Phân bố theo nơi ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của lưỡng cư, bò sát trong một số sinh cảnh tại xã y tý, huyện bát xát, tỉnh lào cai​ (Trang 53 - 57)

5. Đóng góp của đề tài

4.3.2. Phân bố theo nơi ở

Dựa vào thực tế cư trú của LCBS khi khảo sát thực địa, chúng tôi chia nơi ở của chúng trong KVNC thành 4 tầng: nước, hang - hốc cây - khe đất đá, trên mặt đất và trên cây. Sự phân chia này phù hợp với mô tả đặc điểm sinh thái LCBS theo nơi ở của Lê Nguyên Ngật [20]. Số loài và tỉ lệ số loài LCBS phân bố ở từng nơi ở được thống kê trong bảng 4.6 và biểu đồ 4.2.

Bảng 4.6. Sự phân bố các bậc phân loại của LCBS theo nơi ở

Nơi ở Nước

Hang, hốc cây,

khe đất đá Trên mặt đất Trên cây Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Loài LC 8 44,44 9 50,00 12 66,67 6 33,33 Loài BS 2 11,76 2 11,76 9 52,94 7 41,18 Loài LCBS 10 28,57 11 31,43 21 60,00 13 37,14 Giống LC 5 33,33 8 53,33 9 60,00 6 40,00 Giống BS 2 11,76 2 11,76 9 52,94 7 41,18 Giống LCBS 7 21,88 10 31,25 18 56,25 13 40,63 Họ LC 2 28,57 5 71,43 5 71,43 3 42,86 Họ BS 1 20,00 2 40,00 4 80,00 4 80,00 Họ LCBS 3 25,00 7 58,33 9 75,00 7 58,33

- Ở nước:bao gồm các môi trường nước ao, ruộng lúa, suối, khe nước tự nhiên dẫn vào suối, khe nước dẫn vào ruộng và dẫn nước sinh hoạt. Nguồn thức ăn cho LC là nhện, côn trùng rơi xuống nước, ấu trùng của côn trùng, ốc, cua nhỏ, LC bé và nòng nọc,... tuy nhiên không phong phú. Đa số loài LC chỉ xuống nước sinh đẻ hoặc tránh kẻ thù.

Ở đây có 10 loài LCBS (chiếm 28,57% số loài LCBS ở KVNC), thuộc 7 giống (21,88% số giống), 3 họ (25% số họ), trong đó có: 8 loài LC (44,44% số loài LC ở KVNC) thuộc 5 giống (33,33% số giống LC), 2 họ (28,57% số họ LC) gồm họ Dicroglossidae và Ranidae (đều có 4 loài). 2 loài BS (11,76% số loài BS) thuộc 2 giống (11,76% số giống BS), 1 họ (20% số họ BS) là họ Colubridae.

Một số loài đặc trưng: Fejervarya limnocharis, Limnonectes sp., Quasipaa

spinosa, Quasipaa verrucospinosa, Babina chapaensis, Odorrana chapaensis,

Odorrana morafkai, Odorrana nasica, Xenochrophis flavipunctatus,

Plagiopholis delacouri.

Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ số loài LCBSphân bố trong từng nơi ở tại KVNC (%)

- Ở hang, hốc cây, khe đất đá: bao gồm những nơi sống tự nhiên trong lòng đất, khe trong vách núi, hốc trên thân cây sống hoặc cây đổ, thảm mục trên mặt đất. Đây có thể là nơi trú ẩn tạm thời, kiếm ăn hoặc nơi ở của LCBS.

Thống kê ở đây có 11 loài LCBS (31,43% số loài LCBS ở KVNC) thuộc 10 giống (31,25% số giống), 7 họ (58,33% số họ) trong đó có: 9 loài LC (50,00% số loài LC ở KVNC) thuộc 8 giống (53,33% số giống LC), 5 họ (71,43% số họ LC) gồm họ Bufonidae (1 loài), Megophryidae (1 loài), Microhylidae (1 loài), Dicroglossidae (4 loài), Ranidae (2 loài). 2 loài BS (11,76% số loài BS ở KVNC) thuộc 2 giống (11,76% số giống BS), 2 họ (40% số họ BS) là Colubridae và Viperidae (mỗi họ đều chỉ có 1 loài).

- Trên mặt đất: là môi trường sống thích hợp cho nhiều loài LCBS vì mặt đất có diện tích rộng nhất và cũng là vùng hoạt động của rất nhiều nhóm động vật là thức ăn (chuột, thú nhỏ, côn trùng, rắn săn cả LC và BS khác, đôi khi có cả chim), tính chất cảnh quan bề mặt đất rất đa dạng (bãi ẩm trống phủ cỏ thấp, bờ ruộng, bờ ao, đất đá lộ ra trong lòng và ven suối, gốc cây, cành lá rụng ở nền rừng) thuận lợi cho LCBS trong việc di chuyển, ngụy trang bắt mồi và lẩn tránh kẻ thù. Đối với BS, chúng có những đặc điểm thích nghi với việc di chuyển và sống trên mặt đất như thân thuôn dài, chân khỏe và cân đối, đuôi dài và nhỏ giúp chúng chạy nhanh trên mặt đất như (họ Lacerta) hoặc có chi tiêu giảm (rõ ràng nhất là rắn) để thích nghi với sinh cảnh sống rậm rạp.

Có 21loài (60,00% số loài LCBS) thuộc 18 giống (56,25% số giống), 9 họ (75% số họ), trong đó: 12 loài LC (66,67% số loài LC) thuộc 9 giống (60% số giống LC), 5 họ (71,43% số họ LC) bao gồm họ Bufonidae (1 loài), Megophryidae (3 loài), Microhylidae (1 loài), Dicroglossidae (3 loài), Ranidae (4 loài). BS có 9 loài (52,94% số loài BS) thuộc 9 giống (52,94% số giống BS), 4 họ (80% số họ BS):Lacertidae (1 loài), Scincidae (1 loài), Colubridae (5 loài), Viperidae (2 loài).

Một số loài đặc trưng: Takydromus cf. kuehnei, Tropidophorus boehmei,

Orthriophis taeniurus, Rhabdophis subminiatus, Sinonatrix percarinata,... - Ở trên cây: Bao gồm các loài LCBS cư trú, hoạt động trên những bộ phận khác nhau (thân, cành, lá) nằm tách biệt hẳn khỏi mặt đất (trừ hốc cây), kể cả cành khô, bờ rào, vách tường, vách đá dốc. Các loài LC ở cây (như Hyla annectans,

Rhacophorus feae,…) có cấu tạo đặc biệt thích hợp cho sự leo trèo, bám vào lá, vào thân cây như giác bám ở đầu ngón chân, có tuyến dính, có sụn trung gian giữa 2 đốt đầu tiên của ngón chân giúp chúng bám chặt vào cành, lá [20]. Đối với BS, để leo nhanh lên cây, nhiều loài nhông, thằn lằn có chi khỏe, ngón dài, có vuốt sắc (như

Acanthosaura lepidogaster, Pseudocalotes brevipes); nhiều loài rắn có thân nhỏ và

các loài bò sát nhìn chung khá phong phú (gặm nhấm nhỏ, chim, dơi, côn trùng, LCBS khác), trong khi nguồn thức ăn cho LC thậm chí ít phong phú hơn cả môi trường nước (chủ yếu là sâu bọ, nhện). Do đó, số lượng loài và tỉ lệ BS ở nơi này tương đối lớn (7 loài, chiếm 41,18% số loài BS), còn LC kém đa dạng nhất trong 4 nơi ở (6loài, chiếm 33,33% số loài LC).

Tổng cộng có 13 loài LCBS (chiếm 37,14% số loài LCBS) thuộc 13 giống (40,63% số giống), 7 họ (58,33% số họ). 6 loài LC kể trên thuộc 6 giống LC (40% số giống LC), 3 họ (42,86% số họ LC), gồm họ Hylidae (1 loài), Ranidae (1 loài), Rhacophoridae (4 loài). 7 loài BS thuộc 7 giống (41,18% số giống BS), 4 họ (80% số họ BS), gồm Agamidae (2 loài), Scincidae (1 loài), Colubridae (3loài), Viperidae (1 loài).

Một số loài đặc trưng: Hyla annectans, Gracixalus gracilipes, Polypedates

megacephalus, Rhacophorus feae, Pareas hamptoni, Viridovipera stejnegeri,...

* Nhận xét:

LC tập trung nhiều nhất ở trên mặt đất với 12 loài (chiếm 66,67% số loài LC), tiếp đến ở hang - hốc cây - khe đất đá9 loài (50,00%), ở nước 8 loài (44,44%) và thấp nhất là ở trên cây với 6 loài (33,33%). BS tập trung nhiều nhất ở trên mặt đất với 9 loài (chiếm 52,94% số loài BS) và trên cây với7 loài (41,18%), ít hơn cả là ở nước và hang - hốc cây - khe đấtđá đều chỉ có 2 loài (11,76%). Biến động về giống của LC và của BS có xu hướng tương tự.

LCBS phân bố nhiều nhất ở trên mặt đất với 21 loài (60,00%), tiếp đến ở trên cây với 13 loài (37,14%), sau đó là ở hang hốc với 11 loài (31,43%) và ít nhất là ở nước 10 loài (28,57%). Sự phân chia môi trường sống thành nhiều tầng sống sẽ đảm bảo về nơi ở và thức ăn trong cùng một loài hay khác loài, đảm bảo sự đa dạng LCBS ở KVNC.

Tỉ lệ số loài BS và LC trung bình cho KVNC là 0,94. Tỉ lệ này cao nhất là ở trên cây (1,17), trên mặt đất (0,75), thấp nhất là ở nước (0,25) và ở hang, hốc, khe đất đá (0,22),phù hợp với đặc điểm sinh học, sinh thái của từng lớp (BS chủ yếu trên cạn, thích nghi thứ sinh ở nước; LC ưa nơi ẩm ướt).

Phân bố của LCBS phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của môi trường. Số tầng sống (nơi ở) tỉ lệ nghịch với số loài có mặt ở các tầng đó, cụ thể: không có loài nào phân bố ở cả 4 nơi ở, 6 loài sống ở 3 nơi ở, 8 loài sống ở 2 nơi ở, 21 loài

chỉ sống ở 1 nơi ở. Trong đó, 6 loài có nơi ở đa dạng nhất (3 tầng) là: Fejervarya

limnocharis,Quasipaa spinosa, Quasipaa verrucospinosa, Babina chapaensis,

Odorrana chapaensis, Odorrana morafkai. Trên cây là nơi sống có nhiều loài phân bố hẹp nhất chỉ 1 nơi ở (có 12 trong 35 loài - chiếm tỉ lệ 34,29%), đây cũng là những loài dễ bị ảnh hưởng nhất từ việc khai thác rừng. Các tác động tới SC sống, chặt phá rừng, đốt nương, mở rộng khu cư trú DC, săn bắt động vật hoang dã làm thu hẹp nơi ở, suy giảm thành phần loài LCBS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của lưỡng cư, bò sát trong một số sinh cảnh tại xã y tý, huyện bát xát, tỉnh lào cai​ (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)