Thực trạng áp dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của hệ thống ERP trong quản lý tài chính – kế toán đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết tại việt nam (Trang 46 - 64)

8. Cấu trúc bài nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng áp dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp

Theo dữ liệu thu thập được từ báo cáo thường niên và trên website chính thống của các doanh nghiệp, thống kê cho thấy có 12 trên tổng số 19 doanh nghiệp dược phẩm niêm yết ứng dụng hệ thống ERP và được thể hiện qua bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp áp dụng hệ thống ERP

VDP 2003 2010

< 500

DP3 1962 2020

LDP 1982 2020

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên

Từ bảng thống kê có thể thấy chiếm phần lớn nhất trong tổng số các doanh nghiệp dược phẩm ứng dụng hệ thống ERP là các doanh nghiệp có quy mô nhân viên trung bình trong khoảng từ 500 đến 1000 nhân viên. Một vài doanh nghiệp đã triển khai từ rất sơm như Vidipha triển khai từ năm 2010 cho trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhà máy sản xuất ở Bình Dương và mở rộng tại tất cả các cửa hàng. Cùng năm đó, Pharmedic cũng kết hợp với nhà cung cấp 3Ssoft để ứng dụng ERP phân hệ kế toán - tài chính để giải quyết tình trạng có sự trùng lặp và lỗi trong quá trình vận hành và ghi nhận thông tin. Nổi bật nhất phải kể đến Imexpharm khi là người dẫn đầu xu thế ứng dụng toàn bộ giải pháp SAP ERP với số tiền lên đến 1 triệu USD tại trụ sở chính ở Đồng Tháp, hai nhà máy ở Đồng Tháp và Bình Dương, tại các trung tâm phân phối lớn và chi nhánh bán hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo thông tin phỏng vấn báo chí, nhà quản trị của những doanh nghiệp đi đầu này đều cho rằng cho dù toàn nền kinh tế vừa mới trải qua tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, song đây sẽ là bước tiến mang tầm chiến lược để các doanh nghiệp tái cấu trúc và hướng đến công nghệ tiên tiến của thời đại, đặc

biệt sau sự kiện gia nhập WTO vào năm 2007 mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt.

Biểu đồ 2.6: Phân loại hệ thống ERP trong nước và ngoài nước được sử dụng

Nguồn: Tổng hợp từ các trang thông tin và website nhà cung cấp

Dựa trên khảo sát từ các nhà cung cấp phần mềm ERP cho các doanh nghiệp dược phẩm thì chiếm một nửa mẫu khảo sát áp dụng ERP tin dùng sản phẩm ERP do trong nước thiết kế, nửa còn lại lựa chọn sử dụng những giải pháp nổi tiếng toàn cầu. Đối với hệ thống ERP quốc tế, những cái tên như Oracle, SAP hay Epricor không còn xa lạ khi mà đều là những nhà cung ứng giải pháp quản trị - hoạch định doanh nghiệp hàng đầu. Trong đó, chiếm phân nửa là hệ thống dựa trên nền tảng SAP được Dược Bình Định, Imexpharm, Dược thú Y Cai Lậy lựa chọn; còn lại Domesco, Dược Lâm Đồng tin dùng Oracle và duy nhất Pharmedic chọn lựa Epricor. Về phía các sản phẩm Việt, Saleup ERP là điểm sáng khi mà gói sản phẩm này được tin dùng không chỉ bởi các doanh nghiệp niêm yết như Dược Cửu Long, Traphaco hay Dược phẩm trung ương 3 mà còn thu hút rất nhiều các doanh nghiệp dược khác chưa niêm yết như Dược phẩm Ích Nhân, Dược phẩm Hoa Thiên Phú, Dược phẩm Thiên Thảo, Dược phẩm Khương Duy,... Bên cạnh đó, giải pháp 3S ERP.iPharma được Dược Hà Tây tin dùng, giải pháp ERP-PharmaSoft và Bravo 7 lần lượt được Vidipha và Dược phẩm OPC sử dụng. Xét đến các nhà cung cấp, Việt Nam hiện nay có rất nhiều đối tác tại Việt Nam chuyên tư vấn và cung cấp các nền tảng quốc tế cũng như tư vấn, phát triển hệ thống ERP phù hợp với đặc điểm và nhu

cầu cho doanh nghiệp như: GESO, Abeo Electra, FPT IS, ITG, Bravo, Entersoft,... Trên thế giới, việc áp dụng hệ thống ERP rất phổ biến trong mọi lĩnh vực kinh doanh, vì vậy số lượng 12/19 doanh nghiệp áp dụng hệ thống này vẫn còn tương đối thấp, song việc trong năm 2020 có 4 doanh nghiệp mới khởi chạy hệ thống cho thấy các doanh nghiệp Việt có nhiều tiềm năng ứng dụng các phiên bản cao hơn, mới hơn của hệ thống ERP để hỗ trợ quá trình hoạch định kinh doanh của mình và ERP vẫn sẽ trở thành xu thế trong tương lai tại doanh nghiệp Việt nói chung và doanh nghiệp dược phẩm nói riêng.

2.3. Mô hình đánh giá tác động của hệ thống ERP đến hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp dược niêm yết tại Việt Nam

2.3.1. Mô tả mô hình

Dựa trên những nghiên cứu trước đây cùng với chuỗi dữ liệu với số lượng quan sát tương đối lớn, bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy pooled, phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định (FEM), phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) với dữ liệu bảng cân bằng và sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp để đánh giá được tác động của việc áp dụng hệ thống ERP đến các doanh nghiệp dược phẩm được niêm yết tại Việt Nam.

Lấy ý tưởng dựa trên mô hình nghiên cứu của Irfan Ali, Groenendaal, H. Weigand (2020) về tác động của hệ thống ERP để thấy rõ được tác động của hệ thống này đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dược Việt Nam. Bài khoá luận sử dụng mô hình dữ liệu bảng sau:

ROAt = β0 + β1ROAt-1 + β1LnAt + β2ITt + β4CORt + β5ATRt + β7SGRt + e8DERP

+ ut (1) Trong đó:

a./ Biến phụ thuộc

(i) ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Tỷ số tài chính này được sử dụng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp bằng

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

ROA 209 9.276982 7.238126 -9.667752 34.0985

2

D.ROA 190 -.1706639 4.332121 -13.13897 19.4104

2

lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán.

„ ʌ . Lợi nhuận sau thuế Công thức: R O A =o ‘ ‘‘; .L—

Tổng tài sản b./ Biến độc lập

(i) LnA: Tổng tài sản. Chỉ tiêu này được xác định bằng logarit nepe của tổng tài sản hay tổng các khoản nợ phải trả với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc

xác định bằng tài sản ngắn hạn cộng với tài sản dài hạn trong cùng một năm báo

cáo.

(ii) IT: Vòng quay hàng tồn kho. Chỉ tiêu này thể hiện số lần lưu chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp. Trong đó, số vòng này cảng cao chứng tỏ khả năng

tiêu thụ hàng tồn kho của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Tuy nhiên,

đánh giá

sự tiêu thụ tốt hay không còn phụ thuộc vào yếu tố về đặc thù ngành nghề kinh

doanh.

ʌ , ɪrŋ Giá Vốn hàng bán Công thức: I T = ——ʌ ——

Hang tồn kho bình quân

(iii) SGR: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu. Đây là một chỉ tiêu nhằm so sánh sự tăng trưởng của doanh thu kỳ này với kỳ trước.

(iv) COR: Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong số tổng doanh thu thuần thu được.

Theo đó, chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện rằng việc quản lý chi phí giá vốn

tương đối

tốt và ngược lại.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp (dữ liệu theo năm) được công bố trong các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo thường niên của 19 doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2010 - 2020.

LnA 209 13.22867 1.156237 9.821192 15.4803 3 IT 209 4.19662 3.378669 0 26.2133 1 COR 209 .6590719 .2440067 -1.455861 1.67023 7 ATR 209 1.089648 .6020538 -1.239969 2.76844 1 SGR 209 .2096642 .9929076 -2.414611 6.72353 5 Derp 209 .2822967 .4511976 0 1

(1) (2) (3) (4)

ROA ROA ROA ROA

D.ROA 0.399*** 0.408*** 0.406*** 0.397**

*

Nguồn: Kết quả thu được từ phần mềm Stata

Bảng thống kê các biến số cho thấy: Với mẫu nghiên cứu bao gồm 19 doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2020 thì số quan sát thu được lớn nhất là 209 quan sát. Biến ROA thu được 209 quan sát với giá trị trung bình là 9.276982, có giá trị nhỏ nhất là -9.667752 và giá trị lớn nhất đạt 34.09852, sự chênh lệch này là do có những năm doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế âm dẫn đến giá trị ROA âm. Riêng biến IT nhận giá trị nhỏ nhất bằng 0 là do có doanh nghiệp chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh từ dịch vụ sang thương mại nên trước đó không có khoản mục hàng tồn kho. Còn biến Derp là biến nhị phân nhận giá trị bằng 1 với những năm doanh nghiệp áp dụng hệ thống ERP và bằng 0 với những năm không áp dụng hệ thống này.

2.3.2. Kết quả và phân tích đánh giá

Kết quả hồi quy với chuỗi dữ liệu theo bảng của 19 doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trong giai đoạn 2010-2020 được thể hiện trong bảng 2.3 dưới đây. Đồng thời, bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman test cho thấy mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên với phương pháp ước lượng ngẫu nhiên FGLS - phương trình (4) được lựa chọn là mô hình tối ưu.

Bảng 2.3 : Tác động của hệ thống ERP đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết

[4.04] [5.95] [5.95] [4.62] LnA 1.669*** 1.759*** 1.789*** 1.831** * [4.35] [2.83] [3.31] [6.00] IT -0.0432 0.167 0.117 -0.0319 [-0.34] [1.30] [0.98] [-0.39] COR -8.330*** -3.529** -4.146*** - 10.74*** [-4.80] [-2.52] [-3.03] [-6.52] ATR 5.367*** 4.559*** 4.917*** 4.615** * [7.54] [4.30] [5.26] [7.73] SGR 0.862** 0.652** 0.681** 0.500 [2.12] [2.09] [2.23] [1.00] Derp 4.108*** 1.724 2.200** 1.464** [4.46] [1.62] [2.22] [2.33] _cons -14.50** -18.13** -18.44** - 13.66*** [-2.59] [-2.12] [-2.44] [-2.88] N 190 190 190 190 t statistics in brackets

* p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01

Nguồn: Thu được từ phần mềm Stata

Ghi chú:

(1) Phương pháp hồi quy pooled cho chuỗi dữ liệu

(3) Phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên cho chuỗi dữ liệu (4) Phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên

Ket quả tính toán tại bảng hồi quy trên cho thấy trong ba mô hình Pooled OLS, REM và FEM thì mô hình REM phù hợp hơn do các kiểm định Hausman. Tuy nhiên, kiểm định mô hình REM cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan và đã được khắc phục bằng phương pháp FGLS. Thông qua bảng kết quả, có thể rút ra một số kết luận chính như sau:

Thứ nhất, kết quả từ chuỗi dữ liệu bảng cho thấy việc áp dụng hệ thống ERP có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, cụ thể việc áp dụng hệ thống này làm cho tỷ số ROA tăng lên tại mức ý nghĩa 5%. Ve lý thuyết, việc áp dụng một hệ thống quản lý vào doanh nghiệp có thể không trực tiếp có tác động về mặt giá cả hay giá trị của một sản phẩm, song trên thực tế công nghệ giúp quản lý doanh thu, chi phí cũng như cải thiện hiệu quả kinh doanh một cách đáng kể. Ủng hộ quan điểm này, Fotini Voulgaris và cộng sự (2015) cũng cho rằng việc áp dụng hệ thống ERP làm cho tỷ số ROA tăng lên. Lý giải cho kết quả này, nhóm tác giả cho rằng do có sự quản lý tốt hơn về các loại chi phí của doanh nghiệp làm cho chi phí giảm đáng kể dẫn đến lợi nhuận của mẫu nghiên cứu tăng lên, điều này kéo theo tỷ số ROA được cải thiện so với trước khi áp dụng. Trước đó, nghiên cứu của Nicolaou (2004) cũng cho ra kết quả tương tự khi mà tác giả nhận thấy dù là trước hay sau khi áp dụng hệ thống ERP thì ROA của mẫu nghiên cứu cũng có sự tăng lên, song đối với giai đoạn sau khi áp dụng ERP thì giá trị trung tâm của biến ROA tăng 1,03% và có tới 58% trên tổng số mẫu nghiên cứu có sự gia tăng đột biến. Theo đó, đây là một trong những bằng chứng cho thấy hệ thống ERP làm cải thiện ROA và có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, vòng quay tổng tài sản có tác động cùng chiều với tỷ số ROA ở mức ý nghĩa 10%. Dữ liệu từ bảng nghiên cứu phù hợp với lý thuyết cho rằng vòng quay tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp cũng tăng. Bên cạnh đó, tổng tài sản được thể hiện qua biến số LnA ra kết quả dương, đồng thời lợi nhuận sau thuế thực tế từ các mẫu nghiên cứu cũng tăng thể hiện việc sử dụng tài sản có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng tình với kết

quả này, Khalil-Ur-Rehman Wahla và cộng sự (2012), Mimelientesa Irman và cộng sự (2020) cũng đưa ra các kết quả tương tự khi đánh giá tác động của tổng tài sản lên các tỷ số tài chính. Bên cạnh đó, Aurick Chandra và cộng sự (2020) bằng mô hình thực nghiệm lý giải kết quả trên là do các công ty quy mô lớn có tổng tài sản lớn thường có khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Theo đó, các công ty này dễ dàng thu hút vốn để đẩy mạnh kinh doanh, đồng thời do có nhiều lợi nhuận, tình hình tài chính tốt nên chiếm được lòng tin từ các chủ nợ và các nhà đầu tư dẫn tới việc đơn giản hoá một cách dễ dàng các hoạt động kinh doanh, vận hành của công ty và tạo ra năng suất công ty cao hơn và cuối cùng lợi nhuận của công ty cũng sẽ tăng.

Thứ ba, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần có tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc ROA ở mức ý nghĩa 1% hay nói cách khác, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm làm tăng ROA của doanh nghiệp. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết cho rằng tỷ suất giá vốn hàng bán càng nhỏ chúng tỏ khả năng quản lý chi phí tốt hơn và theo đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Kordestani và cộng sự (2009) cũng cho ra kết quả tương tự và nhóm tác giả chỉ ra rằng để cải thiện lợi nhuận thì ngoài việc nỗ lực làm tăng doanh số bán hàng thì các công ty rất cần thiết làm giảm giá vốn hàng bán. Để làm giảm được chi phí giá vốn thì một trong những vấn đề tác giả nhấn mạnh cần tập trung là đẩy mạnh tối ưu hoá quá trình vận chuyển, qua đó không chỉ quản lý tốt lượng hàng tồn kho mà còn làm tối thiểu chi phí một cách đáng kể cho doanh nhiệp. Mặt khác, Septiana và cộng sự (2017) lại cho rằng cắt giảm chi phí sản xuất, chi phí giá vốn bằng cách sử dụng nguồn cung ứng bên ngoài là một chiến lược tốt đối với các doanh nghiệp sản sản xuất. Nhóm tác giả cho rằng thay vì tự thực hiện nội bộ thì việc chuyển giao bên ngoài giúp làm giảm thiểu chi phí và tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, thông qua đó cải thiện hiệu suất công ty và minh chứng bằng tỷ số ROA trong mô hình thực nghiệm của bài nghiên cứu. Cũng liên quan đến vấn đề về giá vốn, một nghiên cứu của I. Nicolaou và H. Bajor (2011) cho thấy ứng dụng công nghệ quản lý, cụ thể là hệ thống ERP mang lại hiệu suất cao hơn đáng kể trong thời kỳ sau khi ứng dụng khi mà làm giảm giá vốn hàng bán thấp hơn so với doanh thu. Xem xét trên cùng một khung thời gian, các công ty mẫu được phát hiện là vượt trội đáng kể so với các

Dược phẩm Hàng gia dụng Nhựa Hoá chất Phụ trợ Thiết bị Máy

công ty cùng ngành về khả năng sinh lời và giá vốn hàng bán. Mặc dù tác giả nêu rằng vẫn còn tồn đọng một số nhược điểm của mẫu nghiên cứu, song không thể phủ nhận hiệu ứng tích cực từ việc áp dụng công nghệ nói chung và hệ thống ERP nói riêng để làm tối ưu hoá giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.

Thứ tư, bảng kết quả cho thấy vòng quay hàng tồn kho có tác động tích cực đến ROA tại mức ý nghĩa 1% trong mô hình REM, song lại không có ý nghĩa ở mô hình FGLS. Nhiều nghiên cứu trước đây như Sahari và cộng sự (2012), Fitria

Một phần của tài liệu Tác động của hệ thống ERP trong quản lý tài chính – kế toán đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết tại việt nam (Trang 46 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w