với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức
Cơng chức cấp xã là nhân tố góp phần khơng nhỏ quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, là khâu then chốt trong quá trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Xét cho cùng, vận hành bộ máy từ Trung ương đến cơ sở phải là những con người cụ thể. Vì vậy, trong cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã phải gắn chặt với cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức lối sống.
Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình, cơng chức cấp xã tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách là người đại diện cho Đảng và Nhà nước để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong quan hệ với nhân dân. Vì vậy, thái độ, hành vi xử sự đúng pháp luật hay không của cơng chức cấp xã có tác động rất lớn đến nhân dân. Nếu hành vi xử sự của công chức cấp xã đúng đắn sẽ tác động tích cực đến hành vi xử sự của những đối tượng liên quan, ngược lại, nếu hành vi xử sự của công chức cấp xã tiêu cực thì sẽ tác động rất lớn đến những người tiếp xúc trực tiếp liên quan đến công việc. Thậm chí, trong đời sống hàng ngày với nhân dân cũng địi hỏi đội ngũ cơng chức cấp xã có tinh thần, trách nhiệm gương mẫu thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, điều đó phải được thể hiện qua các hành vi của đội ngũ cơng chức này. Chính vì vậy, việc phổ
42
biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã không chỉ là việc giáo dục kiến thức pháp luật đơn thuần mà còn phải kết hợp cả việc giáo dục phong cách làm việc, đạo đức, lối sống. "Khơng có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [32, tr. 253].