8. Cấu trúc bài nghiên cứu
3.2. Các khuyến nghị chính sách
Dựa trên tình hình thực tế tại các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết cùng với các định hướng được Chính Phủ đề ra, em xin đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp sau để giúp phát triển hơn việc ứng dụng hệ thống ERP trong các doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam.
về phía Chính phủ và các Cơ quan quản lý
Thứ nhất, Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu và đưa ra khung pháp lý thúc đẩy phát triển số hoá chung cho tất cả các doanh nghiệp và cho doanh nghiệp dược phẩm nói riêng. Hiện tại, Chính phủ mới chỉ đề cập đến việc khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao như kỹ thuật, điện tử, y sinh,.. .Đồng thời, việc số hoá hiện vẫn còn mới và đang được bước đầu triển khai ở mặt thông tin công dân và một số thủ tục hành chính, thông tin được số hoá. Tuy nhiên, việc triển khai kinh tế số và triển khai các hoạt đông dựa vào nền tảng công nghệ hiện vẫn còn khá kém và thưa thực sự tạo ra hiệu ứng cũng như hiệu quả như mong đơi. Theo đó, để phát triển hơn nữa số hoá vào các doanh nghiệp, bất kể ngành nghề, lĩnh vực cần được Chính phủ quan tâm nghiên cứu, chỉ đạo, định hướng, có chính sách khuyến khích và đầu tư hợp lý cho các doanh nghiệp.
Thứ hai, Chính phủ có thể lập ra một cơ quan chuyên trách quản lý số cho các doanh nghiệp. Cơ quan này có nhiệm vụ cập nhật thông tin về các nền tảng công nghệ quản lý, cập nhật cách thức ứng dụng nền tảng số theo từng bước và tư vấn cho các doanh nghiệp. Để từ đó, các doanh nghiệp có nền tảng thông tin chính thống để xem xét và tính toán việc áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh nói chung và công tác quản trị nói riêng cho từng doanh nghiệp.
Thứ ba, Chính phủ cần trích quỹ hỗ trợ ứng dụng công nghệ, nền tảng số cho các doanh nghiệp. Đây là một trong những yêu cầu rất quan trọng khi mà chi phí chuyển đổi số khiến nhiều doanh nghiệp e ngại, đặc biệt là trong thời kỳ nền kinh tế có phần giảm sút do tác động của dịch bệnh. Song, đây cũng là cơ hội để các doanh
nghiệp Việt tận dụng cơ hội vươn lên phát triển trong khi nhiều quốc gia còn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ hậu quả của việc Covid19 gây trì trệ nền kinh tế nước nhà. Theo đó, Chính phủ có thể hỗ trợ doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ chi phí lắp đặt chính trong năm đầu tuỳ thuộc vào lĩnh vực và nguồn ngân sách mà phân bổ hợp lý cho từng doanh nghiệp.
Thứ tư, Chính phủ cần tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ số nói chung để từ đó các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng dễ dàng có nền tảng tiếp cận và tạo thành hệ sinh thái công nghệ số. Để đạt được điều này, không chỉ cần có sự nỗ lực tìm kiếm, thử nghiệm của các doanh nghiệp mà còn cần sự định hướng với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể. Đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào các mảng cơ sở công nghệ số, mở rộng hợp tác với các quốc gia công nghệ hàng đầu, tổ chức các hội nghị kết nối công nghệ số giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà nước, doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp quốc tế để cùng nhau đóng góp và xây dựng chiến lược phát triển vững mạnh.
Thứ năm, không ngừng đào tạo và nâng cao kiến thức cũng như đạo đức của đội ngũ cán bộ cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp. Theo đó, cần mở các cuộc trao đổi, bồi dưỡng kiến thức cho các nhà quản trị, phổ cập về cả kiến thức pháp luật và giải đáp những thắc mắc giúp doanh nghiệp có những định hướng đúng đăn trong kinh doanh và tận dụng được các chính sách khuyến khích của nhà nước để hoạt động tốt hơn.
về phía các doanh nghiệp
Thứ nhất, kết quả thu được từ mô hình nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng hệ thống ERP vào quá trình kinh doanh khiến cải thiện hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp dược phẩm. Do đó, đối với các doanh nghiệp chưa áp dụng hệ thống này có thể tập trung nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, xem xét xem giải pháp nào là phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Đồng thời, các doanh nghiệp có thể liên hệ tới các đơn vị tư vấn để cùng nhau xem xét tình hình hoạt động doanh nghiệp hiện tại để tìm ra các giải pháp ERP phù hợp, khắc phục được các nhược điểm còn tồn đọng mà doanh nghiệp đang mắc phải. Tuy nhiên, chi phí áp dụng hệ thống này cũng đáng quan ngại với các công ty khi mà khoản tiền đầu tư cho hệ thống dao
động trong khoảng 50,000 USD đến 100,000 USD đối với ERP nội và đắt hơn đối với các ERP ngoại. Theo đó, để có thể xem xét doanh nghiệp mình có thực sự cải thiện hay phù hợp với hệ thống này không mà vẫn tiết kiệm được khoản chi phí lớn thì doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn ứng dụng từng module hoặc ứng dụng theo địa bàn hoạt động. Còn đối với các doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống thì cần giám sát kết quả hoạt động của các bộ phận, theo dõi và đánh giá tình hình triển khai hệ thống để từ đó đưa ra quyết định cải tiến hoặc nâng cấp phiên bản sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình.
Thứ hai, việc sử dụng tốt nguồn lực tài sản giúp cải thiện tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, theo đó doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản bằng cách quản lý các khoản mục tài sản của mình. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và dược phẩm nói riêng thì hiện nay, khoản mục hàng tồn kho chiếm một phần tương đối lớn trên tổng tài sản. Vì vậy, việc theo dõi và quản lý lượng hàng tồn kho để tránh ứ đọng hay tiêu dùng quá nhanh không đủ lượng cung ứng cho người tiêu dùng là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, ứng dụng công nghệ vào quản lý như hệ thống ERP sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng theo dõi hàng ngày, hàng tuần lượng hàng hoá, mặt hàng trong kho, hay loại hàng hoá nào được tiêu thụ nhiều tuỳ vào khu vực kinh doanh, từ đó thuận tiện để nhà quản lý đưa ra các quyết định sản xuất, mua hàng hay nhập khẩu thêm sản phẩm. Bên cạnh đó, tài sản cố định như dây chuyền sản xuất hay các thiết bị bảo quản đều mang giá trị rất lớn, vì vậy ứng dụng công nghệ để theo dõi hiệu suất hoạt động, lên kế hoạch bảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa sẽ giúp quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.
Thứ ba, giá vốn hàng bán cũng là một trong số các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do hiện tại, lượng thành phẩm và nguyên vật liệu nhập khẩu dược phẩm nói chung vẫn còn khá lớn, trong khi đó tỷ giá có nhiều biến động dễ khiến chi phí nhập khẩu sản phẩm hoặc nguyên phụ liệu lớn. Theo đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất trong nước để không chỉ tiết kiệm chi phí từ những nguồn tài nguyên quý giá trong nước mà còn tránh trường hợp lệ thuộc vào nhập khẩu gây ra thiếu nguồn cung ứng cho nhu cầu trong nước.
Hơn thế nữa, doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng hệ thống công nghệ quản lý giá vốn để có thể có cái nhìn tổng quan và đưa ra chiến lược phù hợp nhằm làm giảm chi phí giá vốn cho doanh nghiệp.
Thứ tư, luôn nâng cao chất lượng kiến thức và đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên bằng cách tổ chức các buổi bồi dưỡng đào tạo kiến thức mới, tạo các trang thông tin tuyên truyền cho nhân viên để nâng cao năng lực từng cán bộ, nhân viên. Hơn nữa, việc tuyển chọn nhân viên đầu vào có năng lực tốt cũng khiến kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn và mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
Thứ năm, đối với các nhà cung cấp hệ thống, cần mở rộng tư vấn, quảng bá thông tin về hệ thống ERP rộng rãi, liên tục theo dõi cập nhật kịp thời các quy định của nhà nước để từ đó hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối đa trong quá trình sử dụng. Đồng thời, mở rộng nghiên cứu phần hành quốc tế và xem xét có những thay đổi phù hợp với các doanh nghiệp Việt để tạo sự tin tưởng của các doanh nghiệp vào phần mềm nội địa cũng như góp phần làm phát triển hệ sinh thái công nghệ số quốc gia. Đặc biệt, sắp tới theo Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS mở rộng cơ hội cho các nhà cung cấp phần mềm ERP khi mà việc chuyển đổi giữa báo cáo VAS sang IFRS còn đưa ra rất nhiều hạn chế cho các doanh nghiệp Việt. Tận dùng cơ hội đó, các nhà phát triển phần mềm cần tập trung nghiên cứu để hỗ trợ doanh nghiệp đạt được kết quả chuyển đổi như mong đợi.
KẾT LUẬN
Đề tài về tác động của hệ thống ERP phân hệ Tài chính - Ke toán đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết là một đề tài còn mới mẻ và chưa được nghiên cứu kỹ tại Việt Nam. Theo đó, thông qua việc phân tích thực trạng và mô hình nghiên cứu trong bài khoá luận có thể thấy được rằng đề tài mang ý nghĩa về cả cơ sở lý thuyết và thực tiễn trong bối cảnh kinh tế hiện tại. Đặc biệt, khi mà Việt Nam đang từng bước nâng cao vị thế trên trường quốc tế khiến cạnh tranh tăng cao, đồng thời ứng dụng công nghệ số đã và đang trên đà triển khai ở rất nhiều lĩnh vực để hướng nền kinh tế Việt đuổi kịp công nghệ của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, ứng dụng hệ thống ERP vào quản trị hoạt động kinh doanh sẽ phần nào giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh và từ đó tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dược phẩm.
Trong chương 1, bài khoá luận tập trung làm rõ cơ sở lý thuyết về hệ thống ERP và tác động của hề thống này đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước đây, có thể thấy việc ứng dụng hệ thống ERP có tác động đến hiệu quả kinh doanh. Song các tác động này là tiêu cực hay tích và có ảnh hưởng đến các khoản mục cụ thể như thế nào thì còn phụ thuộc vào đặc điểm, tình hình của mỗi mẫu nghiên cứu cũng như khoảng thời gian được sử dụng để nghiên cứu.
Trong chương 2, bài khoá luận làm rõ hơn về cấu trúc ERP phân hệ Kế toán - Tài chính, đồng thời nêu ra thực trạng ngành dược phẩm nói chung và thực tráng áp dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán nói riêng. Tiếp đó, em xây dựng mô hình đánh giá tác động của việc áp dụng hệ thống ERP tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua biến số tỷ suất sinh lời trên tài sản. Kết quả nghiên cứu đưa ra một số nhận định chính sau: Thứ nhất, kết quả từ chuỗi dữ liệu bảng cho thấy việc áp dụng hệ thống ERP có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Thứ hai, vòng quay tổng tài sản có tác động cùng chiều với tỷ số ROA. Thứ ba, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần có tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc ROA. Thứ tư, bảng kết quả cho thấy vòng quay hàng tồn kho có tác động tích cực đến ROA trong mô hình REM,
song lại không có ý nghĩa ở mô hình FGLS. Thêm vào đó, mô hình cũng cho thấy có sự tác động khác nhau giữa các lĩnh vực sản xuất và yếu tố về thời gian có ảnh hưởng đến mức độ cải thiện tỷ số tài chính của mẫu nghiên cứu.
Dựa vào các kết quả thu được từ mô hình, em đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dược phẩm và giúp đẩy mạnh phát triển ứng dụng hệ thống công nghệ số nói chung và hệ thống ERP nói riêng tại Việt Nam trong chương 3.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản Pháp quy
[1] Quyết định 68/QĐ - TTg về “Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
[2] Quyết định 376/QĐ-TTg về “Phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
Danh mục Tiếng Việt
[1] Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thu Hương (2018), Ứng dụng công nghệ tài chính trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam—Xu hướng tất yếu của thời đại 4.0, Kinh tế và Quản lý.
[2] Lê Thị Thủy Ngân (2019), Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “ CNTT và ứng dụng trong các lĩnh vực”.
[3] Dương Thị Hải Phương (2019), Ảnh hưởng của các nhân tố về tổ chức đến việc triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển.
[4] Nguyễn Hữu Hoàng Thọ (2012), Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP) tại Việt Nam: Một áp dụng cải tiến các yếu tố của mô hình hệ thống thông tin thành công, Tạp chí Khoa học
Đại học Huế.
[5] Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Duy Thanh (2014), Kỳ vọng, điều kiện thuận lợi và văn hóa trong sự chấp nhận hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức (ERP).
Danh mục Tiếng Anh
[1] A Abolghasemi Kordestani, F Farhat (2009), Supply Chain Maturity and Financial Performance: Study of Swedish SMEs, Deparment of Technology and Built Environment.
[2] A Chandra, F Wijaya, K Hayati (2020), Pengaruh Debt to Equity Ratio, Total Assets Turnover, Firm Size, dan Current Ratio terhadap Return on Assets, Jurnal Akuntansi, Keuangan, dan Manajemen (Jakman).
[3] A Nasution (2020), Effect of inventory turnover on the level of profitability,
IOP Conference Series: Materials Science and Engineering.
[4] Andreas I. Nicolaou (2004), Firm Performance Effects in Relation to the Implementation and Use of Enterprise Resource Planning Systems, Journal of information systems.
[5] Andreas I. Nicolaou, Lawrence H.Bajor (2011), ERP Systems Implementation And Firm Performance, Review of Business Information Systems.
[6] Arun Madapusia, Derrick D'Souza (2012), The influence of ERP system implementation on the operational performance of an organization, International Journal of Information Management.
[7] Benson Wier, James Hunton, Hassan R. HassabElnaby (2007), Enterprise resource planning systems and non-financial performance incentives: The joint impact on corporate performance, International Journal of Accounting Information Systems.
[8] Chian-Son Yu (2005), Causes influencing the effectiveness of the post- implementation ERP system, Industrial Management & Data Systems. [9] Chun-Chin Wei, Chen-Fu Chien, Mao-Jiun J. Wang (2005), An AHP-based
approach to ERP system selection, Int. J. Production Economics 96. [10] Claire Berchet, Georges Habchi (2005), The implementation and
deployment
of an ERP system: An industrial case study, Computers in Industry.
[11] E. ErtugrulKarsaka, C. OkanOzogulb (2009), An integrated decision making
approach for ERP system selection, Expert Systems with Applications. [12] Edith Galya, Mary Jane Sauceda (2014), Post-implementation
[13] Fotini Voulgaris, Christos Lemonakis, Manos Papoutsakis (2015),
The
impact of ERP systems on firm performanee:the case of Greek enterprises,
Global Business and Economics Review.
[14] G Buonanno, P Faverio, F Pigni, A Ravarini, D. Sciuto, M.Tagliavini (2005).
Factors affecting ERP system adoption, Journal of Enterprise Information Management.
[15] Hooshang M. Beheshti, Cyrus M. Beheshti (2010), Improving productivity
and firm performance with enterprise resource planning, Enterprise Information Systems.
[16] Hussain A.H Awad (2014), Cloud computing as an operational model for
ERP services: Definitions and challenges, International Journal of Innovation and Applied Studies.
[17] Irfan Ali, Groenendaal, H. Weigand (2020), Enterprise Resource Planning
Systems Implementation and Firm Performance: An Empirical Study, Journal
of Information.
[18] James E. Hunton, Barbara Lippincottb , Jacqueline L. Reck (2003),
Enterprise resource planning systems: comparing firm performance of adopters and nonadopters, International Journal of Accounting Information Systems.
[19] Joseph K.Nwankpa (2015), ERP system usage and benefit: A model of
antecedents and outcomes, Computers in Human Behavior.
[20] Kevin B. Hendricks, Vinod R. Singhal, Jeff K. Stratman (2007), The Impact
[23] Kumar, Hillegersberg (2000), Enterprise resource planning: introduction,
Communications of the ACM.
[24] M Irman, AA Purwati (2020), Analysis On The Influence Of Current Ratio,
Debt to Equity Ratio and Total Asset Turnover Toward Return On Assets On
The Otomotive and Component Company, International Journal of
Economics.
[25] Man-Kit Chang, Waiman Cheung, Chun-Hung Cheng, Jeff H.Y.Yeung
(2004), Understanding ERP System Adoption from the User’s Perspective,
International Journal of Production Economics.
[26] RI Amanda (2019), The Impact of Cash Turnover, Receivable Turnover,
Inventory Turnover, Current Ratio and Debt to Equity Ratio on Profitability, Journal of research in management.
[27] RM Septiana, NA Achsani, T Irawan (2018), The Effect of External Sourcing on The Financial Performance of Manufacturing Companies Listed
in Indonesia Stock Exchange (BEI), Indonesian Journal of Business and Entrepreneurship.
[28] Robin Poston, Severin Grabski (2001), Financial impacts of enterprise
resource planning implementations, International Journal of Accounting