4. Ý nghĩa của đề tài
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về sản xuất bưởiDiễn
- Diện tích, số hộ trồng và tổ chức quản lý, sản lượng thu hái qua các năm 2017, 2018, 2019
2.4.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh nội hàm chuỗi giá trị bưởi Diễn
- Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích.
P Q i n i i GO 1
Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm loại i Pi: Đơn giá sản phẩm loại i
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí vật chất thường xuyên như nguyên liệu, nhiên liệu, dịch vụ, … được sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): Là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất ra trên một đơn vị diện tích và phần chi phí vật chất thường xuyên sử dụng trong quá trình sản xuất.
VA = GO - IC.
- Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị và đặc điểm của các tác nhân này - Các kênh tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn và tỷ lệ phần trăm sản phẩm đi qua mỗi kênh tiêu thụ.
- Đặc điểm danh tính của từng tác nhân trong chuỗi giá trị: họ tên, tuổi, địa chỉ, dân tộc,...
- Nguồn lực của tác nhân: học vấn, nhân khẩu, lao động, diện tích bưởi Diễn, số năm, vốn đầu tư,...
- Thu nhập và lợi nhuận: tổng thu nhập, thu nhập từ bưởi Diễn, lợi nhuận từ bưởi Diễn của các tác nhân tham gia chuỗi,...
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng sản xuất và phát triển cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Thực trạng phát triển diện tích trồng cây Bưởi tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
UBND huyện Thanh Sơn đã ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 03/02/2016 của UBND huyện về việc thực hiện mô hình trồng cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn năm 2016. Sau khi có Kế hoạch số 5023/KH- UBND ngày 03/11/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về phát triển cây bưởi đặc sản Đoan Hùng và bưởi Diễn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, UBND huyện Thanh Sơn tiếp tục ban hành các Kế hoạch: số 125/KH-UBND ngày 20/02/2017 về việc trồng mới và chăm sóc cây bưởi Diễn năm 2017, đồng thời thành lập tổ công tác, ban hành các văn bản chỉ đạo về chăm sóc cây bưởi hiện có, thành lập tổ công tác chỉ đạo chăm sóc cây bưởi diễn, tổ chức cắt, tạo tán một số vườn bưởi mẫu tại các địa phương.
Diện tích trồng Bưởi của huyện Thanh Sơn năm 2019 được thể hiện qua bảng 3.1:
Qua bảng 3.1 ta thấy hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Sơn có trồng 3 loại bưởi là bưởi Diễn, bưởi Da Xanh và bưởi Đỏ với tổng diện tích là 478,23 ha trong đó diện tích trồng bưởi Diễn chiếm đến gần 99% diện tích trồng bưởi hiện nay của huyện Thanh Sơn. Từ khi được các cấp chính quyền quan tâm diện tích trồng bưởi của huyện Thanh Sơn tăng lên nhanh chóng từ năm 2016 do vậy diện tích bưởi cho thu hoạch đến năm 2019 của huyện Thanh Sơn là 120,77 ha trong đó diện tích bưởi Diễn cho thu hoạch là 116,32 havì cây bưởi Diễn phải sau 5 năm quả mới bán được ra thị trường. Diện tích Bưởi thu hoạch chủ yếu được phân bổ tại các xã Tất Thắng với diện tích Bưởi Diễn cho thu hoạch là 28,68 ha, xã Tân Lập là 20,66 ha đã cho thu hoạch và xã Tân Minh là 16,44ha.
Bảng 3.1: Diện tích trồng Bưởi của huyện Thanh Sơn năm 2019
STT Xã/thị trấn
Diện tích trồng bưởi (ha) Diện tích thu hoạch (ha) Tổng diện tích Trong đó Tổng diện tích Trong đó Bưởi Diễn Bưởi Da Xanh Bưởi Đỏ Bưởi Diễn Bưởi Da Xanh Bưởi Đỏ 1 TT Thanh Sơn 6,9 6,9 1,5 1,5 2 Sơn Hùng 11,5 11,5 1,33 1,33 3 Thạch Khoán 12,5 12,5 1,97 1,97 4 Giáp Lai 2,93 2,93 1,11 1,11 5 Thục Luyện 12,4 12,4 1,98 1,98 6 Địch Quả 11,64 11,64 1,67 1,67 7 Cự Thắng 30,25 30,25 1,47 1,47 8 Cự Đồng 20,58 18,48 2,1 3,44 1,34 2,1 9 Tất Thắng 47,66 47,36 0,2 0,1 28,98 28,68 0,2 0,1 10 Thắng Sơn 36 36 10,65 10,65 11 Hương Cần 14,38 12,58 1,1 0,7 2,88 1,78 1,1 0 12 Yên Lương 8,7 8,7 1,67 1,67 13 Yên Lãng 24,1 24,1 1,56 1,56 14 Yên Sơn 18 18 8,99 8,99 15 Tân Lập 85,5 85,5 20,66 20,66 16 Tân Minh 21,7 21,7 16,44 16,44 17 Lương Nha 22,022 22,022 1,44 1,44 18 Tinh Nhuệ 31,52 31,52 1,88 1,88 19 Võ Miếu 18,97 18,87 0,1 1,44 1,34 0,1 20 Văn Miếu 22,18 21,08 1 0,1 1,45 0,35 1 0,1 21 Đông Cửu 2,3 2,3 1,3 1,3 22 Khả Cửu 3,7 3,7 1,4 1,4 23 Thượng Cửu 12,8 12,8 3,77 3,77 Tổng 478,23 472,83 4,5 0,9 120,77 116,32 4,25 0,2
3.1.2. Thực trạng phát triển diện tích trồng cây Bưởi tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
Do điều kiện đất đai và thổ nhưỡng của huyện Thanh Sơn hợp với cây bưởi Diễn mà giai đoạn 2017 - 2019 diện tích cây bưởi diễn của huyện Thanh Sơn đã không ngừng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân là 122,32%
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất bình quân, sản lượng bưởi Diễn tại huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ PTBQ (%) Tổng diện tích ha 316 441,8 472,83 122,32
Diện tích thu hoạch ha 50,1 101 116,32 152,37
Năng suất bình quân Tạ/ha 106 105 106 100,00
Sản lượng Tấn 531,06 1.060,5 1.232,99 152,37
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Thanh Sơn năm 2019
Qua bảng 3.2 ta thấy diện tích cây Bưởi diễn cho thu hoạch của huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 tăng lên 152,37% đây là tốc độ phát triển khá nhanh chóng. Tuy nhiên với tiềm năng của huyện và dựa vào thực trạng sản xuất với quy mô còn nhỏ, manh mún, chất lượng giống và kỹ thuật canh tác chưa đồng đều, đầu tư thâm canh thấp, kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn nhiều hạn chế, đặc biệt là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được phổ biến thực hiện…làm cho sản xuất cây bưởi Diễn chưa bền vững, chưa thực sự khai thác tốt được tiềm năng thế mạnh của huyện
Ở mỗi giai đoạn tuổi cây bưởi Diễn thì năng suất và chất lượng khác nhau, hay cùng với điều kiện chăm sóc và chất đất thì tuổi cây bưởi càng cao thì chất lượng bưởi quả càng ngon. Năng suất bưởi quả cũng phụ thuộc vào tuổi cây bưởi Diễn được thể hiện tại bảng 3.3.
Bảng 3.3: Năng suất bưởi Diễn năm 2019 phân theo tuổi cây
(Phân theo tuổi cây)
Tuổi cây Số lượng quả (quả/cây) Khối lượng (kg/quả) Khối lượng (kg/cây) - Từ 5 - 10 năm - Trên 10 năm 15- 25 35-70 1 0,8 15-25 28-56
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Thanh Sơn năm 2019
Đối với các cây có độ tuổi từ 5 - 10 năm thì số lượng quả trên 1 cây khoảng 15 - 25 quả/cây, trọng lượng của quả khoảng 1 kg và trung bình 1 cây thu được từ 15 - 25 kg/cây. Còn đối với các cây bưởi Diễn trên 10 năm thì thu được quả nhiều hơn mỗi cây thu được từ 28 kg - 56 kg. Ở huyện Thanh Sơn số lượng các cây bưởi Diễn có tuổi đời trên 10 năm thậm chí là 20 - 30 năm cũng khá nhiều. Đây là những cây đầu dòng, có chất lượng khá ngon đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân.
3.2. Thực trạng phát triển chuỗi giá trị cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Đặc điểm chung về hộ trồng bưởi Diễn điều tra tại huyện Thanh Sơn
3.2.1.1. Đặc điểm cơ bản của hộ trồng bưởi Diễn điều tra tại huyện Thanh Sơn
Để đánh giá thực trạng chuỗi giá trị cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ tác giả đã tiến hành điều tra 150 hộ trồng bưởi tại 3 xã có diện tích bưởi Diễn đã cho thu hoạch nhiều nhất là xã Tất Thắng, xã Tân Lập và xã Tân Minh. Đặc điểm chung của các hộ trồng bưởi Diễn được thể hiện qua bảng 3.4:
Qua bảng 3.4 ta thấy đối với 150 hộ điều tra thì chỉ có 25,33% số chủ hộ là nữ và bình quân các hộ trồng bưởi Diễn có độ tuổi của chủ hộ là 50,9 tuổi và tỷ lệ chủ hộ học hết trung học cơ sở là cao nhất chiếm tỷ lệ 42,5%. Như vậy ta thấy tuổi đời của các chủ hộ trồng bưởi là khá cao sẽ tạo ra nhiều kinh nghiệm
trồng bưởi hơn đối với các hộ có tuổi đời trẻ nhưng do tuổi cao và trình độ thấp sẽ khó áp dụng các tiến bộ KHKT, các phương thức sản xuất mới vào trồng bưởi để đem lại hiệu quả cao hơn.
Bảng 3.4: Đặc điểm cơ bản của hộ trồng bưởiDiễn điều tra tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ
(bình quân 1 hộ điều tra)
Diễn giải ĐVT Chung
Trong đó Xã Tất Thắng Xã Tân Lập Xã Tân Minh 1. Số hộ điều tra Hộ 150 50 50 50 2. Số chủ hộ là nữ % 25,33 34,00 30,00 10,00 3. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 50,9 50,77 50,56 50,83 4. Trình độ học vấn của chủ hộ - Tiểu học % 7,5 4,55 12,46 11,11 - Trung học cơ sở % 42,5 45,45 39,03 38,89 - Trung học phổ thông % 30 41,82 25,89 27,78
- Trung cấp, cao đẳng, đại học % 20 20,18 18,34 22,22 5. Số lao động BQ/1 hộ LĐ 2,43 2,02 2,68 2,46
6. Số LĐNN BQ/1 hộ LĐ 2 1,93 2,09 1,95
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 3.2.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra huyện Thanh Sơn
Diện tích bình quân, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra huyện Thanh Sơn được thể hiện qua bảng 3.5:
Đất đai là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với hoạt động trồng trọt. Qua quá trình điều tra cho thấy diện tích đất trồng bưởi Diễn bình quân một hộ là lớn, trung bình 1 hộ có 0,25 ha trồng bưởi. Tuy nhiên diện tích đó lại không đồng đều, phân tán theo quy mô hộ gia
đình. Các xã có những vùng có đất đai màu mỡ chuyên trồng bưởi và một số cây trồng có múi khác như Tất Thắng, xã Tân Lập, xã Tân Minh thì bình quân diện tích trồng bưởi Diễn trên hộ là 0, 22ha, 0,30ha và 0, 25ha trên hộ. Đa số hộ trồng bưởi Diễn tại các điểm điều tra hiện nay vẫn trồng bưởi theo quy mô hộ gia đình.
Bảng 3.5. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra tại huyện Thanh Sơn năm 2019
(bình quân 1 hộ điều tra)
Diễn giải ĐVT Chung
Trong đó Xã Tất Thắng Xã Tân Lập Xã Tân Minh 1. Diện tích trồng bưởi BQ 1 hộ Ha 0,25 0,22 0,30 0,25 2. Số cây BQ 1 hộ Cây 121,00 118,00 120,00 125,00 3. Số cây BQ 1 ha Cây 459,00 498,00 406,00 456,00 4. Năng suất BQ số quả/1 cây Quả 57,00 69,00 45,00 52,00 5. Năng suất BQ 1 ha SXKD Tấn/ha 29,24 31,52 24,80 28,60 6. Sản lượng bưởi BQ 1 hộ Tấn 6,74 6,93 7,44 7,15
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Năng suất bình quân 1 cây cho quả là 57 quả/cây, tuy nhiên năng suất của vườn bưởi không chỉ phụ thuộc vào bản thân cây bưởi Diễn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc, bón phân cho vườn bưởi. Nếu hộ trồng bưởi không làm tốt công tác này thì sẽ không làm năng suất tăng mà sẽ giảm.
3.2.2. Thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Diễn huyện Thanh Sơn
3.2.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị bưởi Diễn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ
Sơ đồ chuỗi giá trị là một bức tranh mô tả các chức năng tham gia chuỗi từ đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến, thương mại và tiêu dùng. Tác nhân hay chủ thể tham gia chuỗi bao gồm nhà cung cấp đầu vào, nhà sản xuất, thương lái, nhà chế biến, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Các kênh
thị trường chuỗi sản phẩm được cung ứng qua các kênh nào giữa các tác nhân và các tổ chức hỗ trợ chuỗi như chính quyền địa phương, ngân hàng, khuyến nông/ ngư, Viện\ Trường, các hiệp hội.
Sơ đồ 3.1: Chuỗi giá trị Buởi Diễn tại huyện Thanh Sơn
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Chuỗi giá trị của bưởi diễn Thanh Sơn bao gồm 3 kênh như sơ đồ 1 ta thấy:
Kênh 1: bao gồm các khâu: Nông dân Thương lái nhỏ Người bán sỉ Người bán lẻ Người tiêu dùng.
Kênh 2: bao gồm các khâu: Nông dân Thương lái lớn Người bán sỉ
Người bán lẻ Người tiêu dùng.
Kênh 3: bao gồm các khâu: Nông dân Tự bán lẻ Người tiêu dùng Thông qua sơ đồ 3.1 ta thấy kênh chính, chiếm đến 90% lượng tiêu thụ bưởi tại huyện Thanh Sơn là bán cho thương lái nhỏ và thương lái lớn. Như vậy ta thấy tại huyện Thanh Sơn thương lái chiếm một vai trò rất quan trọng trong khâu thu hoạch, thường quyết định giá cả thị trường cho bưởi Diễn và thực hiện phần thu gom, bán lại cho các nhà bán buôn để phân phối tiếp đến các khâu khác trong chuỗi.Người nông dân trồng bưởi cũng có bán cho người bán lẻ địa phương nhưng số lượng không đáng kể chỉ chiếm khoảng 10%.
5 % Hộ Nông dân/ hợp tác xã* Thương lái nhỏ Thương lái lớn Người bán lẻ/siêu thị Người bán sỉ Tự bán lẻ Người tiêu dùng 10% 90 % 85-90 % tiêu thụ nội địa 60% 30% 10%
Tuy nhiên, so với các loại quả khác người nông dân trồng bưởi Diễn thường có ‘ưu thế’ hơn trong việc quyết định thời điểm bán và giá bán, vì họ có thể để trái lại trên cây, hoặc thu họach về bảo quản quá dễ dàng không ảnh hưởng nhiều đến việc hao hụt hoặc mất giá. Đây chính là điểm hết sức thuận lợi cho người nông dân trồng bưởi Diễn để tập trung vào khâu trước thu hoạch, nâng sản lượng và giữ vững chất lượng sản phẩm, không phải quá lo lắng đến khâu sau thu họach.
Trên địa bàn huyện có một số ít doanh nghiệp nhỏ kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ và thu mua theo các tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình thức tiêu thụ qua doanh nghiệp chỉ chiếm rất ít sản lượng, chưa thực sự thu hút nông dân do không tiêu thụ được hết số bưởi không đạt chất lượng hiện chiếm một tỷ lệ cao do trồng phân tán, chất lượng không đồng bộ.
Mô hình hợp tác sản xuất được xúc tiến khá tốt, đang phần nào giúp đỡ bà con trong sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên người dân huyện Thanh Sơn có vẻ ít thích sự ràng buộc, tuân thủ theo những qui định, chủ yếu là phải giữ được chất lượng bưởi ổn định bằng giữ vững kỹ thuật canh tác, bón phân nghiêm ngặt là hết sức khó khăn, khiến cho không ít người dân vẫn còn đứng bên ngoài mô hình hợp tác xã.
3.2.2.2. Người nông dân trong chuỗi giá trị bưởi Diễn Thanh Sơn
Đa số nông dân trồng bưởi Diễn Thanh Sơn hiện vẫn đang trồng bưởi tự do, manh mún, phân tán theo qui mô kinh tế hộ gia đình.
Sơ đồ 3.2: Kênh phân phối bưởi Diễn Thanh Sơn đối với nông dân
Nông dân /HTX Thương lái
Tự bán lẻ
Doanh nghiệp tư nhân
82 -83% 7 - 8%
Hiện nay, người nông dân bán bưởi theo 3 cách, như sau:
Cách 1: Nông dân bán theo kg, chủ yếu là hàng quả nhỏ (loại 3). Cách này chiếm khoảng 10% sản lượng. Gần đây, hình thức này khá phổ biến, đặc biệt khi bưởi được thu hoạch vào mùa nghịch hoặc mùa Tết. Với cách thức buôn bán này người nông dân trồng bưởi có thể bán theo giá cạnh tranh trên thị trường nhưng họ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ những sản phẩm chất lượng thấp còn tồn đọng lại, chính vì vậy cách hai vẫn chiếm ưu thế.
Cách 2: Bán theo vườn, theo cây (chiếm khoảng 80 - 82% sản lượng). Trước khi trái chín hoặc ngay cả khi cây còn đang ra hoa, nông dân đã thỏa thuận bán theo vườn toàn bộ sản phẩm trong vườn cho thương lái. Vào những