Định hướng phát triển nuôi cá lồng của các hộ trong những năm tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá lồng của các hộ gia đình ở địa phương tại tổ 5 phường na lay thị xã mường lay, tỉnh điện biên​ (Trang 67 - 69)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.6. Định hướng và các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn thị xã

4.6.1. Định hướng phát triển nuôi cá lồng của các hộ trong những năm tới

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến đánh giá của các hộ nuôi cá lồng về hiệu quả so với những lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, những định hướng tương lai về phát triển nuôi cá lồng của các hộ trong những năm tới.

Bảng 4.12: Ý kiến của các hộ dân về định hướng nuôi cá lồng

STT Nội dung Tổng cộng

Số hộ Tỉ lệ (%)

1

Cao hơn so với các ngành NN khác 100 100,00

Có 92 91,59

Không 8 8,41

2

Nuôi cá đảm bảo cho cuộc sống tương lai 100 100,00

Có 82 85,12 Không 18 15,88 3 Định hướng 100 100,00 Mở rộng 30 29,06 Giữ nguyên 42 41,35 Thu hẹp 0

Tăng đầu tư 20 19,34 Chuyển đổi ngành NN khác 8 9,41

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có tới 92 hộ - 91,59% các hộ nuôi cá được phỏng vấn đề cho rằng nuôi cá lồng mang lại hiệu quả cao hơn từ 2-3 lần so với các ngành sản xuất nông nghiệp khác, chỉ có hộ đánh giá nuôi cá lồng cho hiệu quả thấp hơn các ngành trồng trọt, chăn nuôi khác. Nguyên nhân do hộ chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi cá lồng nên hiệu quả đạt được chưa cao. Có tới 82 hộ chiếm 85,12% hộ nuôi cho rằng, nuôi cá lồng đảm bảo cho cuộc sống nhưng với điều kiện có đầu tư tập trung nuôi, chỉ có 18 hộ cho rằng nuôi cá lồng không đảm bảo cuộc sống trong tương lai vì sợ rủi ro cao trong quá trình nuôi. Về định hướng trong thời gian tới, đại đa số các hộ đều giữ nguyên hoặc mở rộng diện tích, tăng đầu tư cho

nuôi cá, có 8 hộ có ý định chuyển sang ngành sản xuất nông nghiệp khác, nguyên nhân là do không có điều kiện về lao động, nhân lực, diện tích quá lớn hoặc muốn nghỉ ngơi, do đó chuyển bớt diện tích cho những người thân trong gia đình.

Trong những năm vừa qua, sản xuất thủy sản – nuôi cá lồng của thị xã Mường Lay - Tỉnh Điện Biên đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên biên cạnh những thành tựu đã đạt được, qua thực tế nghiên cứu, chúng tôi thấy nuôi cá lồng ở TX Mường Lay còn một số khó khăn hạn chế, là nguyên nhân làm cho năng suất chưa tương xứng với tiềm năng, diện tích nuôi cá lồng còn thấp như sau:

- Sản xuất nhỏ lẻ, nhiều hộ phát triển tự phát không theo quy hoạch.

- Trình độ của người nuôi cá lồng còn chưa đồng đều, một bộ phận người nuôi cá lồng còn hạn chế về kiến thức khoa học kỹ thuật dẫn đến việc áp dụng vào sản xuất của các chủ hộ nuôi cá lồng chưa cao, do đó năng suất trên đơn vị diện tích còn thấp.

- Nhiều hộ nông dân thiếu vốn để sản xuất và chưa mạnh dạn để đầu tư vốn cho sản xuất thuỷ sản, đầu tư nửa vời, thiếu quyết đoán. Nhiều hộ khi thả đầu vụ thì thả lượng giống lớn, tuy nhiên để đạt năng suất sản lượng như mong muốn thì phải đầu tư cho ăn tương xứng, nhưng lại không còn khả năng đầu tư hoặc không dám đầu tư, vì thế hiệu quả đầu tư không cao. Một số hộ nuôi còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Trong giai đoạn vừa qua các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng còn ít. Từ những khó khăn, hạn chế vừa nêu trên, để thúc đẩy phát triển nuôi cá lồng trong những năm tới, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề chủ yếu sau:

- Làm tốt việc quy hoạch tổng thể phát triển nuôi cá lồng, phát triển sản xuất tập trung, có hệ thống, đồng bộ.

- Quan tâm phát triển hệ thống thuỷ lợi, điện, đường, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nuôi cá lồng.

- Nâng cao trình độ dân trí cho người dân, tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến kỹ thuật cho người nuôi cá lồng.

- Từng bước chuyển đổi cơ cấu các loại giống ở địa phương theo hướng tăng tỷ lệ các giống cá mới, có giá trị kinh tế cao; giảm dần các loại cá truyền thống có giá trị kinh tế thấp, không hiệu quả.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, có nhiều hơn các chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật, giá giống mới cho người nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá lồng của các hộ gia đình ở địa phương tại tổ 5 phường na lay thị xã mường lay, tỉnh điện biên​ (Trang 67 - 69)