Đánh giá rúi ro kiểm toán

Một phần của tài liệu TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC ppt (Trang 32 - 35)

II. THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠ

1.1.2. Đánh giá rúi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán có mối quan hệ rất mật thiết với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện.

- Rủi ro trong tài sản cố định thường là rủi ro liên quan đến nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến sữa chữa, nâng cấp TSCĐ

+ Lập hoá đơn giả, ghi tăng giá mua của TSCĐ so với thực tế, sửa chứng từ, làm giả chứng từ liên quan tới chi phí thu mua làm tăng nguyên giá TSCĐ để biển thủ công quỹ. Kế toán ghi chi phí sửa chữa TSCĐ cao hơn thực tế để khi hạch toán vào chi phí kinh doanh sẽ làm tăng chi phí, đồng thời chiếm đoạt phần chênh lệch so với thực tế.

+ Khi thanh lý nhượng bán TSCĐ, kế toán TSCĐ cố tình không ghi số tiền thu được do thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết để chiếm đoạt phần thu này.

+ Cố tình ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến chi phí mua sắm TSCĐ để biển thủ công quỹ. Đặc biệt doanh nghiệp có thể dễ dàng ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến TSCĐ vô hình-một đối tượng rất khó kiểm tra và đánh giá.

+ Ngoài ra, một vấn đề khác phải quan tâm là doanh nghiệp cố tình tiếp tục trích khấu hao TSCĐ đã khấu hao hết.

* Sai sót trong các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ có thể là:

+ Sai sót do quên không kết chuyển nguồn vốn khi dùng nguồn vốn chủ sở hữu không phải là nguồn vốn kinh doanh để tài trợ cho TSCĐ. Chẳng hạn doanh nghiệp mua một TSCĐ bằng quỹ phát triển kinh doanh hay nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán chỉ ghi tăng TSCĐ như trường hợp mua bằng nguồn vốn kinh doanh mà không ghi nghiệp vụ kết chuyển nguồn vốn.

+ Định khoản sai đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp tiến hành sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí sửa chữa lẽ ra phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ thì kế toán lại ghi tăng nguyên giá tài sản cố định từ đó làm tăng giá trị khoản mục TSCĐ trên bảng Cân đối kế toán.

+ Áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước. Như chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ theo chế độ lẽ ra phải hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ thì doanh nghiệp lại hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ. TSCĐ mua về đợi lắp đặt đưa vào sử dụng nhưng doanh nghiệp đã ghi tăng nguyên giá TSCĐ.

+ Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ. Đây là dạng sai sót khá phổ biến của kế toán mà kiểm toán TSCĐ phải quan tâm. Trong việc ghi sổ, kế toán có thể sơ ý ghi số tiền sai lệch, lộn số so với số tiền ghi trong chứng từ. Kế toán cũng có thể nhầm lẫn trong khi chuyển số liệu từ Nhật ký sang Sổ cái.

+ Sai sót do trùng lặp: sai sót này xảy ra do ghi nhiều lần một nghiệp vụ phát sinh do tổ chức sổ chưa tốt nên đã ghi một nghiệp vụ phát sinh vào các sổ khác nhau.

 Vì vậy, rủi ro tiềm tàng (IR) được đánh giá ở mức cao.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được đánh giá về sự hữu hiệu ở mức trung bình, do đó mức rủi ro kiểm soát (CR) được đánh giá ở mức cao.

- Tiến hành kiểm toán khoản mục tài sản cố định, KTV đã áp dụng các thủ tục kiểm toán cần thiết, thu thập các bằng chứng có độ tin cậy cao, do đó dựa vào xét đoán nghề nghiệp và bảng ma trận rủi ro phát hiện, KTV đưa ra rủi ro phát hiện là thấp nhất. Vì vậy KTV cần tăng cường kiểm tra để thu thập thêm bằng chứng kiểm toán.

1.5. Lập kế hoạch kiểm toán

 Mục tiêu kiểm toán: Đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hay nhiều cơ sở dẫn liệu về BCTC.

 Cơ sở dẫn liệu BCTC: Đầy đủ, hiện hữu, đánh giá, chính xác, sở hữu, trình bày.

 Bằng chứng kiểm toán có hiệu lực: Số lượng và chất lượng của bằng chứng, hiệu quả chi phí, nâng cao giá trị kiểm toán.

Tên khách hàng: Công ty CP Khai Thác Đá XYZ

Ngày khóa sổ: 31/12/2009

Nội dung: Chương trình kiểm toán TSCĐ

F Tên Ngày Người thực hiện Trần T 04/03/ 2010 Người soát xét 1 Người soát xét 2

STT Thủ tục Kiểm toán Người thực

hiện

Tham chiếu I Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ

1 Đánh giá HTKSNB với khoản mục TSCĐ F1

II Thủ tục phân tích.

1 Phân tích biến động tài sản cố định năm 2009 so với năm 2008.

F2

2 Phân tích các tỷ suất TSCĐ F3

III Thử nghiệm chi tiết TSCĐ

1 Kiểm tra tính có thực của khoản mục TSCĐHH

Lập bảng số liệu tổng hợp TSCĐHH F4

Kiểm tra chi tiết chứng từ, sổ chi tiết TSCĐHH F5

2 Kiểm tra giá trị TSCĐ hình thành từ công trình XDCB hoàn thành

F6

3 Chọn mẫu một số TSCĐ và thực hiện tính toán lại chi phí khấu hao TSCĐ

F7

4 Lập bảng tổng hợp sai sót F8

5 Lập bảng tổng hợp số liệu F9

VI Kết luận

Trên cơ sở kiểm tra tất cả các nghiệp vụ trọng yếu và các nghiệp vụ không trọng yếu, theo ý kiến của tôi các ghi chép kế toán về TSCĐ của khách hàng là đầy đủ và hợp lý.

Tôi khẳng định rằng tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết đã được thực hiện, được ghi chép trên các giấy tờ làm việc theo các thủ tục kiểm toán của khách hàng và cung cấp đầy đủ bằng chứng cho kết luận đưa ra.

Tôi khẳng định rằng các sai sót và yếu điểm cũng như các kiến nghị đã được nêu ra để đưa vào thư quản lý gửi cho khách hàng.

Căn cứ trên các công việc kiểm toán và các quy trình kiểm toán đã thực hiện, chúng tôi thấy có đủ tin tưởng kết luận rằng các khoản TSCĐ còn lại của Công ty trên sổ sách và Báo cáo kế toán là phản ánh tương đối chính xác và hợp lý cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009

2. Thực hiện kiểm toán

Giai đoạn thực hiện Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong Kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm Toán Vũ Hồng Chi Nhánh Đà Nẵng thực hiện bao gồm các bước cơ bản sau:

- Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ. - Thực hiện các bước phân tích và đánh giá.

- Kiểm tra chi tiết khoản mục TSCĐ.

Một phần của tài liệu TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC ppt (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)