Cơ sở hình thành văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo tỉnh Xiêng

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo tỉnh xiêng khoảng, cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 65)

2.1. Cơ sở hình thành văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo tỉnhXiêng Khoảng hiện nay Xiêng Khoảng hiện nay

2.1.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Xiêng Khoảng

Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Xiêng khoảng là một trong 17 tỉnh, thành phố của nước CHDCND Lào, Xiêng Khoảng là tỉnh miền núi, cao nguyên, nằm ở vùng Đông Bắc của Lào cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 400 km. Tổng diện tích của cả tỉnh là 16.850 km . Phía Đông giáp tỉnh Nghệ An (Việt Nam) với2 đường biên giới dài 160 km, phía Tây giáp tỉnh Luộng-pha-băng (100 km), phía Đông Bắc giáp tỉnh Hủa-phăn (160 km), phía Nam giáp với tỉnh Bô-ly- khăm-xay (70 km) và tỉnh Viêng chăn (150 km). Xiêng Khoảng là một tỉnh miền núi: đồi núi chiếm 90% (khoảng 6,3% diện tích cả nước), cao nguyên chiếm 8% và đồng bằng 2%, có độ cao từ 500 - 2.820 m so với mực nước biển, trong đó trung tâm của tỉnh có độ cao trung bình là 1,000 m.

Khí hậu tại tỉnh Xiêng Khoảng có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3, nhiệt độ mùa này nói chung thấp, trung bình khoảng 17,7 độ C. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, từ tháng 6 đến tháng 8 là những tháng mưa nhiều nhất, nhiệt độ trung bình của những tháng này khỏang 23,6 độ C. Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh có khí hậu ấm áp, nhiệt độ trung bình cả năm là 20,6 độ C, lượng mưa trung bình là 1.286 mm/năm, lượng nắng trung bình là 22.100 h/năm hoặt khoảng 05h/ngày, gió thổi quanh năm từ Đông sang Tây với tốc độ trung bình 25km/h. Tốc độ lớn nhất của gió 85 km/h

Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Xiêng Khoảng rất phong phú bao gồm nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đó là:

Tài nguyên nước: Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh có địa hình dốc là nơi xuất phát của nhiều dòng sông có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - năng lượng thủy điện của Quốc gia. Đặc biệt là đối với những tỉnh ở miền Trung Lào. Một số con sông lớn như: Nặm Ngưm, Nặm Nghiệp, Nặm Săn, Nặm Nơn, Nặm Mắt, Nặm Mô, Nặm Khan.

Tài nguyên đất: Diện tích cả tỉnh là 1.685.000 ha (16.850 km2). Trong đó, 970.391,5 ha (57,59%) là vùng đất có độ dốc từ 55% trở lên, không phù hợp để trồng trọt. Tuy nhiên, tỉnh Xiêng Khoảng vấn còn có 714.608,5 ha (42,41%) diện tích đồng bằng có thể sử dụng được vào sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên rừng: Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh giàu có và phong phú với tài nguyên rừng. Tổng diện tích rừng hiện có 741.170 ha (chiếm 44% diện tích của cả tỉnh). Trong đó, có nhiều loại gỗ có giá trị cao và hiếm: gỗ Sa Mu, gỗ Pơ mu, gỗ Dáng hương, gỗ kiền kiền, gỗ sao xanh, gỗ chò chỉ, gỗ thong.

Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Xiêng khoảng có nhiều tài nguyên khoáng sản: sắt, than đá, quặng vàng, quặng đồng, đá granit và các loại quặng khác.., là điều kiện thuận lợi cho quá trình từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá, và là động lực thúc đẩy cho kinh tế phát triển, đồng thời từng bước góp phần vào việc giải quyết và cải thiện đời sống của nhân dân ngày càng tốt hơn [2, tr.1].

Điều kiện kinh tế

Tỉnh Xiêng Khoảng có đường quốc lộ số 7 đi ngang qua, từ phía Tây Nam sang phía Đông, từ tỉnh Luông Phạ Bang qua các huyện và thị xã Phôn Xã Văn, kéo dài đến cửa khẩu Nằm Cắn vào tỉnh Nghệ An nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Với chiều dài 269 km, Quốc lộ 7 rất thuận lợi cho giao thông vận tải và thương mại, đồng thời là cầu nối giữa các tỉnh trong cả nước và với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra tỉnh còn có đường số 6, từ huyện Khăm đến biên giới tỉnh Hoá Phăn có chiều dài 96 km và các con đường khác của địa phương, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế trong tỉnh và các tỉnh trong nước.

Trong tỉnh có nhiều vùng du lịch tự nhiên và văn hoá cổ xưa như cánh đồng Trum thuộc huyện Péch thị xã Phôn Sạ Vắn 7 km, suối nước Nóng thuộc huyện Khăm cách thị xã Phôn Sạ Vắn 75 km, đây là một khu du lịch nổi tiếng của tỉnh thu hút nhiều du khách trong nước và nước ngoài đến thăm.

Tỉnh còn có sông như Nặm Ngừm, Nặm Xiêng, Nặm Mô, Nặm khô, Nặm Nhuôn, Nặm Săn, tạo điều kiện rất thuận lợi về phát triển kinh tế và cung cấp nguồn nước phục vụ đời sống nhân dân các bộ tộc trong tỉnh.

Hiện nay kinh tế của tỉnh đã có sự phát triển đáng kể, tổng sản phẩm nội tỉnh năm 2015 - 2016 là: 2,298.74 tỷ kíp (tương đương 294.71 triệu USD), tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,6%/năm. Thu nhập bình quân đầu người 8,647,764 kíp, (tương đương 1,100 USD/người/năm). Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế có chuyển biến tiến bộ, đúng hướng. Tỷ trọng nông nghiệp - dịch vụ trong GDP và bình quân đầu người tăng.

Đầu tư của nhà nước cho 207 dự án, đạt 100% kế hoạch trong năm. Trong đó lĩnh vực kinh tế đạt được 44 dự án; văn hóa - xã hội 91 dự án, du lịch 8 dự án và phát triển cơ sở hạ tầng 64 dự án; đầu tư của tư nhân trong nước và ngoài nước 20 dự án. So với những năm trước, đầu tư phát triển có trọng điểm và trọng tâm hơn, góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn.

Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển biến tích cực, theo hướng sản xuất hàng hóa; cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước được chuyển đổi đa dạng, trồng trọt phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường; chăn nuôi đã có bước phát triển các vùng chuyên canh theo hướng công nghiệp, quy mô lớn, tập trung; sản xuất lâm nghiệp đang chuyển dần theo hướng xã hội hoá.

Về thương mại, du lịch, vận tải, điện lực, bưu điện và cơ sở hạ tầng có bước chuyển biến tốt đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngoài buôn bán giao lưu lượng hàng hoá trong tỉnh, còn có hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là

ngô, gỗ, trị giá 219.28 tỷ kíp (tương đương 28.11 triệu USD), tăng 72.41% so với năm 2012, phần lớn là xuất khẩu sang Việt Nam và Trung Quốc; nhập khẩu trong nước trị giá 144 tỷ kíp (tương đương 18.46 triệu USD), tăng 45.32% so với năm 2012, chủ yếu là hàng hoá công nghiệp, máy móc phục vụ nông nghiệp, vật tiệu xây dựng và phụ tùng phương tiện.

Các ngành dịch vụ thương mại tiếp tục phát triển theo hướng thị trường hàng hoá, phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng được mở rộng, đáp ứng được nhu cầu mua và bán của nhân dân; các loại hình giao dịch thương mại văn minh, hiện đại đang hình thành và phát triển.

Tuy nhiên, đến nay tỉnh Xiêng Khoảng vẫn là một trong các tỉnh chậm phát triển: kinh tế phát triển chưa vững chắc, mức tăng trưởng còn thấp so với khu vực và chưa tương xứng với tiềm năng. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, doanh nghiệp còn nhỏ bé, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế còn thấp; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng chưa theo kịp như phát triển kinh tế - xã hội. Một số vấn đề y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội, môi trường còn bất cập.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng lần thứ VII năm 2015 đã nêu mục tiêu phấn đấu thời kỳ 2016 - 2020 về kinh tế - xã hội của Tỉnh như sau: Đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế của Tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 bình quân đầu người phải đạt được 1.600 USD/người. Chuyển hoá cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển mạnh trong mọi mặt, xây dựng cơ sở hạ tầng chuyển sang công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chuyển hoá cơ cấu lâm nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Phấn đấu thu nhập vào ngân sách của tỉnh trong 5 năm đạt được 8% của GDP, tăng bình quân hàng năm 1,9% của GDP. Đảm bảo mục tiêu tốc độ phát triển kinh tế toàn tỉnh từ năm 2016 đến năm 2020 đạt được 8,5% trở lên [28, tr.9].

Điều kiện chính trị - xã hội

Đơn vị hành chính và các dân tộc: Tỉnh Xiêng Khoảng có tất cả 8 huyện, 56 Cụm bản, gồm 517 bản, 42.066 hộ gia đình, dân số 260.534 người (128.051 nữ), mật độ dân số là 15 người/km2, tỉ lệ tăng dân số là 1,7%/năm,

tuổi thọ trung bình là 62 tuổi. Có 37 bộ tộc: Lào 44,5 %, Mông 38,4%, Khơ mú 8,1%, Thái 5%, Phòng 2,4% và các bộ tộc khác 1,6% [2, tr.2].

Tình hình chính trị của Tỉnh Xiêng Khoảng ổn định và an bình, cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lào, yên tâm công tác, lao động, sản xuất, đời sống của nhân dân tương đổi ổn định. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố; vai trò và hiệu lực lãnh đạo, quản lý của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân tiếp tục được tăng cường; quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở ngày càng được phát huy; công tác xây dựng Đảng được chỉ đạo thực hiện trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên được nâng cao từng bước. Tỉnh đã xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện có kết quả một số chỉ thị, nghị quyết, chuyên đề, chương trình và nhiều đề án lớn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác cán bộ có chuyển biến tích cực, số cán bộ được đi đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng lên.

2.1.2. Những yếu tố cấu thành văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng

Văn hóa truyền thống, phong tục tập quán

Ngoài văn hóa truyền thống chung của cả nước, tỉnh Xiêng Khoảng còn mang yếu tố dung hòa cá sắc thái văn hóa của từng dân tộc anh em sống trên mảnh đất này do vậy tạo thành phẩm cách đặc biệt mang tính bền vững đặc trưng cho Xiêng Khoảng. Về ngôn ngữ, Xiêng Khoảng gồm các thứ tiếng: Lào, Phù Thay, Ma Kong đây là tiếng nói của các dân tộc khác nhau như: Lào, Pay Say, tiếng Phù Thay và tiếng Ma Kong không có chữ, chỉ có tiếng nói để giao tiếp cùng dân tộc với nhau, khi quan hệ giao tiếp với dân tộc Lào là nói tiếng Lào. Tỉnh có các trường ca văn hóa như: Cong Chình, Khen, Cong Nhao, các loại trường ca này dung để biểu diễn khi có lễ hội, và lễ hội trong phật giáo. Còn Khen là một trường ca khá phổ biến cả nước Lào. Đây là nét đặc trưng đặc sắc, đặc biệt của dân tộc Lào, khi được nghe tiếng Khen, lúc

nào người Lào cũng vui mừng, ai ai ở đâu cũng nhớ tới ông bà, cha mẹ, nhớ tới quê hương đất nước mình.

Ngoài ra, tỉnh Xiêng Khoảng còn có nhiều điểm đặc sắc về văn hóa trong cả nước như: Lăm Mương Phuôn, Lăm Phù Thay và các lễ hội truyền thống của các dân tộc như: Bun Pi May có nghĩa là lễ năm mới trong đó có lễ té nước cũng như chúc ông bà, cha mẹ, bạn bè anh em, người cấp trên và có lễ buộc tay để có sức khỏe và mọi sự tốt lành trong năm mới. Tiếp đến là lễ Khao Khay Noi, lễ hội thường được tổ chức vào khoảng thời gian tháng 10 đến tháng 11 dương lịch. Lễ hội diễn ra với mục đích gọi hồn những người đã khuất về ăn. Ngoài ra còn có lễ hội Họ Pha Khao, lễ hội diễn ra vào khoàng thời gian tháng 5 đến tháng 6 dương lịch hằng năm, lễ hội diễn ra với mục đích cầu phúc, cầu tài lộc, sức khỏe cho anh em bạn bè, ngoài những lễ hội trên ở hằng năm có hang chục lễ hội khác diễn ra, người dân ở tỉnh Xiêng Khoảng phần lớn theo đạo Phật.

Trước đây với trình độ sản xuất thấp kém, vốn tri thức còn hạn chế, chưa hiểu biết quy luật tự nhiên, trình độ tư duy chưa phát triển cho nên chưa lý giải được hiện tượng tự nhiên, còn lệ thuộc vào sức mạnh của tự nhiện. Vì thế trong tư tưởng, trong các lễ, phong tục tập quán còn in đậm niềm khát vọng vào thế giới thần linh theo quan niệm: “vạn vật hữu hình” (tín ngưỡng đa thần giáo), tin vào chúa trời, tin vào ma quỷ. Điều đó chi phối toàn bộ tinh thần và hoạt động của con người, đã hạn chế sự sáng tạo, năng động của cá nhân và cộng đồng, cản trở quá trình tìm tòi, áp dụng cái mới vào sản xuất phát triển kinh tế - xã hội.

Văn hóa Lào nói chung và văn hóa tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng, đã hình thành và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đấu tranh, hy sinh trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước nối tiếp nhau, đấu tranh với tự nhiên, xã hội đào luyện và tích tụ tạo thành giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Đó là tinh thần cần cù sáng tạo, tinh thần đấu tranh bất khuất, tinh thần yêu quê

hương, đoàn kết yêu thương nhau, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong đấu tranh, trong xây dựng, trong sản xuất và trong cuộc sống.

Vì vậy văn hóa tinh thần đã trở thành kho tàng quý báu, trở thành sức mạnh vật chất trong việc bảo vệ và xây dựng tỉnh Xiêng Khoảng trong lâu dài, trở thành truyền thống quý báu và là “ngọn lửa” không bao giờ tắt, đã được phát huy trong lịch sử đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, qua đó làm cho vai trò của văn hóa lịch sử càng ngày được nâng cao và đã đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp bảo vệ xã hội đất nước Lào cũng như xây dựng tỉnh Xiêng Khoảng ngày càng hiện đại hơn.

Nói đến truyền thống dân tộc tỉnh Xiêng Khoảng phải đề cập tới lòng yêu nước nồng nàn, ý trí không có gì quý hơn độc lập tự do trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Xiêng Khoảng là quê hương anh hùng đặc biệt là huyện “Phu cụt” là huyện anh hùng, là quê hương của nhiều chiến sĩ, cán bộ lãnh đạo cách mạng lão thành.

Từ khi có Đảng cộng sản Đông Dương và sau này là Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo với đường lối, chính sách đúng đắn, nhân dân các bộ tộc ở đây với tinh thần chiến đấu, sự đoàn kết gắn bó càng được nâng lên trong mọi hoàn cảnh khác nhau.

Thực tiễn Xiêng Khoảng hiện nay, đã và đang đòi hỏi các cán bộ lãnh đạo thông thạo về các mặt nhất là trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, am hiểu phong tục tập quán, tâm lý truyền thống của các bộ tộc trên địa bàn, trong quản lý xã hội, đúng quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Môi trường chính trị

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của lịch sử nhân loại, khẳng định vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa Tư Bản, nhằm giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột về phương diện giai cấp, dân tộc và xã hội, tiến tới xậy dựng một xã hội tốt đẹp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Được sự tuyên truyền giáo dục của

chủ tịch Hồ Chí Minh và những đảng viên đầu tiên của Đảng nhân dân cách mạng Lào, hệ tư tưởng Mác - Lênin và ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 đã thâm nhập ngày càng toàn diện và sâu sắc vào đời sống văn hóa chính trị Lào, cũng như tỉnh Xiêng Khoảng, trước hết là tác động đến việc thành lập Đảng nhân dân cách mạng Lào và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng nhân dân cách mạng Lào.

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo tỉnh xiêng khoảng, cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)