THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40)

CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ

CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ

2.1.1. Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã

Trong bộ máy nhà nước, chính quyền và đội ngũ cơng chức cấp xã có vị trí, vai trị rất quan trọng, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Chính quyền và đội ngũ cơng chức cấp xã có nhiệm vụ xây dựng và quản lý các mặt đời sống xã hội từ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, tư pháp,… ở địa phương. Một Nhà nước vững mạnh thì phải có một hệ thống chính quyền và đội ngũ cơng chức cấp xã trong sạch, có đủ năng lực để đảm nhận được vai trị của mình.

Lý luận và thực tiễn hoạt động của Đảng ta đã chứng tỏ rằng, đối với một đảng cách mạng, đường lối và tổ chức cán bộ là hai vấn đề cốt lõi. Sau khi có đường lối đúng, đường lối đó được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật để đưa vào thực tiễn cuộc sống. Vấn đề đưa pháp luật vào cuộc sống như thế nào là do yếu tố cán bộ quyết định. Chính vì nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề cán bộ mà Bác Hồ và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng. Cán bộ là khâu then chốt để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; là thành phần cơ bản để chỉ đạo, điều hành và thực hiện pháp luật. "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40)