Thể chế về phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 46 - 51)

Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách và biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Những chính sách này vừa mang tính chất chung nhưng cũng có những chính sách, biện pháp trực tiếp cho công chức cấp xã. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Nhà nước ta thể chế hóa từng bước trong Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản pháp luật khác. Chỉ thị số 315/CT ngày 07 tháng 12 năm 1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về một số biện pháp trước mắt để quản lý nhà nước bằng pháp luật là văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng, ghi nhận việc thể chế công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

51

Mặc dù đã được pháp luật ghi nhận và các cấp, các ngành tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, những trong thực tiễn cơng tác này cịn bị coi nhẹ, chưa đặt ngang tầm với vị trí, vai trị của nó. Các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật chậm được đổi mới, chưa phù hợp với nghề nghiệp, vùng miền của đối tượng, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Nhiều địa phương còn bị động, lúng túng trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; hình thức tuyên truyền chủ yếu là phổ biến văn bản pháp luật cho cấp tỉnh, cấp huyện mà hầu như chưa phổ biến, giáo dục pháp luật một cách thường xuyên cho công chức cấp xã. Thể chế công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tuy đã được hình thành nhưng chưa cụ thể, lại thiếu kiểm tra, giám sát và phối hợp, chưa có sự phối kết hợp thường xuyên giữa các cơ quan, công chức của hệ thống Tư pháp với cơ quan, đơn vị có liên quan nên hiệu quản công tác này chưa cao.

Xuất phát từ thực trạng trên, những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được thực hiện theo các chương trình, kế hoạch cụ thể được Chính phủ phê duyệt. Sau khi ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 1998 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác này đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tiếp nối chương trình này, ngày 17 tháng 01 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007. Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng, khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, làm chuyển biến nhận thức, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng

52

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật trong thời kỳ đổi mới. Đây cũng là chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và lần thứ IX, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

Để tiếp tục đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 09 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị đã tạo một bước phát triển mới về nhận thức và lãnh đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước, toàn dân ta trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Để triển khai thực hiện Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010. Tiếp đó ngày 12 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012.

Triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các Quyết định, Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp đã chủ động xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm và kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở từng thời gian cụ thể, từng đợt cao điểm. Căn cứ vào các nghị quyết của cấp uỷ Đảng, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhiều Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân

53

cấp tỉnh, cấp huyện đã phê duyệt Chương trình, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho cả giai đoạn, hoặc kế hoạch hàng năm, hàng quý, và tuỳ thuộc nhiệm vụ cấp bách về phổ biến, giáo dục pháp luật, ban hành cả kế hoạch tháng để chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, sát sao việc thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi quản lý của mình.

Theo quy định của pháp luật, Chính phủ thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp ở địa phương để điều phối chung hoạt động và nâng cao chất lượng một cách tồn diện cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp nêu trên là cơ quan tư vấn, giúp Chính phủ, Ủy ban nhân dân cùng cấp triển khai xây dựng các kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi thẩm quyền được giao. Hội đồng của Chính phủ do Bộ Tư pháp làm thường trực, các Hội đồng của Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương do cơ quan Tư pháp cùng cấp làm thường trực.

Đồng thời, để thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007, các Bộ, ngành được giao chủ trì 04 Đề án là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban Dân tộc, Ban Tơn giáo của Chính phủ và Bộ Tư pháp đã ban hành các văn bản triển khai Đề án tương đối kịp thời, trong đó tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nội dung, bảo đảm tiến độ thực hiện từng Đề án. Đến nay, các Đề án về cơ bản đã hoàn thành đúng yêu cầu, tiến độ. Hàng năm các cơ quan chủ trì Đề án đều tiến hành tổng kết, báo cáo kết quả gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Chính phủ. Ngồi 04 Đề án của Chính phủ, một số bộ, ngành, địa phương đã chủ động xây dựng các Đề án riêng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và nhu cầu về pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn như: Đề án "Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các học

54

nhận thức pháp luật cho cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng, tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo" (Bộ

Ngoại giao); Đề án "Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào dân tộc miền núi Thanh Hoá" và Đề án "Nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân các xã, phường ven biển" (tỉnh Thanh Hoá); Đề án "Đem luật về làng" (huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phịng); Đề án "Cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, công chức và nhân dân giai đoạn 2001- 2005" (tỉnh Đắc Lắc)...

Nhìn chung, các văn bản được ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng thường xuyên và kịp thời hơn, đã chú trọng bám sát mục tiêu, yêu cầu, mục đích phổ biến, tuyên truyền pháp luật của Chương trình và gắn cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiệm vụ chính trị cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương, đặc điểm của đối tượng và đặc thù của địa bàn. Đặc biệt từ khi có Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nhiều cấp uỷ Đảng đã ban hành Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tri để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản làm cơ sở quan trọng để triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã như:

- Thông báo Kết luận số 74-TB/TW ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW;

- Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới;

- Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02

55

tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới;

- Quyết định số 212/2004/TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010;

- Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các đề án chi tiết thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010;

- Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;

- Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 với 04 Đề án trọng tâm kèm theo của Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 46 - 51)