi sự phục hồi của rừng trồng để có can thiệp kĩ thuật phù hợp. Khoanh vùng nơi giàu tài nguyên động, thực vật để lập các chốt chặn, tuyến tuần tra thường xuyên.
- Bảo tồn loài: Hạn chế tối đa tình trạng săn bắt vì mục đích thương mại
đối với các loài LCBS có giá trị bảo tồn, như: Quasipaa spinosa, Quasipaa
verrucospinosa, Odorrana chapaensis, Rhacophorus feae, Ptyas korros.
- Phát triển nghiên cứu khoa học, điều tra và giám sát LCBS trong tự nhiên. Cần thúc đẩy những nghiên cứu khoa học chuyên sâu bằng việc cử cán bộ đi đào tạo và thực hiện nghiên cứu ngay tại địa phương, tiếp xúc khoa học và khuyến khích sự tham gia nghiên cứu của các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu (như Đại học Sư Phạm, Đại học Nông - Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật,...). Các hướng nghiên cứu vẫn còn rất rộng
mở trên tất cả các lĩnh vực, riêng về LCBS có thể theo các mũi nghiên cứu như: Thu thập nguồn giống các loài đặc hữu, quý hiếm để đưa vào nuôi trong điều kiện bán tự nhiên, dự trữ nguồn gen; điều tra, giám sát các quần thể LCBS quan trọng, thành phần các nguồn nước mặt, nguồn thức ăn;nghiên cứu cải tạo, mở rộng SC cho LCBS; biến động của khu hệ LCBS trước các tác động môi trường như sự biến đổi khí hậu, hoạt động của con người, sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai...
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng: Xây dựng chương trình giáo dục cộng đồng, học sinh địa phương thông qua các phương thức tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền có thể bằng tiếng phổ thông, tốt nhất bằng tiếng dân tộc riêng của đồng bào. Nâng cao nhận thức cho người dân về pháp luật, chính sách của Nhà nước, giúp người dân nhận ra được tầm quan trọng của rừng và vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng.
- Giáo dục trong nhà trường: Thế hệ trẻ rất dễ tiếp thu những kiến thức mới về khoa học và môi trường nên cần được giáo dục thường xuyên, từ sớm nhằm hình thành thái độ tích cực với việc bảo vệ thiên nhiên, phản đối việc xâm hại môi trường. Nội dung này được thực hiện thông qua việc tích hợp trong các bộ môn sinh học, địa lí, giáo dục công dân; các cuộc thi tìm hiểu, ngoại khóa; các phong trào hưởng ứng trong học đường (như: Tết trồng cây,...) - Xây dựng các bảng tuyên truyền: bảng có nội dung là danh mục các loài thực vật, động vật cấm săn bắt, buôn bán, vận chuyển theo quy định và chế tài xử phạt; vị trí đặt là chỗ thoáng dọc trục đường giao thông chính của xã, đường chính đi vào thôn bản để thu hút sự chú ý của người dân.
- Giải pháp về lâu dài là tạo kế sinh nhai bền vững cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng núi.
Trước tiên là xây dựng các đề án phát triển vườn rừng ở các vùng đệm để cung cấp gỗ, củi đun, lâm sản phi gỗ,… cho người dân địa phương. Từ đó sẽ hạn chế được tối ưu nạn phá rừng, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. Khuyến khích người dân cùng tham gia xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lí tài nguyên rừng, như chương trình tái định cư cho người dân từ vùng lõi ra vùng đệm, phát triển ngành nghề để ổn định sinh kế nơi ở mới.
Đẩy mạnh thực hiện chính sách giao đất, giao rừng; tăng diện tích đất sản xuất cho các hộ gia đình tại các thôn bản ở vùng đệm. Áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt trên diện tích rừng được giao.
Xây dựng mô hình, khuyến khích người dân nuôi một số loài LCBS có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu địa phương và các vùng lân cận như: Ếch đồng, rắn ráo,… Đồng thời, quy hoạch phát triển đàn gia súc, nâng cao đời sống nhân dân, tránh gây áp lực đối với rừng.
Quy hoạch diện tích đất trồng cây dược liệu quý hiếm, hạn chế việc tự ý vào rừng thu hái của ngươi dân địa phương.
Phát triển ngành du lịch: Bằng vẻ đẹp tự nhiên sẵn có, với khí hậu ôn hòa, kết hợp với sự đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc, nơi đây đã trở thành một điểm du lịch tiềm năng của miền Bắc. Chính vì vậy, các dự án phát triển kinh tế du lịch là cơ hội để xóa nghèo bền vững cho người dân vùng cao nguyên Y Tý.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Về thành phần loài
- Xác định được ở KVNC có 35 loài LCBS, thuộc 32 giống, 12 họ và 2 bộ. Trong đó có 18 loài LC thuộc 15 giống, 7 họ, 1 bộ và 17loài BS thuộc 17 giống, 5 họ, 1 bộ.
- So sánh chỉ số tương đồng (Dice index) về đa dạng loài giữa KVNC với các khu vực khác Tây Bắc. Mức độ tương đồng cao nhất là giữa KVNC với Sa Pa (djk = 0,32468), sau đó là Mường Nhé (djk = 0,28571) và thấp nhất là với Copia - Sốp Cộp (djk = 0,25157).
- Giá trị bảo tồn: Có 5 loài trong đó: 3 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 3 loài trong Danh lục Đỏ IUCN 2015 và không có loài nào theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Về phân bố
- Phân bố theo sinh cảnh: LCBS phân bố nhiều nhất ở rừng thường xanh ít bị tác động: 23 loài (chiếm 65,71%). Tiếp đến là rừng thứ sinh đang phục hồi có 16 loài (45,71%) và ít nhất là sinh cảnh khu DC - đất nông nghiệp với 13 loài (37,14%).
- Phân bố theo nơi ở: LCBS phân bố nhiều nhất ở trên mặt đất với 21 loài (60,00%), tiếp đến ở trên cây với 13 loài (37,14%), sau đó là ở hang hốc với 11 loài (31,43%) và ít nhất là ở nước 10 loài (28,57%).
- Phân bố theo độ cao: Đa số các loài LCBS phân bố ở đai cao dưới 1.600 m (34 loài, chiếm 97,14%). Sự đa dạng thành phần loài giảm hẳn ở độ cao trên 1.600 m (9 loài, chiếm 25,71%).
3. Các mối đe dọa làm suy giảm đa dạng LCBS ở KVNC bao gồm: mất và suy thoái SC sống do khai thác gỗ - lâm sản, xâm lấn đất rừng - phát nương làm rẫy; sự săn bắt LCBS quá mức để làm thực phẩm và để bán.
4. Đề xuất 7 giải pháp nhằm bảo tồn động vật nói chung: Bảo tồn sinh cảnh; bảo tồn loài; phát triển nghiên cứu khoa học - điều tra giám sát;tuyên truyền giáo dục qua cộng đồng; giáo dục trong nhà trường; xây dựng các bảng tuyên truyền; phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững cho địa phương.
KIẾN NGHỊ
1. Tiếp tục điều tra để có số liệu đầy đủ hơn về thành phần loài LCBS ở KVNC, nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái các loài LCBS, nhất là các loài quý hiếm để làm cơ sở cho bảo tồn đa dạng sinh học, chăn nuôi các loài có giá trị.
2. Đề nghị các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp cấp phép, khuyến khích nghiên cứu và triển khai nhân nuôi các loài có giá trị kinh tế trong vùng đệm của dự án thành lập KBTTN Bát Xát, để giảm áp lực săn bắt trong tự nhiên.
3. Đẩy mạnh công tác quản lý, nghiêm cấm săn bắt các loài quý hiếm và bảo vệ SC sống, giảm thiểu tác động của con người đến các quần thể LCBS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Phạm Văn Anh (2015), Nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát ở hai Khu bảo tồn
thiên nhiên Sốp Cộp và Copia tỉnh Sơn La, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(2007), Sách đỏ Việt Nam (Phần động vật), Nxb KHTN và Công nghệ, Hà
Nội, trg. 219-276.
3. Lê Xuân Cảnh, Hà Quý Quỳnh, Đặng Huy Phương (2007), "Kết quả nghiên
cứu đa dạng sinh học ở tỉnh Thái Nguyên", Báo cáo Hội nghị khoa học
toàn quốc lần thứ hai về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 192-199.
4. Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Hà Quý Quỳnh (2013), "Xây dựng
cơ sở dữ liệu các loài động vật có nguy cơ bị đe dọa ở Việt Nam năm
2013", Báo cáo khoa học Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 5 về sinh
thái và tài nguyên sinh vật (Hà Nội 18/10/2013), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 391-395.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-
CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
6. Hồ Thu Cúc, Nikolai Orlov (2000), "Giống ếch cây (Rhacophorus) của
Việt Nam", Tạp chí sinh học, 22(15), tr. 34-40.
7. Hồ Thu Cúc, Nikolai Orlov (2001), "Giống ếch cây sần Theloderma
(Anura: Rhacophoridae) của Việt Nam", Tuyển tập các công trình nghiên
cứu sinh thái học và tài nguyên sinh vật 1996-2000, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.162-165.
8. Phạm Thị Kim Dung, Nguyễn Quảng Trường, Lưu Quang Vinh (2015), "Ghi
nhận mới của các loài ếch nhái (Amphibia) ở tỉnh Bắc Kạn", Báo cáo khoa
học Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6 về sinh thái và tài nguyên sinh vật (Hà Nội 21/10/2015), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,tr. 39-44.
9. Lê Trung Dũng (2015), Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, Luận án tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
10. Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Hữu Thắng (2013), "Nghiên cứu, đánh giá hiện
trạng đa dạng thành phần loài động vật hoang dã có xương sống (thú, chim, bò sát, ếch nhái) góp phần làm cơ sở khoa học đề xuất nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc thành Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén thuộc
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng", Báo cáo khoa học Hội nghị khoa học
toàn quốc lần thứ 5 về sinh thái và tài nguyên sinh vật (Hà Nội 18/10/2013), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 517-524.
11. Đặng Huy Huỳnh, Đinh Văn Hùng, Nguyễn Hữu Thắng (2015), "Đa dạng
động vật rừng (thú, chim, bò sát, ếch nhái) tỉnh Cao Bằng", Báo cáo khoa
học Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6 về sinh thái và tài nguyên sinh vật (Hà Nội 21/10/2015), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 607-613.
12. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981), trong "Kết quả điều tra
cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam", Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, tr. 365-427.
13. Trương Văn Lã, Trịnh Việt Cường, Đoàn Văn Kiên, Nguyễn Trường Sơn
(2007), "Bước đầu ghi nhận các loài động vật rừng quý hiếm ở Tam Tao, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn", Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 392-397.
14. Phùng Ngọc Lan, Phan Nguyên Hồng, Triệu Văn Hùng, Nguyễn Nghĩa
Thìn, Lê Trần Chấn (2006), "Hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam", Cẩm
nang ngành lâm nghiệp, Dự án GTZ-REFAS, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác.
15. Ma Ngọc Linh, Hoàng Văn Ngọc (2015), "Ghi nhận mới phân bố các loài
thằn lằn (Squamata: Sauria) và rắn (Squamata: Serpentes) ở tỉnh Bắc Kạn",
Báo cáo khoa học Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6 về sinh thái và tài nguyên sinh vật (Hà Nội 21/10/2015), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 208-213.
16. Lê Nguyên Ngật (1995), "Một số nhận xét về thành phần các loài ếch nhái
ở rừng Tam Đảo", Tạp chí sinh học, 17(4), tr. 14-16.
17. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (2001), "Thành phần loài ếch
nhái, bò sát ở vùng núi Sa Pa, Lào Cai", Tạp chí Sinh học, 23(4), tr. 24-30.
18. Lê Nguyên Ngật, Hoàng Văn Ngọc (2004), "Về thành phần loài lưỡng cư,
bò sát ở vùng Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên", Báo cáo khoa học Hội nghị
toàn quốc 2004 về những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, định hướng Nông Lâm nghiệp miền núi, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, tr. 177-180.
19. Lê Nguyên Ngật, Đoàn Văn Kiên, Hoàng Văn Ngọc (2005), "Thành phần
loài lưỡng cư, bò sát ở vùng Hồ Núi Cốc và khu vực Thần Xa- Phượng
Hoàng, tỉnh Thái Nguyên", Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc 2005 về
những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, tr. 1000-1002.
20. Lê Nguyên Ngật (2007), Đời sống các loài lưỡng cư và bò sát, Nxb Giáo dục.
21. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Đức Hùng, Cấn Thị Thu Trang, Hoàng Văn
Ngọc (2007), "Kết quả khảo sát lưỡng cư, bò sát ở Chiêm Hóa, Na Hang
và Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang", Tạp chí khoa học(Các khoa học tự
nhiên) (trường ĐHSP Hà Nội), Số 1, tr. 100-106.
22. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Quảng Trường, Hoàng Văn
Ngọc (2007), "Lưỡng cư, bò sát ở vùng núi các tỉnh Hà Giang, Tuyên
Quang và Thái Nguyên", Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc 2007 về
những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, tr.122-125.
23. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng, Trần Thanh Tùng, Ngô Cao Thắng
(2007), "Phân bố của các loài ếch nhái (Amphibia) và bò sát (Reptilia) theo
sinh cảnh và độ cao ở vùng núi Yên Tử", Báo cáo Hội nghị khoa học toàn
quốc lần thứ hai về sinh thái và tài nguyên sinh vật (Phần khu hệ động vật - thực vật; sinh thái học và môi trường), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 513- 518.
24. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng, Hoàng Văn Ngọc (2008), "Tài nguyên
ếch nhái và bò sát ở KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La", Tạp chí khoa học,
Nxb Đại học Huế, 49, tr. 85-94.
25. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng, Trần Thanh Tùng (2008), "Một số đặc
điểm hình thái và sinh học của thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilusus Ahl,
1930) trong điều kiện nuôi", Tạp chí sinh học, 30(3), tr. 58-64.
26. Lê Nguyên Ngật, Lê Thị Lý, Trần Thanh Tùng, Hoàng Văn Ngọc (2009),
“Hiện trạng lương cư, bò sát ở vùng Đông Bắc Việt Nam”, Hội thảo quốc
gia lần thứ II, Kỷ yếu hội thảo quốc gia lần thứ II - Môi trường và phát triển bền vững, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, tr. 113-124.
27. Lê Nguyên Ngật, Lê Thị Ly, Hoàng Văn Ngọc (2011), "Lưỡng cư, bò sát
ở khu vực Tây Bắc Việt Nam", Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên
sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 4, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 513-518.
28. Hoàng Văn Ngọc, Hồ Thị Loan, Nguyễn Giang Sơn, Lê Nguyên Ngật
(2009), "Đa dạng di truyền và một số đặc điểm sinh học của Thạch sùng
đuôi dẹp Hemidactylus garnotii Duméril & Bibron, 1836 ở vùng Đông Bắc
Việt Nam", Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở
Việt Nam lần thứ nhất, Nxb Đại học Huế, Huế, tr. 93-99.
29. Hoàng Văn Ngọc, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Đức Hùng (2009), "Ghi nhận
vùng phân bố mới của hai loài thằn lằn Plestiodon quadrilineatus(Blyth,
1853) và Plestiodon tamdaoensis (Bourret, 1937) (Squamata: Scincidae) ở
Việt Nam", Tạp chí sinh học, 31(4), tr. 6-10.
30. Hoàng Văn Ngọc (2011), Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở ba tỉnh Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Luận án tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
31. Hoàng Văn Ngọc, Phạm Đình Khánh (2015), "Các loài bổ sung cho danh lục lưỡng cư, bò sát tỉnh Thái Nguyên được ghi nhận ở khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng", Báo cáo khoa học Hội nghị khoa học toàn
quốc lần thứ 6 về sinh thái và tài nguyên sinh vật (Hà Nội 21/10/2015), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 249-254.