Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 37 - 40)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Sơn được chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng thương mại tăng dần, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Bảng 2.2: Tình hình phát triển kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019(Tính theo giá cố định 2010)

Chỉ tiêu Năm 2017 (Tr.đ) Năm 2018 (Tr.đ) Năm 2019 (Tr.đ) So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 Bình quân Tổng GTSX 1.596.660 1.708.500 1.873.900 107,00 109,68 108,33 1. NLN-TS 687.860 720.740 754.200 104,78 104,64 104,71 2. CN - XD 301.870 337.800 375.400 111,90 111,13 111,52 3.TM - DV 606.930 649.960 744.300 107,09 114,51 110,74

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn

Tính theo giá cố định năm 2010, tổng giá trị sản xuất của huyện Thanh Sơn năm 2019 là 1.873.900 triệu đồng cao hơn 277.240 triệu đồng so với năm 2017 với tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2017 - 2019 là 108,33%. Trong đó, giá trị ngành nông lâm nghiệp thủy sản tăng từ 687.860 năm 2017 lên 754.200 năm 2019 với tốc độ phát triển bình quân là 104,71%.

Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện qua bảng 2.3

Qua bảng 2.3 ta thấy giá trị ngành kinh tế trên địa bàn huyện đều biến động qua các năm, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2017 là 2.319.300 triệu đồng đến năm 2019 đã tăng lên 2.795.400 triệu đồng được chia làm 3 ngành:

Bảng 2.3: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn

(Theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng (trđ) Cơ cấu (%) Số lượng (trđ) cấu (%) Số lượng (trđ) cấu (%) Tổng GTSX 2.319.300 100,00 2.450.800 100,00 2.795.400 100,00 1. NLN-TS 1.019.500 43,96 1.004.000 40,97 1.108.200 39,64 2. CN - XD 427.300 18,42 480.100 19,59 551.600 19,73 3.TM - DV 872.600 37,62 966.700 39,44 1.135.600 40,62

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn

Giá trị ngành Nông - lâm - ngư nghiệp năm 2017 là 1.019.500 triệu đồng chiếm 43,96% tổng giá trị sản xuất, đến năm 2019 đã tăng lên 1.108.200 triệu đồng chiếm 39,64 tổng giá trị sản xuất, đã có sự dịch chuyển cơ cấu sang 2 ngành còn lại nhất là ngành thương mại và dịch vụ.

Giá trị ngành Công nghiệp - xây dựng năm 2017 là 427.300 triệu đồng, chiếm gần 19% tổng giá trị sản xuất; năm 2019 tăng lên 551.600 triệu chiếm 19,73% tổng GTSX, tăng bình quân là 13,62%/năm. Đánh giá trung huyện phát triển hướng công nghiệp - xây dựng tốt.

Giá trị ngành dịch vụ năm 2017 là 872.600 triệu đồng chiếm 37,62% tổng GTSX, đây là tỷ lệ rất cao; năm 2019 tăng lên 1.135.600 triệu đồng chiếm 40,62%. Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành thương mại dịch cao do huyện Thanh Sơn có tiềm năng về phát triển dịch vụ. Giá trị tăng bình quân trong 3 năm là 14,08%/năm.

bàn huyện qua đó thể hiện các ngành kinh tế của huyện có sự gia tăng về giá trị ở cả ba ngành trong đó ngành Nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành chủ đạo của huyện, các ngành thương mại- dịch vụ và công nghiệp xây dựng đang có hướng phát triển mạnh.

2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Thanh Sơn

Qua bảng 2.4 ta thấy tình hình dân số và lao động huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019:

Bảng 2.4: Tình hình dân số và lao động huyện Thanh Sơn

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2019 So sánh 2019/2017 +/- %

I. Tổng số nhân khẩu Người 123.170 126.485 3.315 102,69

- Tỷ lệ nữ % 50,33 50,19

- Tỷ lệ khu vực nông thôn % 88,18 88,20

III. Tổng số hộ Hộ 32.453 33.675 1.222 103,77 Số nhân khẩu người 135.262 136.549 1.287 100,95 II. Tổng số lao động LĐ 67.921 70.498 2.577 103,79 Lao động thuộc nhóm

ngành nông lâm thủy sản LĐ 49.175 48.916 -259 99,47

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn

Tổng số hộ của huyện tăng dần qua các năm: năm 2019 so với năm 2017 là 2,29% cụ thể tăng 742 hộ trong đó hộ nông nghiệp chiếm 37,38% giảm 100 hộ so với năm 2017, hộ phi nông nghiệp chiếm 62,62% và tăng 1,00%; năm 2019 so với năm 2018 tổng số hộ trong huyện tăng 1,45%; số hộ tăng bình quân trong 3 năm là 1,87%/năm tương ứng tăng 1.222 hộ/năm; trong đó hộ phi nông hộ phi nông nghiệp có xu hướng giảm.

72% lao động nông nghiệp và gần 27% lao động phi nông nghiệp; lao động phi nông nghiệp có tỷ lệ tăng dần qua các năm, đến năm 2019 lao động phi nông nghiệp huyện tăng lên 2.836 lao động chiếm hơn 30%. Qua đây cho thấy tỷ lệ lao động sản xuất phi nông nghiệp của huyện đang trên đà phát triển, đây chính là lợi thế giúp nền kinh tế huyện phát triển hơn. Nhằm giải quyết việc làm và cho thu nhập ổn định hơn.

Tuy nhiên với cơ cấu lao động như trên, nền kinh tế của huyện vẫn phải dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, và để ổn định vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn bên cạnh đó cần có sự định hướng quy hoạch cho phát triển các ngành kinh tế khác phát huy thế mạnh tài nguyên của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)