Đặc điểm chung về hộ trồng bưởiDiễn điều tra tại huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 50)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.1. Đặc điểm chung về hộ trồng bưởiDiễn điều tra tại huyện Thanh Sơn

3.2.1.1. Đặc điểm cơ bản của hộ trồng bưởi Diễn điều tra tại huyện Thanh Sơn

Để đánh giá thực trạng chuỗi giá trị cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ tác giả đã tiến hành điều tra 150 hộ trồng bưởi tại 3 xã có diện tích bưởi Diễn đã cho thu hoạch nhiều nhất là xã Tất Thắng, xã Tân Lập và xã Tân Minh. Đặc điểm chung của các hộ trồng bưởi Diễn được thể hiện qua bảng 3.4:

Qua bảng 3.4 ta thấy đối với 150 hộ điều tra thì chỉ có 25,33% số chủ hộ là nữ và bình quân các hộ trồng bưởi Diễn có độ tuổi của chủ hộ là 50,9 tuổi và tỷ lệ chủ hộ học hết trung học cơ sở là cao nhất chiếm tỷ lệ 42,5%. Như vậy ta thấy tuổi đời của các chủ hộ trồng bưởi là khá cao sẽ tạo ra nhiều kinh nghiệm

trồng bưởi hơn đối với các hộ có tuổi đời trẻ nhưng do tuổi cao và trình độ thấp sẽ khó áp dụng các tiến bộ KHKT, các phương thức sản xuất mới vào trồng bưởi để đem lại hiệu quả cao hơn.

Bảng 3.4: Đặc điểm cơ bản của hộ trồng bưởiDiễn điều tra tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

(bình quân 1 hộ điều tra)

Diễn giải ĐVT Chung

Trong đó Xã Tất Thắng Tân Lập Tân Minh 1. Số hộ điều tra Hộ 150 50 50 50 2. Số chủ hộ là nữ % 25,33 34,00 30,00 10,00 3. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 50,9 50,77 50,56 50,83 4. Trình độ học vấn của chủ hộ - Tiểu học % 7,5 4,55 12,46 11,11 - Trung học cơ sở % 42,5 45,45 39,03 38,89 - Trung học phổ thông % 30 41,82 25,89 27,78

- Trung cấp, cao đẳng, đại học % 20 20,18 18,34 22,22 5. Số lao động BQ/1 hộ LĐ 2,43 2,02 2,68 2,46

6. Số LĐNN BQ/1 hộ LĐ 2 1,93 2,09 1,95

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 3.2.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra huyện Thanh Sơn

Diện tích bình quân, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra huyện Thanh Sơn được thể hiện qua bảng 3.5:

Đất đai là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với hoạt động trồng trọt. Qua quá trình điều tra cho thấy diện tích đất trồng bưởi Diễn bình quân một hộ là lớn, trung bình 1 hộ có 0,25 ha trồng bưởi. Tuy nhiên diện tích đó lại không đồng đều, phân tán theo quy mô hộ gia

đình. Các xã có những vùng có đất đai màu mỡ chuyên trồng bưởi và một số cây trồng có múi khác như Tất Thắng, xã Tân Lập, xã Tân Minh thì bình quân diện tích trồng bưởi Diễn trên hộ là 0, 22ha, 0,30ha và 0, 25ha trên hộ. Đa số hộ trồng bưởi Diễn tại các điểm điều tra hiện nay vẫn trồng bưởi theo quy mô hộ gia đình.

Bảng 3.5. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra tại huyện Thanh Sơn năm 2019

(bình quân 1 hộ điều tra)

Diễn giải ĐVT Chung

Trong đó Xã Tất Thắng Xã Tân Lập Xã Tân Minh 1. Diện tích trồng bưởi BQ 1 hộ Ha 0,25 0,22 0,30 0,25 2. Số cây BQ 1 hộ Cây 121,00 118,00 120,00 125,00 3. Số cây BQ 1 ha Cây 459,00 498,00 406,00 456,00 4. Năng suất BQ số quả/1 cây Quả 57,00 69,00 45,00 52,00 5. Năng suất BQ 1 ha SXKD Tấn/ha 29,24 31,52 24,80 28,60 6. Sản lượng bưởi BQ 1 hộ Tấn 6,74 6,93 7,44 7,15

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Năng suất bình quân 1 cây cho quả là 57 quả/cây, tuy nhiên năng suất của vườn bưởi không chỉ phụ thuộc vào bản thân cây bưởi Diễn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc, bón phân cho vườn bưởi. Nếu hộ trồng bưởi không làm tốt công tác này thì sẽ không làm năng suất tăng mà sẽ giảm.

3.2.2. Thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Diễn huyện Thanh Sơn

3.2.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị bưởi Diễn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

Sơ đồ chuỗi giá trị là một bức tranh mô tả các chức năng tham gia chuỗi từ đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến, thương mại và tiêu dùng. Tác nhân hay chủ thể tham gia chuỗi bao gồm nhà cung cấp đầu vào, nhà sản xuất, thương lái, nhà chế biến, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Các kênh

thị trường chuỗi sản phẩm được cung ứng qua các kênh nào giữa các tác nhân và các tổ chức hỗ trợ chuỗi như chính quyền địa phương, ngân hàng, khuyến nông/ ngư, Viện\ Trường, các hiệp hội.

Sơ đồ 3.1: Chuỗi giá trị Buởi Diễn tại huyện Thanh Sơn

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Chuỗi giá trị của bưởi diễn Thanh Sơn bao gồm 3 kênh như sơ đồ 1 ta thấy:

Kênh 1: bao gồm các khâu: Nông dân Thương lái nhỏ  Người bán sỉ  Người bán lẻ  Người tiêu dùng.

Kênh 2: bao gồm các khâu: Nông dân Thương lái lớn  Người bán sỉ

 Người bán lẻ  Người tiêu dùng.

Kênh 3: bao gồm các khâu: Nông dân  Tự bán lẻ  Người tiêu dùng Thông qua sơ đồ 3.1 ta thấy kênh chính, chiếm đến 90% lượng tiêu thụ bưởi tại huyện Thanh Sơn là bán cho thương lái nhỏ và thương lái lớn. Như vậy ta thấy tại huyện Thanh Sơn thương lái chiếm một vai trò rất quan trọng trong khâu thu hoạch, thường quyết định giá cả thị trường cho bưởi Diễn và thực hiện phần thu gom, bán lại cho các nhà bán buôn để phân phối tiếp đến các khâu khác trong chuỗi.Người nông dân trồng bưởi cũng có bán cho người bán lẻ địa phương nhưng số lượng không đáng kể chỉ chiếm khoảng 10%.

5 % Hộ Nông dân/ hợp tác xã* Thương lái nhỏ Thương lái lớn Người bán lẻ/siêu thị Người bán sỉ Tự bán lẻ Người tiêu dùng 10% 90 % 85-90 % tiêu thụ nội địa 60% 30% 10%

Tuy nhiên, so với các loại quả khác người nông dân trồng bưởi Diễn thường có ‘ưu thế’ hơn trong việc quyết định thời điểm bán và giá bán, vì họ có thể để trái lại trên cây, hoặc thu họach về bảo quản quá dễ dàng không ảnh hưởng nhiều đến việc hao hụt hoặc mất giá. Đây chính là điểm hết sức thuận lợi cho người nông dân trồng bưởi Diễn để tập trung vào khâu trước thu hoạch, nâng sản lượng và giữ vững chất lượng sản phẩm, không phải quá lo lắng đến khâu sau thu họach.

Trên địa bàn huyện có một số ít doanh nghiệp nhỏ kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ và thu mua theo các tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình thức tiêu thụ qua doanh nghiệp chỉ chiếm rất ít sản lượng, chưa thực sự thu hút nông dân do không tiêu thụ được hết số bưởi không đạt chất lượng hiện chiếm một tỷ lệ cao do trồng phân tán, chất lượng không đồng bộ.

Mô hình hợp tác sản xuất được xúc tiến khá tốt, đang phần nào giúp đỡ bà con trong sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên người dân huyện Thanh Sơn có vẻ ít thích sự ràng buộc, tuân thủ theo những qui định, chủ yếu là phải giữ được chất lượng bưởi ổn định bằng giữ vững kỹ thuật canh tác, bón phân nghiêm ngặt là hết sức khó khăn, khiến cho không ít người dân vẫn còn đứng bên ngoài mô hình hợp tác xã.

3.2.2.2. Người nông dân trong chuỗi giá trị bưởi Diễn Thanh Sơn

Đa số nông dân trồng bưởi Diễn Thanh Sơn hiện vẫn đang trồng bưởi tự do, manh mún, phân tán theo qui mô kinh tế hộ gia đình.

Sơ đồ 3.2: Kênh phân phối bưởi Diễn Thanh Sơn đối với nông dân

Nông dân /HTX Thương lái

Tự bán lẻ

Doanh nghiệp tư nhân

82 -83% 7 - 8%

Hiện nay, người nông dân bán bưởi theo 3 cách, như sau:

Cách 1: Nông dân bán theo kg, chủ yếu là hàng quả nhỏ (loại 3). Cách này chiếm khoảng 10% sản lượng. Gần đây, hình thức này khá phổ biến, đặc biệt khi bưởi được thu hoạch vào mùa nghịch hoặc mùa Tết. Với cách thức buôn bán này người nông dân trồng bưởi có thể bán theo giá cạnh tranh trên thị trường nhưng họ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ những sản phẩm chất lượng thấp còn tồn đọng lại, chính vì vậy cách hai vẫn chiếm ưu thế.

Cách 2: Bán theo vườn, theo cây (chiếm khoảng 80 - 82% sản lượng). Trước khi trái chín hoặc ngay cả khi cây còn đang ra hoa, nông dân đã thỏa thuận bán theo vườn toàn bộ sản phẩm trong vườn cho thương lái. Vào những dịp thị trường đang hút hàng, hình thức này được thương lái đặc biệt ưa chuộng. Ở hai hình thức này thương lái thường trả tiền trước hoặc trả ngay.Khi bán giá sỉ, bưởi được nông dân phân loại như sau:

Bảng 3.6: Phân loại bưởi của nông dân theo giá sỉ Phân loại Giá bán trung bình

tại vườn % trên tổng lượng

Loại 1: 1.4 - 2 kg 3,000 VND/1kg

Khoảng 95% Loại 2: >= 700g - 1.4 kg 2,000 VND/1kg

Loại 3 (Loại dạt: trái nhỏ, vỏ

xấu, bị rầy.v.v) 700-1,000 VND/1kg Khoảng 5 % Nhìn chung, quan hệ buôn bán giữa nông dân và thương lái tương đối tốt so với các địa phương khác. Điều này cũng dễ hiểu bởi như đã nói ở trên sản lượng cung ứng bưởi luôn nhỏ hơn nhu cầu của thị trường, vì vậy thương lái phải mua bán trong một môi trường cạnh tranh cao. Hầu hết thương lái tự đến vườn của nông dân để đặt mua.

Thương lái ở đây khá uy tín, hiếm khi bỏ hợp đồng, luôn trả tiền ngay, tự thu hoạch và tự vận chuyển. Tuy nhiên, đôi khi thương lái kéo hợp đồng, hoặc ép thời gian thu hoạch sớm hoặc neo trái lâu, khiến chất lượng bưởi không đáp ứng yêu cầu, giá trả cho nông dân rẻ đi. Khi giá bưởi hạ, nông dân phải neo trái để chờ giá bưởi lên mới bán, vì vậy nên nông dân phải tốn kém thêm phần công chăm sóc.

Cách 3: Nông dân bán cho doanh nghiệp tư nhân.

Khi bán cho doanh nghiệp, nông dân kÿ hợp đồng với doanh nghiệp và phải tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của doanh nghiệp

Có một thực tế hiện nay đối với bưởi diễn Thanh Sơnlà phần lớn nông dân không muốn bán bưởi cho các doanh nghiệp bởi đòi hỏi của doanh nghiệp khắt khe hơn rất nhiều so với thương lái, mặc dù khi bán cho doanh nghiệp nông dân được trả giá cao hơn một chút. Chính do việc phân loại sản phẩm gắt gao theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp về hình thức bên ngoài và kích cỡ, chất lượng... nên hàng dạt không được chọn khiến nông dân phải vất vả để tiêu thụ. Ngoài ra, khi bán cho thương lái, người dân không tham gia vào việc thu hoạch, vận chuyển, trong khi bán cho doanh nghiệp, nông dân phải chịu khoản chi phí không nhỏ cho việc bốc vác, vận chuyển đến doanh nghiệp. Khi lợi nhuận và công sức bán cho doanh nghiệp không hơn hẳn thương lái, người dân vẫn chọn thương lái cho sự an toàn và ít nhọc nhằn. Họ không thể suy nghĩ sâu sắc cho một ‘kế hoạch lâu dài’ do hạn chế của nhận thức, đây chính là khó khăn trong việc phát triển mô hình sản xuất khép kín mà việc tác động lên nhận thức của ngừơi dân là rất quan trọng.

Hợp đồng giao dịch với thương lái: Giống như tại các tỉnh thành khác và với các sản phẩm khác hiện nay bưởi diễn Thanh Sơn được giao dịch chủ yếu bằng miệng (chiếm 95%). Hợp đồng giấy chỉ chiếm khoảng 5%.

Bảng 3.7: Một số đặc điểm khác biệt của hai lọai hợp đồng như sau: Hợp đồng giấy Thoả thuận miệng

- Chỉ khi bán bao tiêu cả năm hoặc vào các dịp thị trường đang hút hàng

- Hình thức này ít, chiếm khoảng 5 % - Hình thức hợp đồng đơn giản: do người mua tự soạn và viết tay, không theo một mẫu chính thức, bao gồm các cam kết về số lượng, giá cả, số tiến ứng trước và thời hạn thanh toán.

- Mua theo chục, theo thiên, theo lứa.

- Chiếm khoảng 95%

- Dựa trên uy tín và các mối quan hệ

Riêng hợp đồng giao dịch với doanh nghiệp thường là hợp đồng giấy, trong đó bao gồm nhiều qui định chặt chẽ về tiêu chuẩn chất lượng như đã trình bày ở trên, về thời gian giao hàng, lượng hàng phải giao. Mỗi năm, bưởi rải vụ, thu hoạch ba lượt trái có thể thu hơn 137 triệu đồng/ ha, trừ hơn 10% chi phí sản xuất, mức lợi nhuận các hộ đạt hơn 124 triệu đồng/ha.

Bảng 3.8: Lợi nhuận trên 1 ha bưởi Diễn của người nông dân tại Thanh Sơn, Phú Thọ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Kết quả

Doanh thu 137

Chi phí 12,90

Lợi nhuận 124,10

Như vậy có thể nói, bưởi là loại trái mà chi phí sản xuất thấp, ít công lao động, lợi nhuận cao.Tuy nhiên giá bưởi phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, mà chất lượng sản phẩm lại phụ thuộc vào cả quá trình chăm sóc (đất, nước, phun thuốc v.v.) nên không phải nông dân nào cũng đạt được mức thu nhập cao giống nhau. Tùy thuộc vào nhận thức, tính kỷ luật, chịu khó người nông dân Thanh Sơn có thể làm giàu bằng trái bưởi, thu nhập cao hơn so với việc trồng lúa hay canh tác các sản phẩm trái cây khác tại tỉnh.

3.2.2.3. Thương lái / Doanh nghiệp trong chuỗi giá trị bưởi Diễn Thanh Sơn

Tại Thanh Sơn có thương lái nhỏ và thương lái lớn (thương lái đường dài) tập hợp thành một mạng lưới mua bán rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Trong những năm gần đây đội quân thương lái ngày càng đông, sức cạnh tranh ngày một gay gắt nên ai cũng tranh thủ lùng sục vào tận các vườn cây ăn trái để mua hàng.

Thương lái thường thu mua bưởi quanh năm.Thông thường trong một chuyến buôn bưởi, thương lái phải đầu tư một số vốn khá lớn, trung bình khoảng từ 12 - 15 triệu/1 chuyến đối với thương lái vừa và nhỏ), 20 - 30 triệu / 1 chuyến đối với thương lái lớn.

Một tháng, thương lái thường đi buôn từ 2 - 3 chuyến với sản lượng từ 30 - 50 tấn/1 tháng.

Sơ đồ 3.3: Kênh phân phối bưởi Diễn Thanh Sơn đối với thương lái

Do hình thức thu mua từ nông dân theo đơn vị vườn là chính nên thương lái là người đảm trách hết các khâu sau thu hoạch. Đa số thương lái ít quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh nên trình độ ứng dụng công nghệ sau thu hoạch còn thủ công

Thương lái thường dựa vào trọng lượng để phân loại bưởi và qui định giá. Tuy nhiên vì chủ yếu bán sỉ với số lượng lớn nên việc phân loại cũng chỉ ở mức độ tương đối. Sau đây là hai cách chính thương lái thường sử dụng để phân loại bưởi:

Bảng 3.8: Hai cách chính phân lọai bưởi

Các loại bưởi Theo kg (trọng lượng) Theo chục

Loại đặc biệt (> 1.4 kg) Giá biến động 60,000 - 70,000/1 chục (10 - 12 trái), giá có thể cao hơn nữa trong thời điểm từ Tết Nguyên đán đến tháng 5 âm lịch Loại 1 > 1 - 1.4 kg 4,500 - 5,500 VND/ kg

Loại 2 (700g - 1kg) 2,700 -2,800 VND/kg Loại 3 (<700g, nhỏ, xấu) 700 - 1,000 VND/kg

Ngoài hai cách thông dụng này, một số thương lái còn phân loại bưởi dựa theo độ tròn quả bưởi, không xác định giá theo kích cỡ. Họ bán trái nhỏ và trái lớn với cùng 1 giá, thường từ 3,000 - 4,000 VND/kg nếu cùng độ tròn Ở

Nông dân

Thương lái nhỏ hơn

Thương lái Nhà Bán sỉ

công đoạn phân loại bưởi, các doanh nghiệp tư nhân thường làm chặt chẽ hơn thương lái: Loại 1 của họ thường nặng từ 1.4 - 2kg hoặc hơn , màu vàng, đẹp, đều quả. trái nào đạt tiêu chuẩn thì để dành xuất khẩu, vào siêu thị...

Từ các cách phân loại trên cho thấy doanh nghiệp và thương lái đã phân loại sản phẩm theo các cách khác nhau tuỳ vào các đối tượng khách hàng khác nhau. Sản phẩm của thương lái hầu như chỉ tiêu thụ nội địa nên việc lựa chọn để phân loại cũng không khắt khe lắm, đồng thời bưởi được phân loại theo nhiều giá khác nhau theo yêu cầu đa dạng của thị trường.

Lợi nhuận của thương lái nhìn chung đạt khoảng 20-25% trong đó chủ yếu do nhờ bán loại 1, và loại 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)