Cơ chế, chính sách của Nhà nước và tỉnhĐiện Biên về phát triển nuôi cá lồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá lồng của các hộ gia đình ở địa phương tại tổ 5 phường na lay thị xã mường lay, tỉnh điện biên​ (Trang 63 - 67)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Cơ chế, chính sách của Nhà nước và tỉnhĐiện Biên về phát triển nuôi cá lồng

Xác định sản xuất thủy sản là một chương trình nông nghiệp trọng điểm, tỉnh Điện Biên đã phê duyệt đề án quy hoạch phát triển thủy sản (giai đoạn 2015 – 2020) với hệ thống các chính sách hỗ trợ về giống, nâng cấp hạ tầng sản xuất. Theo đó, tỉnh quyết định phê duyệt 3 dự án nông nghiệp cận đô thị gắn với nuôi cá lồng trên các sông (giai đoạn 2014-2015) tại 3 huyện là huyện Mường Chà, Thị xã Mường lay và Mường Nhé. Địa phương hỗ trợ giống, kỹ thuật cho người dân với quy mô phát triển trên sông Đà ,tổng số vốn từ ngân sách tỉnh lên đến hơn 2 tỷ đồng. Trước mắt, địa phương thí điểm ở những lồng thực hiện dự án, đi sâu vào khâu tập huấn, đào tạo, dạy nghề cho nông dân theo phương châm “Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật, con giống, người dân đầu tư nguyên liệu, thức ăn và nhân công”. Tỉnh Điện Biên đã ban hành các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi thâm canh cá lồng trên sông. Triển khai thực hiện có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của tỉnh các chính sách phát triển thủy sản theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất; xây dựng thương hiệu sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại. Căn cứ tình hình thực tế, thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu trong đề tài * Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất + Tổng số hộ sản xuất

+ Tổng số lao động

+ Số lao động bình quân/hộ

+ Mức độ đầu tư phát triển nuôi cá lồng + Thu nhập từ nuôi cá lồng của hộ gia đình.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất - Tổng doanh thu

- Tổng chi phí TC: là toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi TC = FC + VC - Giá trị sản xuất GO: là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ trong một chu kỳ sản xuất trong một thời gian nhất định, thường là một năm.

- Giá trị gia tăng (VA): VA = GO – IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = VA – (A+T+ lao động thuê nếu có) Trong đó: A là khấu hao tài sản cố định

T là thuế đóng góp cho Nhà nước.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá sử dụng chi phí trung gian + Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian

+ Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian + Giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động + Giá trị sản xuất trên lao động

+ Thu nhập hỗn hợp trên công lao động + Giá trị tăng thêm trên công lao động * Hiệu quả xã hội – môi trường

+ Tác động của nuôi cá lồng đối với xã hội + Tác động của nuôi cá lồng đối với môi trường

4.5.1. Các yếu tố về kỹ thuật ảnh hưởng tới quá trình nuôi cá lồng ở các hộ điều tra

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng nói riêng đều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố về kỹ thuật.

Giống: Trong sản xuất, trước hết là năng suất, chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng con giống. Giải quyết vấn đề nêu trên là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp cho việc tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả sản xuất thuỷ sản. Trong ngành thuỷ sản, nếu đầu tư như nhau nhưng chủng loại, chất lượng giống khác nhau sẽ đem lại hiệu quả khác nhau. Chất lượng giống tốt là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả nuôi trồng, vì vậy giống đưa vào nuôi trồng phải đảm bảo về chất lượng, có giá trị kinh tế cao sẽ có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống cao dẫn đến năng suất và sản lượng cao. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân có các điểm

ươm nuôi từ khi con giống có kích thước nhỏ đến khi đảm bảo kích thước phù hợp với tình trạng nuôi trong lồng để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Con giống đem vào nuôi thả phải đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sạch bệnh. Thời gian tới, tỉnh chỉ đạo chú trọng sản xuất con giống tốt, đưa giống mới, giống đặc sản giá trị kinh tế cao, kết hợp áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi, chế biến thức ăn vào sản xuất; giúp người dân yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất để tăng giá trị, nâng cao hiệu quả.

- Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng: Chuẩn bị thức ăn cho cá là công việc cần thiết nhằm cung cấp đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho cá sinh trưởng và phát triển tốt. Tùy theo đối tượng nuôi và khả năng đầu tư người nuôi chủ động lựa chọn được loại thức ăn thích hợp cho cá trong từng giai đoạn phát triển của cá, mục đích giúp cá phát triển tốt, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm chi phí thức ăn và đảm bảo hiệu quả kinh tế. Cần cho cá ăn theo phương pháp bốn đúng: đúng loại, đúng lượng, đúng lúc và đúng vị trí.

+ Đúng loại: Thức ăn cho cá phải phù hợp theo từng giai đoạn về thành phần và hàm lượng dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất… Ngoài ra, kích cỡ viên thức ăn phải phù hợp với kích thước cá ở từng giai đoạn.

+ Đúng lượng: Lượng thức ăn cho cá hằng ngày phải được tính toán thật chính xác nhằm đảm bảo cho cá ăn đủ no mà không thừa lượng thức ăn.

+ Đúng lúc: Cho cá ăn vào những giờ nhất định trong ngày phù hợp với đặc tính bắt mồi của cá. Ngoài ra, việc tập cho cá ăn vào những giờ nhất định còn giúp người nuôi dễ dàng quan sát hoạt động ăn của cá, dọn thức ăn thừa, điều chỉnh lượng thức ăn nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, phát hiện những thay đổi bất thường của cá.

+ Đúng vị trí: Chọn vị trí thích hợp để cho cá ăn giúp quản lý chăm sóc cá thuận lợi.

- Ảnh hưởng của mật độ nuôi: Mật độ nuôi là một yếu tố cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến tốc độ phát triển, sinh trưởng và năng suất của cá. Thả cá tùy theo cỡ giống, đặc điểm loài (hoạt động, thích nghi với mật độ cao), ngưỡng oxy của cá, chất lượng môi trường, lưu tốc dòng chảy, biện pháp chăm sóc (cho ăn) và quản lý.

Bảng 4.11: Kích cỡ và mật độ thả của một số loại cá nuôi lồng

Đối tượng Kích cỡ (cm/con) Mật độ (con/m3)

Cá Chép 10-12 10 Cá Lăng 6-8 40-50 Cá Rô Phi 10-12 5

Cá Trắm 6-8 50-60

- Ảnh hưởng từ việc quản lý, chăm sóc: Trước khi thả cá và sau mỗi đợt thu hoạch: kích lồng lên cạn, dùng vôi quét trong và ngoài lồng sau đó phơi khô trong 1-2 ngày. Trong quá trình nuôi, mỗi tuần phải tiến hành 2 lần vệ sinh cọ rửa sạch các tạp chất bám trong và ngoài lồng để nước lưu thông tốt và chất thải tích tụ dưới đáy làm giảm oxy. Hằng ngày, cho cá ăn thức ăn đủ số lượng, chất lượng, trước khi cho ăn phải vớt bỏ thức ăn thừa trong lồng. Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng. Vì thế, người dân cần phải chủ động nắm bắt các cơ hội, rút ra những kinh nghiệm để mô hình nuôi cá lồng được phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.5.2. Ảnh hưởng của môi trường đến phát triển nuôi cá lồng

Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả nuôi cá lồng. Với các điều kiện tự nhiên về các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh, có thể nói môi Cá thương phẩm Tiêu dùng Bán buôn HTX Người tiêu dùng 81 trường sinh thái cho nuôi cá của huyện phù hợp với phát triển nuôi cá lồng. Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, thải các chất thải ra môi trường của các nhà máy công nghiệp... đều có ảnh hưởng không tốt tới nguồn nước nuôi cá lồng. Huyện Tam Nông hiện nay chưa xảy ra vấn đề gì lớn về môi trường, nhưng trong tương lai, huyện cần có những chính sách quy hoạch, tránh tình trạng phát triển ồ ạt sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước và chất lượng cá nuôi lồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá lồng của các hộ gia đình ở địa phương tại tổ 5 phường na lay thị xã mường lay, tỉnh điện biên​ (Trang 63 - 67)