4. Ý nghĩa của đề tài
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu
2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu như: sách, báo, tạp chí chuyện ngành, một số website, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các ban ngành; các cơ quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan. Qua đó, phân tích, đánh giá tổng quan tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ bưởi Diễn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu về hiện trạng trồng, khai thác, sử dụng và kinh doanh bưởi Diễn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, thu thập thông tin từ các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và các tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Diễn.
2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a. Điều tra bằng phiếu điều tra các tác nhân trong chuỗi giá trị
Phương pháp này sử dụng bộ phiếu câu hỏi đã chuẩn bị trước để phỏng vấn trực tiếp các tác nhân. Mỗi tác nhân cần thiết kế một mẫu phiếu điều tra để thu thập thông tin liên quan đến các hoạt động tác nghiệp của tác nhân.
Trong mỗi tác nhân, việc lựa chọn đối tượng để điều tra được thực hiện chủ yếu dựa theo sự thuận tiện khi khảo sát, tác nghiệp trên hiện trường, kết hợp quan sát trực tiếp.
- Đối với tác nhân là hộ sản xuất bưởi Diễn:
Tác nhân này gồm hộ trồng, quản lý chăm sóc, thu hoạch cây bưởi Diễn với nội dung nghiên cứu của đề tài đối với tác nhân là hộ sản xuất tác giả lựa chọn các hộ trồng bưởi đã qua thời gian kiến thiết cơ bản và các hộ có tham gia vào thị trường (gọi là tác nhân người sản xuất). Với tác nhân này đề tài chọn 3 xã có diện tích trồng bưởi nhiều nhất toàn huyện Thanh Sơn là xã Tất Thắng, xã Tân Minh và xã Tân Lập. Với tổng số hộ trồng bưởi tại 3 xã trên là 241 hộ. Áp dụng công thức tính số mẫu điều tra Slovin để xác định số lượng mẫu điều tra:
n =
N 1 + N. e2 Trong đó:
n: Số hộ cần điều tra (cỡ mẫu) N: Là tổng số hộ trồng bưởi Diễn e: Sai số cho phép là 5% n = 241 ≈ 150 hộ 1 + 241 x 0,052
Theo công thức tính mẫu trên thì số lượng mẫu điều tra các hộ nông dân trồng bưởi Diễn của luận văn là 150 hộ.
- Đối với tác nhân là người thu gom:
Với tác nhân này, đề tài chọn 15 người thu gom trên địa bàn huyện Thanh Sơn các tác nhân này có hoạt động thương mại dưới hình thức thu gom để tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy thông tin, số liệu tính toán phục vụ nghiên cứu.
- Đối với tác nhân là người bán buôn, bán lẻ:
Tác nhân này đề tài chọn 20 hộ thuộc 2 đơn vị hành chính khác nhau là thị trấn Thanh Sơn và thành phố Việt Trì. Các tác nhân này có hoạt động thương mại dưới hình thức bán buôn để tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy thông tin, số liệu tính toán phục vụ nghiên cứu.
Ngoài ra tác giả sử dụng thang đo likert: Thang đo gồm 5 mức độ Bậc 1: Rất không hài lòng
Bậc 2: Không hài lòng Bậc 3: Không ý kiến Bậc 4: Hài lòng Bậc 5: Rất hài lòng
Với phiếu điều tra sử dụng thang đo likert điều tra, tác giả sử dụng phần mềm Excel tính được giá trị trung bình và độ lệch chuẩn để phân tích với khoảng ý nghĩa của giá trị bình quân.
Bảng 2.5: Khoảng của giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo likert Khoảng của giá trị trung bình Ý nghĩa đánh giá
1,00 - 1,79 Rất không hài lòng
1,80 - 2,59 Không hài lòng
2,60 - 3,39 Không ý kiến
3,40 - 4,19 Hài lòng
4,20 - 5,00 Rất hài lòng
b. Phương pháp quan sát trực tiếp
Quan sát trực tiếp được thực hiện trong quá trình tác nghiệp trên hiện trường mang tính đại diện cao. Những tác nhân tham gia chuỗi được chọn có tính chất liên kết chuỗi, xuất phát từ người trồng, hộ bán cho những đối tượng nào? ở đâu? phương tiện vận chuyển,... và tiếp tục tiến hành thu thập thông tin trên những đối tượng tham gia trong chuỗi.
2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin số liệu
2.3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu mô tả lại toàn bộ sự việc, hiện tượng, việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng số liệu, thông tin cụ thể, bằng đồ thị… Mô tả dùng để trình bày hiện trạng, thực trạng bức tranh về tình hình sản xuất, đặc điểm các tác nhân, các kênh và chuỗi giá trị bưởi Diễn. Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
2.3.2.2. Phương pháp phân tích so sánh
Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh thu nhập hay lợi nhuận từ được từ hoạt động của tác nhân để có được những nhận xét về chuỗi giá trị bưởi Diễn 2.3.2.2. Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp SWOT là phân tích: Điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), cuối cùng là thách thức (Threats). Mô hình SWOT là một trong những mô hình điển hình trong công tác phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mô hình phân tích SWOT sẽ giúp cho ta thấy toàn diện chuỗi giá trị nghiên cứu
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về sản xuất bưởi Diễn
- Diện tích, số hộ trồng và tổ chức quản lý, sản lượng thu hái qua các năm 2017, 2018, 2019
2.4.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh nội hàm chuỗi giá trị bưởi Diễn
- Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích.
P Q i n i i GO 1
Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm loại i Pi: Đơn giá sản phẩm loại i
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí vật chất thường xuyên như nguyên liệu, nhiên liệu, dịch vụ, … được sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): Là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất ra trên một đơn vị diện tích và phần chi phí vật chất thường xuyên sử dụng trong quá trình sản xuất.
VA = GO - IC.
- Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị và đặc điểm của các tác nhân này - Các kênh tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn và tỷ lệ phần trăm sản phẩm đi qua mỗi kênh tiêu thụ.
- Đặc điểm danh tính của từng tác nhân trong chuỗi giá trị: họ tên, tuổi, địa chỉ, dân tộc,...
- Nguồn lực của tác nhân: học vấn, nhân khẩu, lao động, diện tích bưởi Diễn, số năm, vốn đầu tư,...
- Thu nhập và lợi nhuận: tổng thu nhập, thu nhập từ bưởi Diễn, lợi nhuận từ bưởi Diễn của các tác nhân tham gia chuỗi,...
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng sản xuất và phát triển cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Thực trạng phát triển diện tích trồng cây Bưởi tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
UBND huyện Thanh Sơn đã ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 03/02/2016 của UBND huyện về việc thực hiện mô hình trồng cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn năm 2016. Sau khi có Kế hoạch số 5023/KH- UBND ngày 03/11/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về phát triển cây bưởi đặc sản Đoan Hùng và bưởi Diễn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, UBND huyện Thanh Sơn tiếp tục ban hành các Kế hoạch: số 125/KH-UBND ngày 20/02/2017 về việc trồng mới và chăm sóc cây bưởi Diễn năm 2017, đồng thời thành lập tổ công tác, ban hành các văn bản chỉ đạo về chăm sóc cây bưởi hiện có, thành lập tổ công tác chỉ đạo chăm sóc cây bưởi diễn, tổ chức cắt, tạo tán một số vườn bưởi mẫu tại các địa phương.
Diện tích trồng Bưởi của huyện Thanh Sơn năm 2019 được thể hiện qua bảng 3.1:
Qua bảng 3.1 ta thấy hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Sơn có trồng 3 loại bưởi là bưởi Diễn, bưởi Da Xanh và bưởi Đỏ với tổng diện tích là 478,23 ha trong đó diện tích trồng bưởi Diễn chiếm đến gần 99% diện tích trồng bưởi hiện nay của huyện Thanh Sơn. Từ khi được các cấp chính quyền quan tâm diện tích trồng bưởi của huyện Thanh Sơn tăng lên nhanh chóng từ năm 2016 do vậy diện tích bưởi cho thu hoạch đến năm 2019 của huyện Thanh Sơn là 120,77 ha trong đó diện tích bưởi Diễn cho thu hoạch là 116,32 havì cây bưởi Diễn phải sau 5 năm quả mới bán được ra thị trường. Diện tích Bưởi thu hoạch chủ yếu được phân bổ tại các xã Tất Thắng với diện tích Bưởi Diễn cho thu hoạch là 28,68 ha, xã Tân Lập là 20,66 ha đã cho thu hoạch và xã Tân Minh là 16,44ha.
Bảng 3.1: Diện tích trồng Bưởi của huyện Thanh Sơn năm 2019
STT Xã/thị trấn
Diện tích trồng bưởi (ha) Diện tích thu hoạch (ha) Tổng diện tích Trong đó Tổng diện tích Trong đó Bưởi Diễn Bưởi Da Xanh Bưởi Đỏ Bưởi Diễn Bưởi Da Xanh Bưởi Đỏ 1 TT Thanh Sơn 6,9 6,9 1,5 1,5 2 Sơn Hùng 11,5 11,5 1,33 1,33 3 Thạch Khoán 12,5 12,5 1,97 1,97 4 Giáp Lai 2,93 2,93 1,11 1,11 5 Thục Luyện 12,4 12,4 1,98 1,98 6 Địch Quả 11,64 11,64 1,67 1,67 7 Cự Thắng 30,25 30,25 1,47 1,47 8 Cự Đồng 20,58 18,48 2,1 3,44 1,34 2,1 9 Tất Thắng 47,66 47,36 0,2 0,1 28,98 28,68 0,2 0,1 10 Thắng Sơn 36 36 10,65 10,65 11 Hương Cần 14,38 12,58 1,1 0,7 2,88 1,78 1,1 0 12 Yên Lương 8,7 8,7 1,67 1,67 13 Yên Lãng 24,1 24,1 1,56 1,56 14 Yên Sơn 18 18 8,99 8,99 15 Tân Lập 85,5 85,5 20,66 20,66 16 Tân Minh 21,7 21,7 16,44 16,44 17 Lương Nha 22,022 22,022 1,44 1,44 18 Tinh Nhuệ 31,52 31,52 1,88 1,88 19 Võ Miếu 18,97 18,87 0,1 1,44 1,34 0,1 20 Văn Miếu 22,18 21,08 1 0,1 1,45 0,35 1 0,1 21 Đông Cửu 2,3 2,3 1,3 1,3 22 Khả Cửu 3,7 3,7 1,4 1,4 23 Thượng Cửu 12,8 12,8 3,77 3,77 Tổng 478,23 472,83 4,5 0,9 120,77 116,32 4,25 0,2
3.1.2. Thực trạng phát triển diện tích trồng cây Bưởi tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
Do điều kiện đất đai và thổ nhưỡng của huyện Thanh Sơn hợp với cây bưởi Diễn mà giai đoạn 2017 - 2019 diện tích cây bưởi diễn của huyện Thanh Sơn đã không ngừng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân là 122,32%
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất bình quân, sản lượng bưởi Diễn tại huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ PTBQ (%) Tổng diện tích ha 316 441,8 472,83 122,32
Diện tích thu hoạch ha 50,1 101 116,32 152,37
Năng suất bình quân Tạ/ha 106 105 106 100,00
Sản lượng Tấn 531,06 1.060,5 1.232,99 152,37
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Thanh Sơn năm 2019
Qua bảng 3.2 ta thấy diện tích cây Bưởi diễn cho thu hoạch của huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 tăng lên 152,37% đây là tốc độ phát triển khá nhanh chóng. Tuy nhiên với tiềm năng của huyện và dựa vào thực trạng sản xuất với quy mô còn nhỏ, manh mún, chất lượng giống và kỹ thuật canh tác chưa đồng đều, đầu tư thâm canh thấp, kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn nhiều hạn chế, đặc biệt là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được phổ biến thực hiện…làm cho sản xuất cây bưởi Diễn chưa bền vững, chưa thực sự khai thác tốt được tiềm năng thế mạnh của huyện
Ở mỗi giai đoạn tuổi cây bưởi Diễn thì năng suất và chất lượng khác nhau, hay cùng với điều kiện chăm sóc và chất đất thì tuổi cây bưởi càng cao thì chất lượng bưởi quả càng ngon. Năng suất bưởi quả cũng phụ thuộc vào tuổi cây bưởi Diễn được thể hiện tại bảng 3.3.
Bảng 3.3: Năng suất bưởi Diễn năm 2019 phân theo tuổi cây
(Phân theo tuổi cây)
Tuổi cây Số lượng quả (quả/cây) Khối lượng (kg/quả) Khối lượng (kg/cây) - Từ 5 - 10 năm - Trên 10 năm 15- 25 35-70 1 0,8 15-25 28-56
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Thanh Sơn năm 2019
Đối với các cây có độ tuổi từ 5 - 10 năm thì số lượng quả trên 1 cây khoảng 15 - 25 quả/cây, trọng lượng của quả khoảng 1 kg và trung bình 1 cây thu được từ 15 - 25 kg/cây. Còn đối với các cây bưởi Diễn trên 10 năm thì thu được quả nhiều hơn mỗi cây thu được từ 28 kg - 56 kg. Ở huyện Thanh Sơn số lượng các cây bưởi Diễn có tuổi đời trên 10 năm thậm chí là 20 - 30 năm cũng khá nhiều. Đây là những cây đầu dòng, có chất lượng khá ngon đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân.
3.2. Thực trạng phát triển chuỗi giá trị cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Đặc điểm chung về hộ trồng bưởi Diễn điều tra tại huyện Thanh Sơn
3.2.1.1. Đặc điểm cơ bản của hộ trồng bưởi Diễn điều tra tại huyện Thanh Sơn
Để đánh giá thực trạng chuỗi giá trị cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ tác giả đã tiến hành điều tra 150 hộ trồng bưởi tại 3 xã có diện tích bưởi Diễn đã cho thu hoạch nhiều nhất là xã Tất Thắng, xã Tân Lập và xã Tân Minh. Đặc điểm chung của các hộ trồng bưởi Diễn được thể hiện qua bảng 3.4:
Qua bảng 3.4 ta thấy đối với 150 hộ điều tra thì chỉ có 25,33% số chủ hộ là nữ và bình quân các hộ trồng bưởi Diễn có độ tuổi của chủ hộ là 50,9 tuổi và tỷ lệ chủ hộ học hết trung học cơ sở là cao nhất chiếm tỷ lệ 42,5%. Như vậy ta thấy tuổi đời của các chủ hộ trồng bưởi là khá cao sẽ tạo ra nhiều kinh nghiệm
trồng bưởi hơn đối với các hộ có tuổi đời trẻ nhưng do tuổi cao và trình độ thấp sẽ khó áp dụng các tiến bộ KHKT, các phương thức sản xuất mới vào trồng bưởi để đem lại hiệu quả cao hơn.
Bảng 3.4: Đặc điểm cơ bản của hộ trồng bưởiDiễn điều tra tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ
(bình quân 1 hộ điều tra)
Diễn giải ĐVT Chung
Trong đó Xã Tất Thắng Xã Tân Lập Xã Tân Minh 1. Số hộ điều tra Hộ 150 50 50 50 2. Số chủ hộ là nữ % 25,33 34,00 30,00 10,00 3. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 50,9 50,77 50,56 50,83 4. Trình độ học vấn của chủ hộ - Tiểu học % 7,5 4,55 12,46 11,11 - Trung học cơ sở % 42,5 45,45 39,03 38,89 - Trung học phổ thông % 30 41,82 25,89 27,78
- Trung cấp, cao đẳng, đại học % 20 20,18 18,34 22,22 5. Số lao động BQ/1 hộ LĐ 2,43 2,02 2,68 2,46
6. Số LĐNN BQ/1 hộ LĐ 2 1,93 2,09 1,95
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 3.2.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra huyện Thanh Sơn
Diện tích bình quân, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra huyện Thanh Sơn được thể hiện qua bảng 3.5:
Đất đai là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với hoạt động trồng trọt. Qua quá trình điều tra cho thấy diện tích đất trồng bưởi Diễn bình quân một hộ là lớn, trung bình 1 hộ có 0,25 ha trồng bưởi. Tuy nhiên diện tích đó lại không đồng đều, phân tán theo quy mô hộ gia
đình. Các xã có những vùng có đất đai màu mỡ chuyên trồng bưởi và một số cây trồng có múi khác như Tất Thắng, xã Tân Lập, xã Tân Minh thì bình quân diện tích trồng bưởi Diễn trên hộ là 0, 22ha, 0,30ha và 0, 25ha trên hộ. Đa số