Thực tiễn vấn đề rèn luyện, phát triển năng lực tƣ duy phản biện cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề đường tròn lớp 9 theo hướng phát triển tư duy phản biện​ (Trang 26)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Thực tiễn vấn đề rèn luyện, phát triển năng lực tƣ duy phản biện cho

học sinh trong dạy học đƣờng tròn lớp 9.

1.3.1. Nội dung đường tròn lớp 9

1.3.2. Biểu hiện tư duy phản biện trong dạy học đường tròn lớp 9

Đổi mới phƣơng pháp dạy học là quá trình áp dụng các phƣơng pháp dạy học hiện đại vào nhà trƣờng trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phƣơng pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phƣơng pháp

CHƢƠNG II: ĐƢỜNG TRÒN - Sự xác định đƣờng tròn. Tính chất đối xứng của đƣờng tròn. - Đƣờng kính và dây của đƣờng tròn.

- Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.

- Vị trí tƣơng đối của đƣờng thẳng và đƣờng tròn.

- Vị trí tƣơng đối của hai đƣờng tròn

CHƢƠNG III: ĐƢỜNG

TRÒN

- Góc ở tâm. Số đo cung. - Liên hệ giữa cung và dây.

- Góc nội tiếp, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung, góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đƣờng tròn.

- Cung chứa góc. - Tứ giác nội tiếp.

- Đa giác ngoại tiếp, nội tiếp đƣờng tròn. - Độ dài đƣờng tròn, diện tích đƣờng tròn.

học tập của HS; chuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức là chủ yếu sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn. Có thể khái quát quá trình cơ bản của phƣơng pháp dạy học hiện đại nhƣ sau: tổ chức cho ngƣời học tiếp cận tài liệu học tập ở trạng thái vận động theo hệ thống và tiếp nhận có tƣ duy phản biện.

Tiếp cận tài liệu học tập ở trạng thái vận động nghĩa là làm cho ngƣời học thấy đƣợc sự phát triển tiếp nối lôgic các đơn vị kiến thức trong nội dung tài liệu học tập của từng bài rồi từ bài này đến bài khác, chƣơng này đến chƣơng khác, lớp này đến lớp khác mỗi môn học. Mặt khác, nội dung tài liệu học tập không chỉ vận động theo lôgic phát triển tự nhiên của hiện tƣợng mà còn vận động theo các hệ thống cấu trúc của hiện tƣợng.

TDPB cho ngƣời học những khả năng sàng lọc kiến thức và các nội dung học tập theo những mục tiêu đặt ra. Việc đánh giá một sự vật, hiện tƣợng bao giờ cũng dựa trên những chuẩn mực nhất định. GV phải làm cho HS biết đánh giá nội dung bài học theo chuẩn mực về một hệ thống cấu trúc của vấn đề học tập do thầy trò xây dựng. Chuẩn mực cấu trúc hệ thống kiến thức của các bài học do thầy trò xây dựng là phù hợp với cấu trúc hệ thống kiến thức ở SGK trong chƣơng trình. Hệ thống kiến thức của các bài học trở thành nền tảng của mỗi ngƣời học khi họ tự giác tạo lập chuẩn trong tƣ duy của mình, từ đó có cơ sở cho việc đánh giá tài liệu học tập và hình thành năng lực nhận thức có tƣ duy phản biện. Đồng thời, làm cho ngƣời học hiểu tài liệu học tập sâu sắc hơn để ghi nhớ có ý nghĩa hơn.

Tóm lại, mục tiêu là để ngƣời học luôn tiếp cận tài liệu học tập ở trạng thái vận động theo hệ thống và phê phán là các mục tiêu. Tính lôgic làm cho tƣ duy trở nên đúng đắn. Tính hệ thống làm cho tƣ duy trở nên toàn diện, hoàn chỉnh, trọn vẹn. Tƣ duy phản biện làm cho tƣ duy trở nên sắc sảo, tích cực, sáng tạo. Ba mặt đó kết hợp với nhau trong mọi hoạt động sẽ làm nên năng lực sáng tạo cho

ngƣời học. Một yêu cầu quan trọng mà đổi mới PPDH đặt ra.

1.3.3. Tình hình dạy và học đường tròn lớp 9 ở trường trung học cơ sở

Để khảo sát tình hình dạy học và việc phát triển tƣ duy phản biện trong dạy học ở trƣờng THCS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát để tìm hiểu thực trạng rèn luyện tƣ duy phản biện của HS THCS qua dạy học chủ đề đƣờng tròn lớp 9.

Để tìm hiểu các vấn đề nêu trên, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp quan sát, điều tra, dự giờ, phỏng vấn và xin ý kiến của các thầy cô thông qua phiếu điều tra.

Qua thống kê các phiếu phỏng vấn, chúng tôi có một số nhận xét sau: - GV cho rằng trong quá trình học rất ít HS chủ động đặt câu hỏi cho GV hay thể hiện quan điểm quan điểm của mình trong giờ học, trong quá trình giải toán các em thƣờng nhận dạng đƣợc nhƣng không biết cách làm hoặc là có biết cách giải nhƣng trong quá trình giải hay mắc sai lầm dẫn đến giải sai, học sinh còn ít kỹ năng phát hiện và sửa chữa sai lầm.

- Còn rất nhiều GV chƣa hiểu rõ về tƣ duy phản biện, một số GV cho rằng tƣ duy phản biện là quá trình tranh cãi, không chấp nhận ý kiến của ngƣời khác.

- GV chƣa thấy đƣợc sự cần thiết của việc rèn luyện tƣ duy phản biện vào quá trình dạy và học môn Toán.

- GV có thực hiện các PPDH phát huy tính tích cực của HS tuy nhiên nhiều HS không tƣơng tác trong quá trình học tập dẫn đến chƣa đạt đƣợc mục đích của giờ học.

- Trong các tiết dự giờ, GV dạy nhƣng không chú ý gì đến cách hình thành và rèn luyện tƣ duy phản biện cho HS, GV chƣa dành đủ thời gian cho HS kịp nêu ý kiến, quan điểm, cách giải quyết của mình, các tiết học chƣa có nhiều cơ hội cho HS thảo luận bàn bạc để tìm lời giải một bài toán

hay một nội dung bài học vì vậy mà tƣ duy phản biện chƣa đƣợc hình thành và phát triển.

Nhận xét và đánh giá

Thông qua dự giờ và phiếu thăm dò khảo sát một số giáo viên tôi thấy thực trạng dạy học phát triển tƣ duy phản biện cho HS hiện nay bên cạnh những thuận lợi còn có nhiều khó khăn, nhiều phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣng chất lƣợng đạt đƣợc vẫn còn khiêm tốn. Điều đó do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan:

- GV quen với cách dạy học truyền thống, HS tiếp nhận kiến thức dƣới sự chỉ đạo chặt chẽ của GV nên chƣa biết thể hiện ý kiến của mình, hay có sự hoài nghi trong học tập.

- GV chƣa dành thời gian đủ cho HS thực hiện các hoạt động học tập nhƣ: trình bày ý kiến, quan điểm của mình vì sợ trễ giờ, dạy không kịp bài theo phân phối chƣơng trình.

- GV chƣa hiểu tƣ duy phản biện rõ ràng, chính xác nên không biết cách khai thác nội dung dạy học nhƣ thế nào để phát triển tƣ duy phản biện cho HS.

- GV chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết phải phát triển tƣ duy phản biện cho HS.

- Do ảnh hƣởng một số điều kiện khách quan nhƣ: lớp học có số lƣợng HS đông; một số HS thƣờng nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin; phƣơng tiện dạy học còn thiếu thốn, cũ kĩ; các em nhầm lẫn giữa sự tôn trọng GV với việc đƣa ra ý kiến của mình là cãi lại GV;… nên phần nào gây khó khăn và các hạn chế nhất định cho việc hình thành và phát triển của HS.

Kết luận chƣơng 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã trình bày khá cụ thể và rõ ràng các vấn đề: khái niệm, biểu hiện của tƣ duy phản biện; khái niệm tƣ duy sáng tạo và mối quan hệ giữa tƣ duy phản biện và tƣ duy sáng tạo.

Ngoài ra cũng đã làm rõ đƣợc vai trò quan trọng của việc rèn luyện tƣ duy phản biện vào việc góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu dạy học môn Toán nói riêng; đáp ứng các yêu cầu của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác, tính sáng tạo, có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống,… của ngƣời học.

Kết quả tìm hiểu thực trạng tƣ duy phản biện và việc rèn luyện tƣ duy phản biện cho thấy: một số GV còn chƣa hiểu rõ về tƣ duy phản biện, trong các giờ học HS còn chƣa đƣợc tƣ duy phản biện nhiều. Vì vậy, rèn luyện tƣ duy phản biện trong dạy học môn Toán là việc làm thật sự cần thiết và là cơ sở cho việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả học tập môn Toán cho HS.

Trên cơ sở nghiên cứu những lí luận và thực tiễn về tƣ duy phản biện và rèn luyện tƣ duy phản biện là cơ sở quan trọng trong việc đề ra các biện pháp rèn luyện tƣ duy phản biện của HS. Nội dung các biện pháp rèn luyện tƣ duy phản biện thông qua dạy học chủ đề đƣờng tròn lớp 9 sẽ đƣợc chúng tôi trình bày cụ thể trong chƣơng sau.

CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƢ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY

HỌC CHỦ ĐỀ ĐƢỜNG TRÒN 2.1. Định hƣớng xây dựng và thực hiện biện pháp

2.1.1. Định hướng 1

Hệ thống các biện pháp phải thể hiện rõ ý tƣởng góp phần phát triển TDPB cho HS, đồng thời cũng góp phần quan trọng vào việc làm cho HS nắm vững các tri thức, kĩ năng môn học.

2.1.2. Định hướng 2

Hệ thống các biện pháp phải có tính khả thi, có thể thực hiện đƣợc trong quá trình dạy học

2.1.3. Định hướng 3

Trong quá trình thực hiện các biện pháp cần quan tâm đúng mức tới việc tăng cƣờng hoạt động cho ngƣời học, khuyến khích ngƣời học thể hiện quan điểm cá nhân, phát huy tối đa tính tích cực, độc lập cho ngƣời học.

2.2. Một số biện pháp phát triển tƣ duy phản biện cho học sinh trung học cơ sở dạy học chủ đề đƣờng tròn cơ sở dạy học chủ đề đƣờng tròn

2.2.1. Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích và tổng hợp đề bài từ đó tìm cách giải quyết bài toán nhằm phát triển tư duy phản biện cho từ đó tìm cách giải quyết bài toán nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh

2.2.1.1. Cơ sở của biện pháp

Theo chƣơng I, tƣ duy phản biện đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở các tƣ duy cơ bản nhƣ: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa,...

Đối với HS lớp 9 rèn luyện kĩ năng vẽ hình, xem xét giả thiết, phân tích và tổng hợp đề bài rất quan trọng.

Khi thực hành giải toán, để thực hiện điều này ta cần phân tích thấy rõ các bƣớc để giải một bài toán, tìm mối quan hệ gần gũi giữa bài toán cần giải quyết với những bài toán đã biết.

Đọc hiểu đề bài và vẽ hình chính xác là một trong những yếu tố quyết định đến việc giải một bài toán hình học. Sau khi vẽ hình xong cần phải quan sát hình vẽ xem có thể hiện đầy đủ giả thiết trên hình chƣa ( cần chú ý các kí hiệu theo quy ƣớc). Trên cơ sở phân tích đề bài và sử dụng nền tảng kiến thức đã có ở các bài học trƣớc HS sẽ định hƣớng đƣợc việc giải bài toán. Do vậy, GV cần khai thác tốt giờ luyện tập để HS biết sử dụng dụng cụ vẽ thói quen: muốn vẽ hình chính xác trƣớc hết phải nắm chắc đề bài, bài cho gì và yêu cầu gì, nghĩa là phải phân biệt rõ ràng giả thiết và kết luận.

2.2.1.2. Cách thực hiện biện pháp

Trong quá trình học tập, khi học sinh tiếp cận với một khái niệm mới, một định nghĩa hay một định lí, bƣớc đầu tiên là thông qua quan sát ví dụ cụ thể, đối với hình học thì là hình vẽ để học sinh thấy đƣợc sự tồn tại và đặc điểm của đối tƣợng đó. Quá trình nhận thức này đòi hỏi học sinh phải biết phân tích, so sánh, tổng hợp để có thể nêu ra đặc điểm, từ đó hình thành đặc trƣng về khái niệm để khắc sâu kiến thức. Sau khi học sinh có đƣợc khái niệm và định nghĩa, GV đƣa ra các ví dụ và phản ví dụ để học sinh nhận dạng và so sánh từ đó học sinh có thể khái quát hóa và tự xây dựng ví dụ và phản ví dụ.

Chẳng hạn, khi dạy học vị trí tƣơng đối của đƣờng thẳng và đƣờng tròn. Học sinh quan sát hình vẽ (hình 2.1), tìm số điểm chung của đƣờng thẳng và đƣờng tròn trong ba trƣờng hợp.

Học sinh nhận thấy, số điểm chung lần lƣợt là: Hình 2.1.a đƣờng thẳng và đƣờng tròn có hai điểm chung, Hình 2.1.b đƣờng thẳng và đƣờng tròn có một điểm chung và Hình 2.1.c đƣờng thẳng và đƣờng tròn không có điểm chung nào. Từ đó nhận thấy 3 vị trí tƣơng đối giữa đƣờng thẳng và đƣờng tròn.

GV giới thiệu: Căn cứ vào số điểm chung của đƣờng thẳng và đƣờng tròn mà ta có ba vị trí tƣơng đối của chúng: đƣờng thẳng và đƣờng tròn cắt nhau, đƣờng thẳng và đƣờng tròn tiếp xúc nhau, đƣờng thẳng và đƣờng tròn không giao nhau.

GV gợi ý cho HS nhận xét so sánh khoảng cách từ O đến đƣờng thẳng a (độ dài đoạn OH) với bán kính R của đƣờng tròn tâm O trong từng trƣờng hợp.

HS nhận thấy khi đƣờng thẳng và đƣờng tròn cắt nhau thì OHR; khi đƣờng thẳng và đƣờng tròn tiếp xúc nhau thì OHR; còn khi đƣờng thẳng và đƣờng tròn không giao nhau thì OHR.

Để có đƣợc những nhận xét trên HS phải xem xét, phân tích, so sánh, tìm ra các đặc điểm của đối tƣợng trên hình và điểm khác biệt giữa các hình.

Qua những phân tích trên HS thấy đƣợc ba vị trí tƣơng đối giữa đƣờng thẳng và đƣờng tròn, hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đƣờng tròn đến đƣờng thẳng và bán kính của đƣờng tròn, điều kiện tiếp xúc của đƣờng thẳng và đƣờng tròn. Khi nắm đƣợc, học sinh tổng hợp lại kiến thức dƣới dạng bảng tóm tắt để ghi nhớ.

Để vận dụng kiến thức vào bài toán cụ thể, GV đƣa ra yêu cầu:

Cho đƣờng thẳng d và một điểm O cách d một khoảng bằng 8cm. Vẽ

đƣờng tròn tâm O, bán kính 11cm.

a) Xét vị trí tƣơng đối của d và đƣờng tròn (O).

b) Gọi B và C là các giao điểm của đƣờng thẳng d và đƣờng tròn (O).

Tính độ dài BC.

GV dành thời gian để học sinh đọc kĩ yêu cầu đề bài, HS phân tích yêu cầu cần làm gì, HS vẽ hình và vận dụng kiến thức nào để giải quyết bài toán. Để tìm đƣợc lời giải các em phải đặt và trả lời một số câu hỏi, quá trình đó đòi hỏi các em

phải quan sát, phân tích, chọn lựa có kết quả. Các hoạt động trên nhằm giúp các em rèn luyện các thao tác tƣ duy và là cơ sở để phát triển tƣ duy phản biện.

Trong quá trình giải bài tập, GV cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ hình, tóm tắt và phân tích đề bài. Vẽ đƣợc hình và viết giả thiết, kết luận rõ ràng là uêu cầu bắt buộc của Hình học lớp 9, khi làm đƣợc nhƣ vậy, thì học sinh cũng đã hiểu đƣợc mối quan hệ giữa đề bài và câu hỏi. Để có đƣợc điều này, HS luôn phải liên hệ với kiến thức đã học với bài toán. Trong quá trình vẽ hình luôn tự đặt câu hỏi, ví dụ: vẽ nửa đƣờng tròn ra sao? Tiếp tuyến với đƣờng tròn vẽ thế nào? Tam giác đều trong đƣờng tròn thì phải vẽ nhƣ thế nào? Và nếu thế thì có những tính chất gì đi kèm?… Giáo viên phải đề nghị học sinh vẽ hình cẩn thận, tránh ký hiệu quá nhiều. Sau khi đã vẽ đƣợc hình và tóm tắt đƣợc đề bài, HS sẽ thực hiện các bƣớc phân tích bài toán để tìm lời giải.

Trong các phƣơng pháp đã thực hiện trong chƣơng trình THCS, giải bài tập hình học bằng phƣơng pháp phân tích đi lên (phƣơng pháp dùng lập luận để đi từ vấn đề cần giải quyết dẫn tới điều đã cho trong một bài toán) là phƣơng pháp học sinh dễ hiểu, có hệ thống, chặt chẽ và hiệu quả.

Bài toán 1.1:

Cho đƣờng tròn O R;  và điểm M với OMR 2. Vẽ hai đƣờng MB và MA qua điểm M tiếp xúc đƣờng tròn (O) tại A và B.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề đường tròn lớp 9 theo hướng phát triển tư duy phản biện​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)