Đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi cá lồng theo kết quả điểu tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá lồng của các hộ gia đình ở địa phương tại tổ 5 phường na lay thị xã mường lay, tỉnh điện biên​ (Trang 61 - 63)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi cá lồng theo kết quả điểu tra

4.4.1. Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi cá lồng của các hộ

* Chí phí về con giống

Con giống là chi phí cao nhất cấu thành nên chi phí trung gian. Bình quân trên mỗi vụ nuôi hộ nông dân phải bỏ ra 6000 ngàn đồng mua cá giống chiếm tỉ lệ 26,17% tổng chi phí. Nguồn giống của các hộ sản xuất thường tập trung chủ yếu tại địa phương, ở các hồ nuôi cá giống lân cận, bình quân mỗi lồng thường thả từ 200- 400 con tùy vào kích cỡ cá và loại lồng. Thường thì lồng tre thả cá nhỏ hơn từ 12- 15 phân mỗi lồng thả từ 350-400 con, còn lồng nhôm thì cá to hơn từ 17-25 phân và mỗi lồng thường thả từ 200-300 con.

Bảng 4.10: Chi phí sản xuất cá lồng của các hộ điều tra tại địa bàn thị xã Mường Lay Năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Bình quân giá trị (1000đ)

1. Chi phí trung gian 25.556 1.1 Chi phí về thức ăn Kg 15 500 7500 1.2 Chi phí con giống Nghìn /đồng 65 10 650 2. Chi phí khác 300 3. Chi phí phân bổ 2000 3.1 Công chăm sóc Công 20 120 2400 3.2 chi phí sửa chữa Công 30 120 3600 Tổng chi phí 16.450

(Nguồn: Từ số liệu điều tra năm 2018)

Kết quả phân tích chi phí nuôi cá lồng cho thấy, chi phí trung gian chiếm tỉ trọng cao lên đến 66,64% tổng chi phí mà chủ yếu là chi phí lao động và thức ăn. Để tạo được môi trường tốt cho cá sinh trưởng và phát triển thì chi phí vôi hóa chất khử trùng vệ sinh lồng nuôi, cũng như chi phí để sữa chữa lồng đầu vụ ví dụ như thay các thanh tre mục nát hay những cái thùng chứa oxi cho lồng nổi lên mặc nước. Do hoạt động nuôi cá lồng chủ động được nguồn thức ăn tại chỗ nên chi phí cho công lao động gia đình là khá cao do đó giải quyết được công ăn việc làm tại địa phương.

Ngoài công chăm sóc tốt, một nguồn thức ăn đầy đủ, môi trường đảm bảo thì để nâng cao năng suất của cá, giống là một trong những yếu tố quyết định. Giống cá càng tốt, năng suất càng cao, sức chống chịu tốt thì sản lượng thu được càng nhiều, cho lợi nhuận càng cao. Theo điều tra, các hộ nông dân cũng rất chú trọng đến vấn đề giống và chi phí về giống cũng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng chi phí sản xuất.

* Chi phí về thức ăn

Như cái tên gọi cá trắm, cá chép, cá rô thì loại thức ăn chủ yếu của cá là cỏ, các loại thức ăn chứa nhiều chất xanh như lá sắn lá chuối, ngoài ra có bổ sung thêm sắn khô và đặc biệt là thức ăn công nghiệp ở một số hộ nuôi với quy mô đầu tư lớn. Bình quân mỗi hộ mỗi vụ bỏ ra 11000 ngàn đồng cho chi phí thức ăn chiếm 35,18% trong cơ cấu tổng chi phí. Đây là một con số không nhỏ trong cơ cấu chi phí so với các hoạt động sản xuất khác như chăn nuôi lợn hay trồng lúa.

*Chi phí chăm sóc sửa chữa, tài chính

Là phần chi phí bỏ ra để mua vôi treo trong lồng, các loại hóa chất thuốc men phòng chữa bệnh cho cá và một phần chi phí trả lái suất ngân hàng. Bình quân mỗi hộ trong mỗi vụ chi phí ra 5000 ngàn đồng cho việc chăm sóc cá, chi phí này chiếm 4,59% trong cơ cấu tổng chi phí.

*Chi phí lao động thuê

Là chi phí mà hộ gia đình bỏ ra để thuê lao động khi lao động gia đình không đáp ứng đủ nhu cầu cho công việc nuôi cá, và do tính chất thời vụ cao nên thông thường các hộ nông dân chỉ thuê mướn lao động cho việc thả cá giống và thu hoạch cá, bình quân mỗi hộ trong mỗi vụ chi 222 ngàn đồng cho việc thuê mướn lao động chiếm 0,71% trong cơ cấu tổng chi phí.

=> Kết quả điều tra cho thấy các hộ nuôi cá lồng chủ yếu sử dụng lao động gia đình nên việc xác định khoản chi phí này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp chi phí cơ hội, trong nghiên cứu này, tôi đã yêu cầu các hộ gia đình ước tính ngày công mà các hộ nuôi đã bỏ ra kể từ khâu chuẩn bị lồng đến lúc tiêu thụ sản phẩm nhân với giá lao động tại thời điểm điều tra ở địa phương. Kết quả ước tính có thể không chính xác tuyệt đối nhưng có thể phản ánh được chi phí lao động gia đình đã bỏ ra để thực hiện hoạt động nuôi này. Chi phí này chiếm 27,02% trong tổng chi phí sản xuất tương ứng với 8000 ngàn đồng. Như vậy hoạt

động nuôi cá lồng này cò thể giải quyết công ăn việc là tại địa phương một cách hiệu quả. Đồng nghĩa với sự khác biệt về chi phí thức ăn giữa các khu cũng là sự khác biệt về chi phí công la động gia đình do hoạt động nuôi cá trắm cỏ đòi hỏi sự đầu tư cao về công lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá lồng của các hộ gia đình ở địa phương tại tổ 5 phường na lay thị xã mường lay, tỉnh điện biên​ (Trang 61 - 63)