3.1. Phương hướng nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạotỉnh Xiêng Khoảng tỉnh Xiêng Khoảng
Phần này nên trích các quan điểm chỉ đạo của Đảng nhân dân cach mạngh lào và đang uy tỉnh xiêng khoảng ra và trình bày ngắn gọn lại thôi nhé
Bước vào đầu thế kỷ XXI, nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạng Lào đã và đang ra sức phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới, quyết tâm xây dựng đất nước Lào nói chúng, tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng ngày càng phồn vinh, thịnh vượng. Vấn đề tiếp tục và phát triển văn hóa chính trị ở Lào, phát huy vai trò của nó đối với quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị từng bước cơ sở vật chất, kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường mở rộng và giao lưu hợp tác quốc tế, xây dựng đời sống vật chất và tinh thần ngày càng nâng cao cho nhân dân là một vấn đề cấp thiết. Để tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa chính trị ở tỉnh Xiêng Khoảng hiện nay, cần thực hiện những phương hướng cơ bản sau đây:
3.1.1. Xây dựng và phát triển văn hóa chính trị phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của kinh tế
Việc xây dựng và phát triển văn hóa chính trị trong thời kỳ đổi mới hiện nay ở tỉnh Xiêng Khoảng cần chú ý đặc điểm của nền kinh tế để có những cơ chế, chính sách phù hợp, tạo nên sự phát triển hài hòa và thực chất của các chuẩn mực, hành vi chính trị. Chính trị vừa là biểu hiện tập trung của kinh tế, đồng thời có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế phải được thể hiện nhất quán và xuyên suốt thông qua
các thể chế và cơ chế chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Ở tỉnh Xiêng Khoảng hiện nay, nền kinh tế vẫn còn ở trong tình trạng nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, phân tán, manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp dựa trên lao động phổ thông và thủ công nghiệp là chính. Để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thi trường, cần phải chuyển đổi cơ cấu phối hợp và hợp tác giữa các vùng để sản xuất hướng tới thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Xây dựng và phát triển văn hóa chính trị phải hướng tới giải quyết tốt mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, đổi mới tư duy kinh tế, tạo ra quan hệ sản xuất mới phù hợp, kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vai trò chỉ đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể phải được xác lập, đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển và cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ của pháp luật. Tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế cần phải quán triệt trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Xiêng Khoảng.
Để đảm bảo sự phát triển kinh tế, công tác xây dựng Đảng phải là nhiệm vụ then chốt để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, chống nguy cơ tham nhũng, nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về kinh tế, nguy cơ chệch hướng, nguy cơ diễn biến hòa bình cũng như chống sự suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối sống do tác động tiêu cực của nền kinh tế tạo ra đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng.
Sự hình thành, tồn tại và phát triển của văn hóa chính trị có thể là trên cơ sở những đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế, của thực trạng kinh tế, của sự liên hệ những lợi ích kinh tế căn bản của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong nền kinh tế. Bởi vậy quá trình xây dựng và phát triển văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở tỉnh Xiêng Khoảng, phải xuất phát từ thực tế khách quan của nền kinh tế ở nước CHDCND Lào nói chung và ở tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng. Đó mới là cơ sở thực tiễn để hoạch định đường lối, chính sách kinh tế - xã hội có tính khả thi và phù hợp với điều kiện cụ thể ở tỉnh Xiêng Khoảng trong việc tháo gỡ những vướng mắc để phát triển.
Cùng với đó, hiện nay sự tác động của kinh tế toàn cầu, các cán bộ lãnh đạo của tỉnh đặc biệt là các cán bộ cấp cao trong tỉnh Xiêng Khoảng phải thận trọng trước những âm mưu của chủ nghĩa tư bản thực thi chiến lược “ngoại giao thân thiện”, “chi phối đầu tư” để dần dần tác động tới tỉnh nói riêng cũng như đất nước nói chung phải thay đổi đường lối, chính sách. Vì sức mạnh kinh tế của những tập đoàn tư bản quốc tế cùng với những “luật chói” kinh tế quốc tế, kết hợp với kinh tế tư nhân trong nước rất có thể tạo thành áp lực làm xoay chuyển chế độ chính trị. Như vậy, để nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo ở tỉnh Xiêng Khoảng trong những năm tới cần phải gắn liền với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Đây là yêu cầu đòi hỏi hoạt động tự giác của nhà nước, của đội ngũ cán bộ và nhân dân trong tỉnh Xiêng Khoảng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng và của Đảng NDCM Lào nói chung.
3.1.2. Nâng cao văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh phải gắn liền với việc tăng cường cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, đổi mới hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng
Xuất phát tư yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Đảng thời kỳ mới, không những kinh tế mở mà chính trị và văn hóa cũng mở. Trong bối cảnh như vậy, các trào lưu tư tưởng và chính trị phi mác xít ào ạt du nhập vào đất nước cũng như ở tỉnh Xiêng Khoảng qua nhiều kênh và các con đường khác nhau. Trong đó có vô số nội dung sai lầm và phản động núp dưới vỏ bọc tinh vi, mới mẻ và hấp dẫn, dễ dàng tạo ra một tâm lý sùng bái trong một số người. Điều đặc biệt nguy hiểm là quá trình “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị, văn hóa, tư tưởng được các thế lực thù địch thúc đẩy đang chuyển biến thành quá trình “tự diễn biến” về tư tưởng, văn hóa, lịch sử từ bên trong nội bộ chế độ bắt đầu từ chính lực lượng nòng cốt nhất của chúng ta đó là đội ngũ cán bộ lãnh đạo nếu các cán bộ không có khả năng đề kháng.
Mặt khác, trong điều kiện nhất nguyên chính trị, bên cạnh những thế mạnh và thuận lợi còn chứa đựng những yếu tố nguy cơ tiềm tàng như: nguy cơ tha hóa, không giữ được bản chất giai cấp công dân và tính nhân dân, tính dân tộc. Do đó, đối với Đảng cầm quyền phải đề phòng nguy cơ sai lầm về đường lối, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, xa rời quần chúng và sự tha hóa trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo ở tỉnh Xiêng Khoảng, nếu như nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng không được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả. Như vậy phương hướng chung cần phải được xác định rõ: chỉ có thể phát triển và nâng cao văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp trong quá trình gắn liền với việc tăng cường cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Đại hội X của Đảng NDCM Lào, để Đảng ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ lãnh đạo. Cần đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, Chỉnh đốn Đảng chủ yếu nhằm vào phòng chống và khắc phục hiện tượng phản văn hóa chính trị trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp trong tỉnh Xiêng Khoảng.
Nâng cao văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo là phải chú trọng tới sự tác động qua lại của văn hóa chính trị cá nhân và văn hóa chính trị của tổ chức trong HTCT. V.I.Lênin đã xác định: “không thể máy móc tách chính trị khỏi tổ chức” [8, tr.147]. Hồ Chí Minh cũng khẳng định rằng: “rời khỏi Đảng, ròi khỏi giai cấp thì cá nhân dù có tài giỏi mấy, cũng nhất định không làm nên việc gì” [10, tr.82]. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, mọi biểu hiện thiếu hụt về giá trị văn hóa chính trị của tổ chức, của HTCT đều làm ảnh hưởng đến sự thống nhất quyền lực chính trị thuộc về nhân dân, là một nguyên nhân chủ yếu đem đến những yếu kém về chất lượng chính trị của cán bộ lãnh đạo. Thậm chí là chứa đựng nguy cơ về một số phản văn hóa chính trị trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nếu có sự thoái hóa nghiêm trọng về chính trị, phản văn hóa chính trị của tổ chức, của HTCT xảy ra.
Sự thiếu hụt về văn hóa chính trị của tổ chức, của các cán bộ lãnh đạo các cấp trong tỉnh Xiêng Khoảng thường xuất phát ở chức năng, nhiệm vụ
trong từng tổ chức của HTCT còn nhiều khâu lẫn lộn, chồng chèo, trùng lặp; chưa rõ các mối quan hệ giữa các tổ chức với nhau; thầm quyền và trách nhiệm của tổ chức, người đứng đầu không rõ; bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, gây phiền hà về thủ tục hành chính, hoạt động kém hiệu quả. Cán bộ lãnh đạo ở tỉnh có nhiều mặt hạn chế và về tinh thần phục vụ nhân dân, cả về năng lực thực tiễn, tệ tham nhũng, các biểu hiện tiêu cực khác trong hệ thống công quyền; trật tự kỷ cương bị vi phạm. Ngược lại, mọi biểu hiện đầy đủ về các giá trị văn hóa chính trị của tổ chức, của HTCT là nhằm đảm bảo thống nhất quyền lực thuộc về nhân dân, là nguyên nhân chủ yếu để phát huy các giá trị văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo ngày một nâng cao thông qua việc thực hiện đúng, đủ và có hiệu quả chức trách, nhiệm vụ, đảm bảo thực thi quyền lực mà công chúng ủy thác một cách chính đáng. Bởi vậy, các giá trị văn hóa chính trị của các tổ chức, của HTCT được biểu hiện ở sự nâng cao chất lượng hoàn thiện nhiệm vụ chính trị của mỗi tổ chức, của cả HTCT và hoạt động đảm bảo nguyên tắc, quan điểm đã được xác định trong các chủ trương, đường lối của Đảng tùy theo chức trách được phân công của từng tổ chức trong HTCT với tinh thần hết lòng phục vụ nhân dân, chất lượng chính trị của các thành viên trong tổ chức đó.
Như vậy, sự phát triển đầy đủ văn hóa chính trị của tổ chức, của HTCT được thực hiện thông qua việc tăng cường cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng với đổi mới, kiện toàn HTCT dưới sự lành đạo của Đảng, Đó cũng là vấn đề cốt lỗi đảm bảo sự ổn định và phát triển văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ lãnh đạo ở tỉnh Xiêng Khoảng.
3.1.3. Nâng cao văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở tỉnh Xiêng Khoảng phải gắn liền với việc không ngừng nâng cao trình độ dân trí, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và phát triển nền văn hóa Lào tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Văn hóa chính trị là một bộ phận đặc biệt trong tinh thần về văn hóa dân tộc. Văn hóa vốn là nền tảng chung cho mọi hoạt động của con người,
trong đó có hoạt động chính trị. Thế giới ngày nay đang có mối quan hệ rộng lớn và hoạt động của con người trong đời sống chính trị xã hội phụ thuộc vào trình độ văn hóa của họ. Vấn đề xây dựng một đất nước không phải chỉ có kinh tế, mà phải xây dựng cả văn hóa nói chung và văn hóa chính trị nói riêng. Nếu không chú trọng đến văn hóa thì thành tựu về kinh tế sớm muộn cũng tiêu tan. Hơn nữa, văn hóa là điều kiện của sự ổn định chính trị hay suy vong của chế độ. Văn hóa là cái mà nếu nất nó thì một dân tộc sẽ mất hết và văn hóa là cái cuối cùng còn lại khi tất cả mọi thứ đã mất đi. Văn hóa là động lực của sự phát triển là mục tiêu của một xã hội coi con người là vốn quý nhất. Văn hóa hưng thịnh sẽ đưa đất nước đi lên bảo đảm độc lập bền vững, là cơ sở phát triển và nâng cao văn hóa chính trị của một quốc gia dân tộc. Văn hóa bị suy đồi dẫn đến nguy cơ mất nước, là mảnh đất tạo ra các yếu tố phản văn hóa chính trị. Xã hội Lào nói chung và tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng hiện nay đang ở trong cuộc giao thoa từ một nước nghèo, lạc hậu, sản xuất nhỏ tiến lên nước công nghiệp hiện đại trong một thế giới vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Một cuộc chuyển đổi những giá trị xã hội đang diễn ra dươi sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước trong điều kiện đấu tranh giữa nền văn hóa dân tộc vói sự xâm lăng của các thể lực thù địch, cuộc đấu tranh giữa nền văn hóa và phản văn hóa, cuộc đấu tranh phân biệt mặt tích cực và tiêu cực đan xen lẫn nhau trong việc phục hồi những phong tục, tập quán truyền thống. Đảng NDCM Lào và Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng cùng với đối ngũ cán bộ lãnh đạo cần biết rõ những mặt mạnh, yếu của người Lào, của những giá trị truyền thống của dân tộc của các bộ tộc Lào trong cuộc tiếp cận và hội hợp với nền văn minh hiện đại, từ đó chủ động xác định những giá trị truyền thống cần được giữ gìn và phát triển, những yếu tố lỗi thời và các phản giá trị cần loại bỏ, để tiếp nhận và sáng tạo những giá trị mới phù hợp với đặc điểm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của đất nước nói chung, của tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng. Vì vậy, việc nâng cao văn hóa chính trị nói chung và văn hóa của người cán bộ lãnh đạo nói riêng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Lào nói chung cũng như tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng, trước hết phải luôn luôn hướng tới việc gắn liền mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đủ sức hình thành một nền văn hóa chính trị đủ mạnh từ truyền thống văn hóa của dân tộc Lào cũng như từ sự tiếp thu các giá trị văn hóa từ tinh hoa văn hóa nhân loại trên thế giới. Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Lào và tại tỉnh Xiêng Khoảng cần phải đạt được mục tiêu phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng và bảo vệ đất nước CHDCND Lào trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
Trong nhận thức và hoạt động văn hóa, văn hóa chính trị ở tỉnh Xiêng Khoảng hiện nay vẫn tồn tại những biểu hiện xa rời các đặc trưng định tính nói trên, hoặc là xử lý lệch lạc mối quan hệ giữa đặc trưng bản sắc dân tộc của văn hóa, mà sự hiện diện của một số tồn tại ấy nổi lên trước hết ở sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên gây sự bất bình của nhân dân, làm suy giảm uy tín của Đảng, Nhà nước.