Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trên thế giới đã áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào việc nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm và cải thiện giá trị gia tăng cho các sản phẩm cũng như đem lại lợi nhuận hơn cho các bên tham gia. Trong thập niên 80 và 90 trên thế giới người ta quan tâm nhiều đến chuỗi giá trị, đặc biệt là quản lý chuỗi cung cấp. Nguyên tắc cơ bản của chuỗi giá trị trong giai đoạn hiện nay rất đơn giản và dễ hiểu đó là chuỗi giá trị quan tâm đến việc chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia để giảm chi phí về mặt thời gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng giá trị cho sản phẩm đó.

Tại Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều các nghiên cứu về chuỗi giá trị nhằm đưa ra các phân tích, đánh giá các tác nhân để nâng cao giá trị gia tăng trong các khâu của chuỗi. Đã có một số nghiên cứu về chuỗi giá trị bưởi tại các địa phương như:

Nghiên cứu chuỗi giá trị cho bưởi Vĩnh Long, được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Axis Research, năm 2006. Nghiên cứu này không chỉ giúp cho tỉnh Vĩnh Long có một sự bao quát và hệ thống về sản phẩm và thị trường tiêu thụ mà còn giúp cho các tổ chức quốc tế có thể có các chương trình giúp đỡ phù hợp cho bưởi Vĩnh Long phát triển trong thời gian tiếp theo thông qua kết quả phân tích chuỗi, các quan hệ gắn kết, ảnh hưởng trong từng cơ cấu, các điểm yếu cần thay đổi. Nghiên cứu thị trường Đông Âu và Nhật Bản để xuất khẩu bưởi Năm Roi của doanh nghiệp Hoàng Gia tỉnh Vĩnh Long để góp phần xuất khẩu mỗi năm hang ngàn tấn sản phẩm bưởi Năm Roi vào các thị trường khó tính này.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương, 2014 về Phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tình Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế nông nghiệp đã cho thấy rằng sự phát triển cùa các giống bưởi theo hướng hàng hóa là xu hướng tất yếu và đưa ra 6 nhóm giải pháp để phát triển các loại bưởi của Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa trong đó có nhóm giải pháp về phát triển chuỗi giá trị bền vững

Nghiên cứu của Hoàng Thị Bích Diệp, 2015 về Phân tích chuỗi giá trị mặt hàng cam Hàm Yên tại tỉnh Tuyên Quang, luận văn thạc sĩ tại Đại học kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trong nghiên cứu đã đưa ra thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị cam tại Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang và phân tích chuỗi giá trị thông qua sơ đồ chuỗi và sự phân phối lợi ích những người tham gia chuỗi. Nguyên cứu cũng đã đưa ra những giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cam như các giải pháp từ tác nhân của chuỗi.

Các nghiên cứu này đưa ra một số kết luận chung như sự tăng lên về diện tích và chất lượng các sản phẩm được cung cấp. Khả năng cung cấp các sản phẩm tăng nhanh trong khi các công tác tiếp thị, quảng bá, thông tin liên lạc cũng như mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo. Mặt khác hoạt động chế biến, bảo quản còn yếu khiến gia tăng lượng hao hụt đồng thời làm giảm giá trị của sản phẩm. Tất cả các thành viên trong chuỗi đều thu được những lợi ích nhất định tuy nhiên việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi chưa

cân xứng. Việc tham gia vào chuỗi cung ứng là xu hướng chung khi mà các đối tác kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn nhằm giảm thiểu rủi ro, và thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.

Trong giới hạn của luận văn thì tác giả thấy chưa có nghiên cứu nào phân tích về chuỗi giá trị bưởi Diễn tại Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ đây cũng là khoảng trống để tác giả nghiên cứu luận văn với nộng dung “Phân tích chuỗi giá trị bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ”.

Bài học kinh nghiệm được rút ra cho phát triển liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm bưởi Diễn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Liên kết chuỗi giá trị là hướng đi đúng đắn cho tất cả các sản phẩm nông nghiệp nông thôn hiện nay vì có liên kết mới nâng cao được giá trị sản phẩm nông nghiệp bền vững. Qua kinh nghiệm học tập tại các địa phương có điều kiện tự nhiên tương tự như huyện Thanh Sơn bài học kinh nghiệm về phát triển chuỗi giá trị bưởi Diễn huyện Thanh Sơn được rút ra như sau:

Có sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, mỗi địa phương có một Ban chỉ đạo phân công rõ ràng về trách nhiệm, tạo sự liên kết, phối hợp chặt chẽ các bên liên quan

Đối với chuỗi giá trị sản phẩm có tiềm năng thị trường nhưng còn sơ khai chưa phát triển, sự hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả ban đầu từ tổ chức tư vấn phát triển, kết hợp với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị địa phương và nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông địa phương để hỗ trợ thường xuyên cho các tác nhân trong chuỗi giá trị là điều kiện quan trọng để thành công.

Việc tổ chức người sản xuất thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã kinh doanh có sự liên kết chặt chẽ với công ty chế biến và xuất khẩu trong việc sản xuất hàng hóa theo một quy trình thống nhất đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu là hướng đi tốt đang được phát huy.

Việc tổ chức sản xuất thực hành nông nghiệp sạch VietGAP/ GlobalGAP để đảm bảo yêu cầu của thị trường, đảm bảo mối liên hệ khăng khít giữa người sản xuất, người tiêu dùng và doanh nghiệp phân phối

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)