Thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo tỉnh xiêng khoảng, cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 83)

Khoảng hiện nay

Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ mức độ đúng đắn của đường lối và việc cụ thể hóa đường lối chính xác, kịp thời cũng như việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thắng lợi đều phụ thuộc ở chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Cán bộ lãnh đạo là người xây dựng và hoạch định đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội. Lãnh đạo chính trị là lãnh đạo bằng cương lĩnh chính trị, đường lối chính trị và tổ chức, đưa chủ trương, đường lối đó vào cuộc sống bằng các biện pháp tập hợp, huy động quần chúng thực hiện. Những cán bộ lãnh đạo chính trị ở tỉnh là những người có năng lực nhận thức và quy luật vận động khách quan của xã hội trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nhận ra những vấn đề của đời sống thực tiễn, từ những tiềm năng, cơ hội, thách thức cho đến những mâu thuẫn, hạn chế cụ thể cho sự phát triển. Trên cơ sở đó vận dụng lý luận cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn, từ đó đề ra những chủ trương, chiến lược, sách lược, phương thức để lãnh đạo cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng tiến hành giải quyết các nhiệm vụ cách mạng đặt ra.

2.2.1 Tri thức chính trị của cán bộ lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng

Cán bộ lãnh đạo có vị trí quan trọng to lớn trong sự vận động phát triển của đời sống chính trị - xã hội. Trước hết, họ là các chủ thể chính trị đóng vai trò nắm bắt quy luật phát triển của lịch sử - xã hội để vạch ra đường lối chính sách có ý nghĩa chiến lược, sách lược của tiến trình cách mạng, lãnh đạo và tổ chức các lực lượng quần chúng thực hiện thành công các chủ trương, đường lối đó trong thực tiễn.

Tri thức chính trị và chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ này vừa có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài, quy định sự thành bại của các chiến lược phát triển đất nước. Để hoàn thiện nhiệm vụ vẻ vang và nặng nề được giao phó, người cán bộ lãnh đạo chính trị phải là những người vừa có đức có tài,

hai mặt đó phải thống nhất biện chứng trong một cấu trúc nhân cách thống nhất. Chúng ta không thể xây dựng thành công CNXH nếu như không xây dựng được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị với những yêu cầu rất cao về trình độ trí tuệ, về năng lực tổ chức thực tiễn, về phẩm chất và tư cách đạo đức ngang tầm với những đòi hỏi của một sự nghiệp mới, một thời đại mới.

Đối với cán bộ lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng, hầu thết các cán bộ lãnh đạo đều là người có tri thức với việc được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác lãnh đạo của mình, điều này thể hiện ở dưới bảng sau đây:

Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo tại tỉnh Xiêng Khoảng hiện nay

ST T Trình độ chuyên môn Số lượng Nam Nữ Tỷ lệ 1 Cấp cơ sở 15 15 0 7.54% 2 Trung cấp 49 36 13 24.6% 3 Cao đẳng 38 35 3 19.1% 4 Đại học 46 45 1 23.16% 5 Thạc sĩ 46 43 3 23.16% 6 Tiến sĩ 5 5 0 2.6% Tổng 199 179 20 100%

Nguồn: Báo cáo Tổng kết của Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng lần thứ VII từ ngày 6 đến mùng 8 tháng 5 năm 2015, tr.7

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy được các cán bộ lãnh đạo tại tỉnh Xiêng Khoảng đều là những cán bộ đã được đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ mà mỗi cán bộ đảm nhiệm trong thực tiễn tại các cơ quan. Trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo tại tỉnh có 68.02% trong tổng số 100% cán bộ lãnh đạo có trình độ từ cao đẳng trở lên, và khi xem xét số cán bộ có trình độ đại học trở lên cũng rất cao chiếm 48.92% trong tổng số cán bộ. Với những con số này chúng ta có thể thấy được các cán bộ lãnh đạo là những người có tri thức, có kinh nghiệm và kiến thức hết sức sâu rộng đủ để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của cá nhân cũng như của cơ quan, tổ chức của mình.

Ngoài trình độ chuyên môn về các ngành và lĩnh vực, các cán bộ lãnh đạo của tỉnh Xiêng Khoảng còn được đào tạo bài bản về trình độ chính trị nhằm giúp cho các cán bộ lãnh đạo có thể hiểu rõ được cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào cũng như hiểu rõ các vấn đề quốc tế, các xu hướng chính trị trong thực tiễn. Tri thức về trình độ chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong tỉnh Xiêng Khoảng được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Trình độ lý luận của cán bộ lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng trong giai đoạn hiện nay

ST T

Trình độ lý luận Số lượng Nam Nữ Tỷ lệ

1 Không có 39 33 6 19.5%

2 Bồi dưỡng lý luận 12 12 0 6%

3 Cấp cơ sở 10 9 1 5% 4 Trung cấp 48 40 8 24.1% 5 Cao cấp 72 67 5 36.1% 6 Thạc sĩ 14 13 1 7% 7 Tiến sĩ 4 4 0 2% Tổng 199 178 21 100%

Nguồn: Báo cáo Tổng kết của Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng lần thứ VII từ ngày 6 đến mùng 8 tháng 5 năm 2015, tr.7

Trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo của tỉnh Xiêng Khoảng hiện nay, số cán bộ lãnh đạo đã được đào tạo về trình độ lý luận chính trị chiếm 74.2% trong tổng số cán bộ, trong đó số cán bộ đã được đào tạo cao cấp lý luận chính trị là cao nhất với 36.1%. Với việc đã, đang và sẽ tiếp tục được đào tạo chuyên sâu về lý luận chính trị sẽ giúp trình độ hiểu biết và nắm rõ tri thức chính trị của các cán bộ ngày càng sâu sắc hơn, từ đó giúp trang bị cho các cán bộ lãnh đạo của tỉnh Xiêng Khoảng có được nền tảng trong thời kỳ vận động và phát triển cũng như thay đổi không ngừng của nền kinh tế chính trị văn hóa của nước Lào cũng như trên thế giới.

Với việc được đào tạo về tri thức chính trị, các cán bộ lãnh đạo đã hình thành nên những nét văn hóa chính trị trong chính bản than mình cũng như là một mắt xích trong việc xây dựng, truyền bá và phát triển văn hóa chính trị nói chung cũng như văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo của nước Lào trong giai đoạn hiện nay.

Văn hóa chính trị của các cán bộ lãnh đạo hình thành qua việc tiếp nhận các tri thức chính trị sẽ góp phần tạo nên niềm tin chính trị, sự kiên định trong tư tưởng, tình cảm của mỗi người cán bộ lãnh đạo. Cùng với đó, nó cũng giúp cho các cán bộ lãnh đạo nhận thức và hành động quyết đoán để bảo vệ nền tảng tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Kayson Phomvihan cũng như đảm bảo vị trí lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với nhân dân và đất nước Lào hiện nay.

2.2.2 Truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức của cán bộ lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước các thế hệ của đất nước Lào đã cùng nhau xây đắp lên và để lại những di sản quý giá về nhiều mặt trong đó có không ít những giá trị đặc sắc về văn hóa chính trị. Đó là chính trị nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết hòa hợp, đồng thuận để phát triển, là chủ nghĩa yêu nước, khí phách quật cường chống lại mọi kẻ thù xâm lược.

Truyền thống văn hóa và văn hóa chính trị là một trong những đặc điểm nổi bật của lịch sử đất nước Lào. Văn hóa chính trị đó thấm sâu vào tâm hồn và tình cảm, đạo đức và lý trí, cách sống và hoạt động, vào tinh thần yêu nước, tinh thần yêu nước của các bộ tộc Lào. Chúng được hình thành ngay từ ngay từ khi mới dựng nước, đã trở thành vũ khí sắc bén giúp nhân dân Lào chống lại sự thống trị của các thế lực ngoại bang.

Hiện nay, văn hóa chính trị của các cán bộ trong tỉnh Xiêng Khoảng có sự chuyển biến mang tính bước ngoặt, đặc biệt là phẩn chất đạo đức của những cán bộ lãnh đạo. Nhiều chuẩn mực đạo đức lãnh đạo truyền thống và đạo đức lãnh đạo thời kỳ bao cấp đã được thay đổi căn bản theo quan niệm

mới. Đạo đức, tác phong, sự gương mẫu của người cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn đến quyết định, hiệu quả hoạt động của họ.

Với tư cách là người đứng đầu, định hướng, dẫn dắt và tập hợp quần chúng, người cán bộ lãnh đạo không những phải là đại diện tiêu biểu về trí tuệ mà còn là người có được những chuẩn mực đạo đức cách mạng trong sáng. Người lãnh đạo về thực chất là người đi giáo dục, đây là một phương diện quan trọng của lãnh đạo chính trị đó chính là lãnh đạo bằng sự gương mẫu, nghiêm khắc với bản thân, bao dung với người khác, lời nói nhất quán với hành động. lãnh đạo chính trị phải được xem như kiểu mẫu về văn hóa đạo đức, thực hành văn hóa đạo đức.

Đạo đức vốn được coi là cái gốc, là một trong nhữn nhân tố quan trọng nhất của nhân cách con người. Ở nước Lào nói chung và tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng, tư tưởng Phật giáo đã từng xem hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhất đối với nhà cầm quyền là sự trao đổi và thực hành đạo đức theo quan niệm thánh hiền để tạo lập cơ sở cho xã hội.

Trong lịch sử các nền chính trị truyền thống đã cho thấy một quy luật, khi vua chúa, quan lại xa đọa về đạo đức thì cũng là lúc xuất hiện mần họa của rối loạn và mất nước. Nêu gương đạo đức là một phương thức tổ chức hoạt động thực tiễn. Bởi khi người cán bộ lãnh đạo thực hiện trước nhân dân chẳng những họ để lại một tấm gương trong sáng khiến nhân dân tin cậy mà còn để nhân dân noi theo.

V.I.Lênin đã chỉ ra: “xét đoán một con người, không nên căn cứ vào lời người đó nói hoặc nghĩ về bản thân người đó như thế nào, mà phải căn cứ vào hành động của người đó”. Hồ Chí Minh cho rằng: “trước mắt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán 2 chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến”. Muốn nhân dân tin phục thì cán bộ phải gương mẫu làm trước, cán bộ lãnh đạo phải “tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc” (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ). Lúc đó cán bộ và nhân dân sẽ tọa thành một lực lượng cách mạng thống nhất, mạnh mẽ, có thể chiến thắng mọi kẻ thù, khắc phục được mọi khó khăn.

Khi cách mạng đã giành được chính quyền và khi chuyển từ chiến tranh sang hòa bình xây dựng, những yêu cầu về đạo đức đối với người cán bộ, Đảng viên chẳng những không giảm đi, trái lại còn tăng thêm. Trong di chúc nổi tiếng, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Lời căn dặn cuối cùng của Người đã nói vắn tắt và đầy đủ về mọi điều cốt tử nhất trong xây dựng Đảng cầm quyền trong việc quyết định vận mệnh của Đảng, của Nhà nước, vận mệnh của cả chế độ.

Trong lịch sử tỉnh Xiêng Khoảng, xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử đặc trưng của mình, các giá trị chính trị đã chiến một vị trí ưu tiên hàng đầu trong bảng giá trị xã hội, có sức mạnh cuốn hút và chi phối các giá trị kinh tế, giá trị đạo đức, giá trị pháp luật, giá trị thẩm mỹ, giá trị tôn giáo và tín ngưỡng văn hóa chính trị tỉnh Xiêng Khoảng gắn với lịch sử dựng nước và giũ nước lâu dài và tạo lập nên những truyền thống quý báu và nhất quán trong lịch sử, đến nay vẫn đang tiếp tục phát huy tác dụng to lớn trong những hình thức và biểu hiện mới.

2.2.3 Hành vi và năng lực ứng xử đối với cấp dưới và người dân của cán bộ lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng

Thực hiện nghị quyết đại hội X của Đảng nhân dân cách mạng Lào, phấn đấu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, kinh tế xã hội có sự chuyển biến mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định và ngày càng được nâng cao, mọi công dân được học hành, được chăm sóc sức khỏe, nhất là các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, có trường học, có phòng y tế, có nước sạch và có điện, cùng với đó nền văn hóa tốt đẹp của nhân dân được phát triển phong phú, phúc lợi được đảm bảo, đội ngũ cán bộ Đảng viên là lực lượng lao động có năng lực, đáp ứng yêu cầu cơ bản của sự phát triển đất nước nói chung và tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng, xã hội có trật tự kỷ

cương, có hệ thống chính trị dân chủ nhân dân mà Đảng là hạt nhân lãnh đạo vững mạnh.

Với tinh thần cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động, trong những năm gần đây, việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nhân dân tỉnh Xiêng Khoảng đã và đang thúc đẩy nền sản xuất ngày càng phát triển, với cơ cấu kinh tế giá đình có xu hướng tăng nhanh, phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thị trường. Năm vừa qua, toàn tỉnh có tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 12%. Cho đến nay, kế hoạch xói đói giảm nghèo đặt được 93%, giảm 12% so với năm 2015.

Văn hóa chính trị của người cán bộ lãnh đạo là sự thống nhất ở nhiều đặc điểm, phẩm chất biểu hiện trong quan hệ và hoạt động chính trị xã hội, trong các quan hệ và hoạt động lãnh đạo. Đó là sự thống nhất giữa lý trí và tình cảm, giữa đạo đức và tài năng, giữa bảng lĩnh và sự thích ứng, giữa nội dung và phong cách lãnh đạo, giữa hành vi bản năng và hành vi xã hội, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Điểm nhấn trong cấu trúc nhân cách văn hóa chính trị của người cán bộ lãnh đạo là phải có những phẩm chất vượt chội so với công dân. Các nhà tâm lý học lãnh đạo thường đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý tài năng phải có một cấu trúc nhân cách: thông minh, trí tuệ phát triển, hiểu biết rộng, am hiểu và chuyên môn.

Cán bộ lãnh đạo của tỉnh Xiêng Khoảng đã có khả năng tư duy lô gic, khái quát hóa, trừu tượng hóa tốt, đề phát hiện ra các vấn đề năng tính bản chất. Có năng tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu đã định với chất lượng hiệu quả cao. Có một số phẩm chất nổi bật, giàu tính nhân văn. Có bản lĩnh, hoạt động có mục đích với tinh thần trách nhiệm cao. Kiên quyết thực hiện đường lối chủ trương, mục tiêu đã định. Trung thực, không cơ hội, không tham nhũng, vụ lợi. Có tác phong dân chủ, khoa học, dám đấu tranh, hướng tới cái cao cả: chân thiện, mỹ, có trách nhiệm trong cuộc sống với gia đình, với cộng đồng nhân loại, đồng thời cán bộ lãnh đạo phải giàu tính sáng tạo, có

có tư duy độc lập và tư duy phê phán, luôn luôn đi vào các vấn đề bản chất nhằm tìm ra quy luật; say sưa nung nấu các ý tưởng mới, rất nhạy cảm, kiên trì vượt khó, lao vào cái mới. Dám quyết đoán, mạo hiểm một cách thông minh trước các tình huống thường ra nhiều phương án, tìm ra giải pháp mới độc đáo, tối ưu.

Cán bộ lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng trong thực tiễn luôn có được một ý

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo tỉnh xiêng khoảng, cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)