PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Tình hình cơ bản của thị xã Mường Lay
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lí
Thị xã được chia thành 3 vùng chính: Địa hình
Thị xã Mường Lay có địa hình đa dạng, phức tạp. Đồi núi cao, độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối nhiều (5,5 - 6km/km2). Độ dốc tự nhiên lớn hơn 250 chiếm hơn 90% tổng diện tích của Thị xã, hướng dốc chính thấp dần về phía Bắc (sông Đà). Độ cao trung bình 510m, nơi thấp nhất là 169,43m (khu vực ven sông Đà), nơi cao nhất là 1.150m.
Thị xã được chia ra làm 3 vùng:
- Vùng đồng bằng: Phân bố dọc theo suối Nậm Lay, được hình thành do quá trình bồi đắp lâu dài của suối Nậm Lay, có địa hình bằng phẳng, rất thích hợp để canh tác lúa nước.
- Vùng núi thấp: Tiếp giáp với vùng đồng bằng, độ cao trung bình từ 300 - 700m, bao gồm các dãy núi song song và so le với nhau. Cấu tạo địa chất của dạng địa hình này chủ yếu là tầng trầm tích dày gồm đá phiến sét xen kẽ bột kết và cát kết. Địa hình đồi núi thấp khá chia cắt, hiểm trở, thích hợp để phát triển lâm nghiệp, cây lâu năm và đồng cỏ chăn nuôi gia súc.
- Vùng núi trung bình và cao: Tiếp giáp với vùng núi thấp, độ cao trên 700m là đầu nguồn của các con suối nhỏ thuộc lưu vực sông Đà và suối Nậm Lay, cấu tạo địa chất chủ yếu là đá macma axit (granit), đá phiến sét, đá vôi và đá biến chất, thích hợp để phát triển lâm nghiệp.
- Thị xã Mường Lay có diện tích tự nhiên 11.403,50 ha. Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 1.852,97 ha, ngoài trồng lúa nước truyền thống, người dân còn phát triển trồng lúa nương, các loại cây hoa màu, cây lương thực khác và các loại cây ăn
quả... Đất lâm nghiệp chiếm 4.602,3 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ, hình thức khai thác phổ biến là khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
Sông suối
- Đặc thù sông suối ở đây độ dốc lớn, có lượng dòng chảy lớn, không đều, giảm dần từ Bắc xuống Nam. Thị xã nằm trong thung lũng hẹp, dài, nơi ngã ba giao cắt của các con sông: Sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Phần lớn đất đai Thị xã thuộc lưu vực của suối Nậm Lay.
- Sông Đà bắt nguồn từ núi Ngụy Sơn của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) - Thị xã Mường Lay - huyện Tủa Chùa rồi chảy về Sơn La, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do địa hình trên lưu vực sông Đà chủ yếu là núi cao, độ dốc lớn và có sức nước chảy xiết nên sông Đà được các nhà nghiên cứu xếp vào loại “sông hung dữ bậc nhất ở Đông Dương”. Các dãy núi chạy sát bờ sông đã khiến cho thung lũng sông hẹp, có nhiều thác, ghềnh. Các lưu vực của sông nhỏ, độ dốc của lưu vực, cũng như độ dốc lòng sông lớn, lại nằm trong khu vực có lượng mưa lớn và lớp thảm thực vật bị tàn phá nặng nề chưa được phục hồi; điều đó dẫn đến mức độ tập trung nước nhanh, là tiền đề gây nên những trận lũ quét lớn, làm thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản. Dòng lũ sông Đà có môđun dòng chảy lớn nhất Việt Nam, đoạn từ Lai Châu đến Hoà Bình có M0 = 4.00l/s/km2. Bên cạnh đó, dòng sông cũng tạo nên một cảnh quan sông núi hữu tình, cùng với cây cầu Hang Tôm đã làm nên vẻ đẹp của Thị xã, tạo điều kiện thuận lợi để Thị xã phát triển về du lịch.
- Sông Nậm Na bắt nguồn từ nhiều nhánh nhỏ, nhưng chủ yếu là từ hai nhánh: Nhánh thứ nhất bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn chảy xuống vùng thung lũng Bình Lư - Tam Đường (Lai Châu), xuôi về Mường So (Phong Thổ); nhánh thứ hai bắt nguồn từ Kim Thuỷ Hà (Trung Quốc) chảy qua Nậm Cúm hợp với nhánh kia ở huyện Phong Thổ. Từ đây, Nậm Na đã tích đủ một lượng nước lớn, chảy qua vô vàn những ghềnh đá hộc to bằng cả gian nhà và xẻ đứt hoàn toàn sườn tây dãy Hoàng Liên Sơn rồi hợp lưu với sông Đà tại Thị xã Mường Lay. Đây là con sông đã từng chứng kiến những chiến tích “xưa nay chưa ai dám làm” của quân và dân địa phương ở dọc hai bên bờ sông: Giúp bộ đội công binh phá được gần 100 cái thác trong đó có 9 cái lớn nhất, 100 km đường sông đã được khai thông; một khối lượng
lớn lương thực, thực phẩm được chuyển từ Pa Nậm Cúm (Phong Thổ) qua thị trấn Mường Lay về huyện Điện Biên để phục vụ kịp thời cho chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.
- Suối Nậm Lay nằm trong lòng Thị xã, chảy từ Mường Tùng, huyện Mường Chà về Thị xã. Năm 1990 và năm 1996, dòng suối đã từng chứng kiến những trận lũ lịch sử kinh hoàng làm thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính mà năm 1995 các cơ quan tỉnh lỵ phải di chuyển về Thị xã Điện Biên Phủ.
Hệ thống sông suối của Thị xã đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy điện và phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân.
Khí hậu
- Khí hậu Thị xã thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa miền Bắc Việt Nam. Là vùng núi cao đón gió Tây và Đông Nam, khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu nội địa. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô và nóng, được che chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn nên ít bị ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: Mùa đông tương đối lạnh, ít mưa và sương muối, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3năm sau. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10 nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình cả năm 230C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm 26,60C (tháng 8), nhiệt độ trung bình thấp nhất 17,20C (tháng 1), nhiệt độ cao nhất 380C - 42,50C, nhiệt độ thấp nhất đến 3,40C. Biên độ nhiệt ngày trung bình năm là 9,90C, cao nhất 13,10C (tháng 3), thấp nhất 7,50C (tháng 7). Các tháng có nhiệt độ trung bình dưới 200C (phổ biến từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), các tháng có nhiệt độ trung bình >250C (phổ biến từ tháng 5 đến tháng 9) và chỉ xảy ra ở những khu vực có độ cao <500 m.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.066,1mm, mưa tập trung theo mùa. Tháng 7 có lượng mưa trung bình cao nhất (434,1mm), tháng 12 lượng mưa trung bình thấp nhất (20,6mm). Mùa mưa, lượng mưa chiếm khoảng 87% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Số ngày mưa trung bình cả năm là 144,1 ngày, số ngày mưa trung bình trong tháng mùa mưa 18,4 ngày/tháng, tháng mùa khô 5,5 ngày/tháng, tháng 1 có số ngày mưa ít nhất 4,1 ngày. Trên địa bàn Thị xã cũng xuất hiện mưa phùn, mưa đá và dông: Số ngày mưa
phùn trung bình cả năm là 16,4 ngày, tháng 12 có số ngày mưa phùn cao nhất 5,1 ngày/tháng, tháng 5 không xuất hiện. Mưa đá thường xuất hiện vào cuối mùa khô (tháng 3,4). Số ngày có dông tại Thị xã cao nhất tỉnh Điện Biên 70,3 ngày/năm, tháng 5 có số ngày dông cao nhất trung bình 12,8 ngày/tháng, tháng 12 ít dông nhất 0,3 ngày/tháng. Độ ẩm trung bình năm 82%, tháng 7 có độ ẩm cao nhất là 87%, tháng 3 có độ ẩm thấp nhất 75%. Lượng bốc hơi hàng năm từ 807mm - 895mm, thấp nhất là 600mm.
- Yếu tố gió phụ thuộc vào địa hình rất nhiều, song nhìn chung có 3 hướng gió chính: gió Đông Nam, gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam vào mùa hè. Vận tốc gió trung bình từ 1 - 1,9 m/s, tốc độ gió lớn nhất 28m/s. Số giờ nắng trung bình cả năm 1.962 - 1.986 giờ. Sương mù trung bình cả năm là 41,1 ngày, tháng 12 có số ngày sương mù lớn nhất 11,9 ngày/tháng, tháng 6 và 7 có số ngày sương mù ít nhất 0,03 ngày/tháng. Ở Thị xã Mường Lay sương muối xuất hiện không nhiều từ 1 - 3 ngày trong năm, song đã ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gây tác hại đến một số loại cây nhiệt đới ưa nóng. Ngoài ra trên địa bàn Thị xã còn chịu tác động của mưa đá làm ảnh hưởng đến các loại cây trồng, hoa màu và rau xanh...
Thủy văn
- Là khu vực chịu tác động trực tiếp của sông Đà cũng như hệ thống sông suối thượng nguồn của dòng sông này. Cùng với dự án thủy điện Sơn La là các dự án thủy điện Nậm Nhùn, thủy điện Nậm He, thủy điện Nậm Na và các dự án thủy lợi đang nghiên cứu triển khai đầu tư, khi hoàn thành sẽ ảnh hưởng lớn đến thủy văn trên địa bàn Thị xã trong tương lai. Hệ thống sông suối của Thị xã là điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện với nhà máy thủy điện Nậm Cản 120KW trong tổng công suất phát điện 18.140KW của tỉnh, góp phần đảm bảo điện cho sản xuất và tiêu dùng của Thị xã.
Thổ nhưỡng
- Thị xã Mường Lay thuộc đới đứt gãy Điện Biên - Lai Châu có khả năng xảy ra động đất lớn; cấu trúc đất đá ở khu vực cũng hết sức phức tạp bao gồm nhiều nhóm khác nhau. Đất đai của Thị xã gồm 6 loại đất chính:
Đất cát ven sông suối: Diện tích 6,39 ha, chiếm 0,36%, phân bố thành những dải nhỏ hẹp ven suối Nậm Lay và thường bị ngập nước vào mùa mưa.
Đất phù sa ngòi suối: Diện tích 230,51 ha, chiếm 12,98%, là loại đất tốt nằm ở địa hình bằng thấp, có độ phì nhiêu khá, gần nguồn nước, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng cây lúa nước và cây hoa màu.
Đất đỏ vàng trên đá sét: Diện tích 233,75 ha, chiếm 13,16%.
Đất đỏ vàng trên đá biến chất: Diện tích 509,15 ha, chiếm 28,67%. Hai loại đất này đều hình thành và phát triển chủ yếu trên vùng núi thấp, địa hình bị chia cắt mạnh, dốc nhiều phân bố trên toàn địa bàn Thị xã.
Đất đỏ vàng trên đá macma axit: Diện tích 35,93 ha, chiếm 2,02%, hình thành và phát triển chủ yếu trên đá granit, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, phân bố tập trung ở xã Lay Nưa.
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích 2,32 ha, chiếm 0,13%, là loại đất tốt, thích hợp để phát triển nhiều loại cây dài ngày có giá trị trên những vùng đất có tầng dày và độ dốc thích hợp như: ngô, đỗ tương, lạc, sắn..
Khoáng sản
- Do diện tích nhỏ hẹp nên tài nguyên khoáng sản ở Thị xã Mường Lay ít về chủng loại, nhưng có một số khoáng sản nhiều về số lượng như: Khoáng sản vật liệu xây dựng ốp lát, đá phiến lợp, khai thác cát sỏi… tại các bãi bồi và thềm bậc I của suối Nậm Lay (cầu Bản Xá về ngã ba Nậm Lay - sông Đà).
4.1.2. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của Thị xã Mường Lay
a) Thuận lợi
+ Là xã đồng bằng hạ lưu nơi có con sông Đà chảy qua với tổng diện tích, hằng năm được thiên nhiên ưu đãi một lượng phù sa rất lớn làm cho đất đai khá màu mỡ, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm và cây hoa như: cây ngô, khoai, sắn…
+ Người dân có tính cần cù, chịu khó học hỏi, tìm tòi nhạy bén với những cái mới để áp dụng vào sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh thuận tiện cho việc lưu thông đi lại, trao đổi hàng hoá với các vùng phụ cận.
b) Khó khăn
+ Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, khô nóng về mùa Hè, mưa, bão, lũ lụt về mùa Đông đã gây ảnh hưởng lớn đế tình hình sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đời sống, sinh hoạt của người dân trên thị xã.