Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề đường tròn lớp 9 theo hướng phát triển tư duy phản biện​ (Trang 74)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Tổ chức thực nghiệm

3.3.1. Đối tượng tham gia thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm đƣợc tiến hành tại trƣờng THCS và THPT M.V. Lômônôxốp, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Để đảm bảo tính công bằng, chúng tôi

chọn hai lớp có học lực môn Toán tƣơng đƣơng nhau, cụ thể lớp thực nghiệm là lớp 9I và lớp đối chứng là 9A.

3.3.2. Thời gian thực nghiệm

Thời gian tiến hành thực nghiệm từ ngày 4/1/2020 đến ngày 20/4/2020, do GV Đinh Tuyết Trinh – GV bộ môn Toán tại trƣờng trƣờng THCS và THPT M.V. Lômônôxốp giảng dạy cả hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

3.3.3. Phương pháp thực nghiệm

Đối với lớp thực nghiệm: GV dạy theo giáo án (do chúng tôi và GV thực nghiệm cùng thiết kế bài soạn), giáo án đó có sử dụng các câu hỏi gợi ý và hệ thống các bài tập tƣơng tự, bài tập mở rộng đã trình bày ở chƣơng 2.

Đối với lớp đối chứng: GV dạy theo giáo án bình thƣờng (do GV tự soạn). Sau mỗi tiết học, chúng tôi có trao đổi với GV và lấy ý kiến từ HS để cùng rút kinh nghiệm. Từ đó có sự điều chỉnh hoặc bổ sung giáo án nhằm nâng cao tính khả thi cho luận văn.

Sau đợt dạy thực nghiệm, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra 45 phút.

3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm theo mức độ phân loại trong nhà trường

Kết quả thực nghiệm đƣợc đánh giá thông qua đánh giá định lƣợng và đánh giá định tính. Đánh giá định lƣợng đƣợc thực hiện bằng hai cách: đánh giá kết quả qua các phiếu bài tập về nhà sau mỗi tiết học và đánh giá qua bài kiểm tra 1 tiết, có điểm số cụ thể. Đánh giá định tính bằng phƣơng pháp quan sát HS trong giờ học.

Bảng 3.1. Kết quả thống kê số HS làm đƣợc phiếu bài tập về nhà sau mỗi tiết dạy tại lớp thực nghiệm 9I và lớp đối chứng 9A

Bài tập Lớp Nhận biết – Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Sĩ số 9I Số HS 33 20 5 38 % 86,84% 52,63% 13,16% 9A Số HS 32 15 2 37 % 86, 49% 40,54% 5,41%

Biểu đồ 3.1. Kết quả số HS làm đƣợc phiếu bài tập về nhà ở hai lớp Nhận xét:

- Trong quá trình học, HS vận dụng kiến thức khá nhanh nên hầu hết HS ở cả hai lớp đều làm đƣợc bài tập nhận biết – thông hiểu, nắm đƣợc kiến thức cơ bản ( 9I86,84%, 9A86, 49%).

Ở lớp thực nghiệm, nhiều bạn đã giải quyết tốt, sáng tạo các bài tập vận dụng (52,63%) và vận dụng cao (13,16%) hơn lớp đối chứng. Lí do là các em đƣợc rèn luyện kỹ năng tiến hành các hoạt động để phát triển tƣ duy phản biện, từ đó giải quyết đƣợc bài toán đặt ra, đồng thời các em biết vận dụng linh hoạt kiến thức để giải quyết các bài toán lạ và tự PH sai lầm và sửa chữa lỗi sai trong mỗi bài tập.

Bảng 3.2. Kết quả thống kê kết quả điểm kiểm tra 1 tiết tại lớp thực nghiệm 9I và lớp đối chứng 9A Nhóm điểm Lớp Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi Số bài 9I Số lƣợng 3 4 13 11 7 38 % 7,89% 10,53% 34,21% 28,95% 18,42% 9A Số lƣợng 4 7 12 9 5 37 % 10,81% 18,92% 32,43% 24,33% 13,51% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Nhận biết - Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Lớp thực nghiệm 9I

Biểu đồ 3.2. Kết quả điểm kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Nhận xét:

Chất lƣợng giờ học ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng: Tỉ lệ điểm khá và điểm giỏi ở lớp thực nghiệm (47,37%) cao hơn tỉ lệ ở lớp đối chứng (37,84%), ngƣợc lại tỉ lệ điểm yếu kém ở lớp thực nghiệm (18,42%) thấp hơn lớp đối chứng (29,73%). Lí do là khá nhiều HS ở lớp thực nghiệm giải quyết tốt câu 3 trong đề kiểm tra, các em nghĩ ra đƣợc 1 đến 2 cách trong mỗi ý. Từ đó thấy đƣợc các em đã vận dụng sáng tạo dạng toán và phƣơng pháp giải để giải quyết đƣợc các bài toán mở rộng hay nghĩ ra nhiều cách khác.

3.4. Đánh giá các mức độ phát triển tƣ duy phản biện.

Thông qua quan sát giờ học và quá trình kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên và đánh giá cuối đợt thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy:

- Chất lƣợng giờ học: Ở lớp thực nghiệm, lớp học sôi nổi, hứng thú hơn; HS dễ tiếp thu bài học hơn. Thông qua các câu hỏi gợi mở vấn đề của GV, HS tích cực, tìm tòi và tự giải quyết đƣợc các bài tập kể cả những bài tập vận dụng cao. 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%

Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi

Lớp thực nghiệm 9I

- Ở lớp đối chứng, HS giải toán theo kiểu máy móc, bài toán này thì phƣơng pháp giải này. Điều đó khiến HS bị động, gặp bài toán lạ thì các em lúng túng, không biết xâu chuỗi các kiến thức đã học để áp dụng (có khoảng

5,41% số HS biết làm các bài tập vận dụng cao).

- Khác với lớp đối chứng, HS ở lớp thực nghiệm giải toán có sự xâu chuỗi các kiến thức, các bài tập liên quan với nhau, hiểu đƣợc bản chất của bài toán và có sự vận dụng linh hoạt sang các bài tập khác (khoảng 52,63%

số HS làm đƣợc bài tập vận dụng và khoảng 13,16% số HS làm đƣợc bài tập vận dụng cao).

Kết luận Chƣơng 3

Qua quá trình thực nghiệm sƣ phạm, kết quả bƣớc đầu cho thấy:

- Biện pháp đã xây dựng ở chƣơng 2 có tính khả thi, tƣơng đối phù hợp và kết quả cũng có định hƣớng phát triển tƣ duy phản biện cho học sinh

KẾT LUẬN

Từ những vấn đề đã trình bày ở 3 chƣơng, có thể rút ra một số kết luận sau: 1) Luận văn đã làm rõ khái niệm tƣ duy phản biện, đặc điểm của ngƣời có tƣ duy phản biện, phƣơng hƣớng và vai trò của việc phát triển tƣ duy phản biện cho học sinh

2) Luận văn đã xây dựng các biện pháp để phát triển tƣ duy duy phản biện cho HS thông qua dạy học chủ đề đƣờng tròn lớp 9

3) Luận văn đã tiến hành tổ chức thực nghiệm sƣ phạm thể hiện ở bài soạn giáo án (phụ lục 2). Từ đó khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài.

4) Luận văn mới chỉ nghiên cứu các biện pháp phát triển tƣ duy phản biện trong chủ đề đƣờng tròn lớp 9. Theo chúng tôi, có thể tiếp tục nghiên cứu các biện pháp phát triển tƣ duy phản biện trong nhiều chủ để khác của cho nội dung chƣơng trình toán cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề đường tròn lớp 9 theo hướng phát triển tư duy phản biện​ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)