phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã
Cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp. Chương trình hành động của ngành Tư pháp giai đoạn 2002 - 2007 được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt tại Quyết định số 584/2002/QĐ-BTP đã đề cập đến việc xây dựng Quỹ phổ biến, giáo dục pháp luật ở Bộ Tư pháp và các cơ quan Tư pháp địa phương. Đặc biệt từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng (khố IX) ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 và các Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, việc đầu tư nguồn lực về bộ máy, cán bộ và kinh phí cho cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường.
Triển khai Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều bố trí kinh phí cho cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong kế hoạch ngân sách hàng năm của mình. Việc ban hành Thơng tư số 63/2005/TT-BTC nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc bố trí ngân sách hàng năm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hầu hết các huyện đều phê duyệt kinh phí theo kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngoài khoản ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, có nơi cịn nhận được hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, dự án; huy động được sự đóng góp từ phía doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài.
60
Tuy nhiên, đối với xã, phường, thị trấn, thì kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật ở nhiều nơi cịn rất khó khăn. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và kinh phí dành cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công