doanh thu
tiêu thụ
1.3.1. Mức tiêu thụ và thị phần
Để đánh giá xem hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường ra sao thì mức tiêu thụ và thị phần chính là những chỉ tiêu hữu hiệu nhất để đánh giá.
Thước đo mức tiêu thụ (sản lượng) biểu hiện cụ thể số lượng sản phẩm được tiêu thụ trong kì và được thể hiện thông qua các đơn vị đo lường như: cái, chiếc, bộ, tấn, kg, mét,... sản phẩm đã được bán. Sản lượng tiêu thụ của từng loại sản phẩm được
tính như sau:
Qi = Qđk + Qsx - Qck
Qsx: Sản lượng sản phẩm loại i sản xuất trong kì. Qck: Sản lượng sản phẩm loại i tồn cuối kì.
Qua mối liên hệ trên, ta thấy rõ khối lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ được trong kì phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, hàng hoá tồn kho đầu kỳ, sản xuất trong kỳ và số lượng sản phẩm tồn kho cuối kì. Khi phân tích các nguyên nhân phải xem xét, so sánh số tồn kho đầu và cuối kì, với lượng dự trữ cần thiết thường xuyên, dự trữ thời vụ và lượng dự trữ bảo hiểm. Có thể tính ra hệ số quay vòng của hàng tồn kho bằng cách như sau:
Hệ số quay kho = Giá vốn sản phẩm : Giá trị hàng tồn kho
Thời gian 1 vòng quay = Thời gian 1 năm ( 360 ngày) : Hệ số quay kho
Hệ số quay kho càng nhanh chứng tỏ tình hình làm ăn của công ty đang hiệu quả, diễn biến tích cực và ngược lại, nếu tốc độ tiêu thụ chậm, hàng tồn nhiều chứng tỏ mức độ tiêu thụ của doanh nghiệp không tốt, còn nhiều vấn đề phát sinh cần xử lý.
Lượng sản phẩm, hàng tồn kho đầu kỳ hay cuối kỳ phản ánh tình hình tiêu thụ, nó cho biết khả năng và xu thế tiêu thụ của mỗi loại sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có cơ sở để q uyết định mức độ sản xuất hoặc mua vào sản phẩm trong kỳ.
Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đó chiếm lĩnh trên thị trường. Thị phần đạt được của mỗi doanh nghiệp
thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm và thể hiện sức mạnh tương đối của doanh nghiệp trên thị trường. Thị phần thường được tính toán theo những công thức sau:
Thị phần doanh thu (Revenue market share)(%) = Tổng doanh thu bán hàng của
doanh nghiệp / Tổng doanh thu của thị trường.
Nếu như ngành hàng tồn tại những mặt hàng ở phân đoạn cao cấp, dẫn đến sự chênh lệch giá cả giữa các thương hiệu là lớn, công thức tính toán thị phần theo doanh
thu thường sẽ thích hợp để để đánh giá thị trường này. Mặt khác, khi các công ty quyết định tối đa hóa lợi nhuận bằng cách liên tục cải tiến kỹ thuật và giảm chi phí
Thị phần đơn vị (Unit market share)(%) = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.
Công thức này dùng để xác định doanh nghiệp đang ở đâu trên thị trường. Ngoài
ra, nếu giá cả sản phẩm giữa các thương hiệu là tương tự nhau, chúng ta hoàn toàn có
thể sử dụng cả 2 công thức trên mà không đem lại khác biệt đáng kể nào trong việc tính thị phần.