Nhận định tình hình kinh tế thị trường năm

Một phần của tài liệu BÁO cáo THƯỜNG NIÊN 2011 HPT KNOWING IT AM TƯỜNG CÔNG NGHỆ THẤU HIỂU THÔNG TIN 2012 năm xây dựng bản sắc phần mềm và dịch vụ (Trang 53 - 54)

Năm 2012, kinh tế Việt Nam vẫn đang đối mặt với lạm phát, bất ổn, các chính sách thắt chặt tiền tệ, tài khóa sẽ vẫn là công cụ chính để kiềm chế lạm phát, các chuyên gia kinh tế đưa ra các khuyến nghị doanh nghiệp cần có cái nhìn dài hạn với kế hoạch cho 03-05 năm tới, chấp nhận khó khăn hiện tại để đạt mục tiêu ổn định trong dài hạn. Doanh nghiệp cần xác định mọi kế hoạch kinh doanh của năm 2012 trong điều kiện lạm phát vẫn cao, dù cả năm có thể xuống dưới 1 con số nhưng chắc không sớm được trong nửa đầu năm 2012. Như vậy, không thể kỳ vọng rằng, lãi suất sẽ giảm xuống khi lạm phát chưa đạt được kỳ vọng.

Môi trường kinh doanh Việt Nam đang trong lúc vô cùng nhạy cảm. Con số doanh nghiệp buộc phải tạm dừng hoạt động đang được dự báo là sẽ tăng lên khi niềm tin kinh doanh về môi trường kinh doanh Việt Nam trong hàng loạt các cuộc điều tra, khảo sát đều theo xu hướng giảm. Theo công bố chính thức, số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động của năm 2011 đã lên tới khoảng 48.000 doanh nghiệp, và chỉ trong quý 1 năm 2012 đã có gần 12.000 doanh nghiệp đóng cửa, giải thể. Nhiều doanh nghiệp dự kiến chỉ duy trì hoặc giảm quy mô kinh doanh hay đóng cửa là vì chi phí kinh doanh cao, thực thi luật pháp kém, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, tệ quan liêu và tham nhũng gia tăng.

Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận tình hình đặc biệt nghiêm trọng của kinh tế năm 2012. Thế khó buộc cả Chính phủ và doanh nghiệp phải đặt cho mình những ưu tiên hành động đặc thù dành riêng cho thời điểm đặc biệt này, nhất là cách phân bổ nguồn lực.

Chính phủ đã xác định mục tiêu tổng quát của năm 2012 là: “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.”. Với các chỉ tiêu kinh tế chính là: kiềm chế lạm phát dưới 10%; GDP tăng khoảng 6-6,5%; bội chi ngân sách bằng 4,8% GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 12-13% so với năm 2011; nhập siêu 11,5-12% tổng kim ngạch xuất khẩu; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 33,5 - 34% GDP.

Trong lĩnh vực CNTT năm 2012, nhìn nhận chung của các chuyên gia là thị trường vẫn tiếp tục khó khăn, thậm chí hơn cả năm 2011. Chính phủ vẫn tiếp tục siết chặt chi tiêu, trong đó có CNTT. Thị trường CNTT do đó sẽ tiếp tục “tối”, không “sáng” hơn năm 2011.

Ảnh hưởng của Nghị định 102 quy định về quy trình thực hiện dự án đầu tư CNTT có nguồn vốn ngân sách nhà nước có nhiều bất cập đã và đang tiếp tục làm cho các dự án này không thể triển khai thuận lợi nhanh chóng, gây nhiều khó khăn ách tắc.

Tuy nhiên, một số địa phương, bộ, ngành cũng đã ủng hộ phát triển CNTT, Bộ TT-TT vừa ký thông tư về quản lý tài chính đổi với việc thực hiện chương trình CNTT, thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/4/2012 sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Tại Tp.HCM, Lãnh đạo Thành

56 hptVIETNAM CORPORATION

BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

phố cam kết không cắt giảm đầu tư cho CNTT năm 2012.

Ngày 17/2/2012, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc chuẩn bị chuyển đổi, kiện toàn mô hình Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT-TT theo hướng thành lập Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch.

Đánh giá tình hình thị trường 2012, tổ chức IDG dự báo: Chi tiêu CNTT Việt Nam sẽ tăng 19% trong năm 2012, tổng doanh số khoảng 3,25 tỷ USD; Ứng dụng đám mây tại Việt Nam sẽ chuyển từ giai đoạn thăm dò sang giai đoạn triển khai ứng dụng rộng rãi; Hợp nhất viễn thông sẽ thúc đẩy các công ty viễn thông tập trung hơn vào dịch vụ khách hàng; Smartphone sẽ đạt mốc 2,7 triệu chiếc vào năm 2012 và tăng sử dụng smartphone sẽ kích thích phát triển các ứng dụng giá trị gia tăng cho điện thoại di động; Thị trường bảo mật xác thực (security authentication) sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2012; Thị trường máy tính bảng của Việt Nam sẽ tăng trưởng 92% trong năm 2012; Xu hướng giản lược kênh phân phối trong thị trường PC sẽ rõ ràng hơn vào năm 2012; Thanh toán điện tử (ePayment) có tiềm năng phát triển mạnh trong năm 2012 và Sự tăng trưởng liên tục và mạnh mẽ của mạng xã hội sẽ giúp tăng cường thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THƯỜNG NIÊN 2011 HPT KNOWING IT AM TƯỜNG CÔNG NGHỆ THẤU HIỂU THÔNG TIN 2012 năm xây dựng bản sắc phần mềm và dịch vụ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)