Thực trạng chất lượngTDBLcủa VietinbankThái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 81)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Thực trạng chất lượngTDBLcủa VietinbankThái Nguyên

3.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng bán lẻ đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế

Chỉ tiêu này được thể hiện thông qua chỉ tiêu phản ánh qui mô cung cấp vốn tín dụng bán lẻ trong nền kinh tế.

Trong thời gian qua, các NHTM cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên và sự nỗi lực của toàn nhân viên chi nhánh, hoạt động tín dụng bán lẻ đã không ngừng cải thiện, quy mô cho vay tăng cao qua các năm, điều này thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 3.5. Dư nợ tín dụng bán lẻ của Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 (%) 2018/2017 (%)

Tổng dư nợ cho vay 3.823.680 4.206.430 4.457.930 10,1 5,98

Dư nợ tín dụng bán lẻ 957.684 1.147.927 1.700.073 19,86 48,10 Số lượng khách hàng 1.230 1.390 1.810 13,01 30,22 Dư nợ bình quân BL /KH 778,60 825,85 939,27 6,07 13,73 Tỷ lệ dư nợ tín dụng

bán lẻ/ Tổng dư nợ cho vay (%)

25,05 27,29 38,14 8,96 39,74

(Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị Vietinbank Thái Nguyên)

Thống kê trong bảng 3.5 cho thấy dư nợ tín dụng tại Vietinbank Thái Nguyên chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ tại ngân hàng và tăng đều qua 3 năm, với 25,05% năm 2016, 27,29% năm 2017 và 38,14% năm 2018. Ngoài ra, dư nợ đến từ hoạt động tín dụng bán lẻ có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, tăng trưởng 19,86% vào năm 2017 và 48,10% vào năm 2018. Dư nợ bình

quân của khách hàng dao động từ 778,60triệu đồng đến 939,27 triệu đồng/năm và vẫn đang giữ xu hướng tăng giai đoạn 2017-2018.

3.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh an toàn trong hoạt động tín dụng bán lẻ của Vietibank Thái Nguyên

(1) Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu là nhân tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng thiếu lành mạnh. Nhận thức được vấn đề này tác giả đã tiến hành phân tích tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Thái nguyên dựa vào số liệu bảng sau:

Bảng 3.6. Nợ quá hạn tín dụng bán lẻ của Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ cho vay bán lẻ 957.684 100,00 1.147.927 100 1.700.073 100

Dư nợ nhóm 1 945.600 98,74 1.126.860 98,16 1.673.400 98,43

Dư nợ nhóm 2 7.910 0,83 11.760 1,02 17.020 1,00

Dư nợ nhóm 3 2.039 0,21 4.465 0,39 8.125 0,48

Dư nợ nhóm 4 1.878 0,20 3.075 0,27 1.008 0,06

Dư nợ nhóm 5 257 0,03 1.767 0,15 520 0,03

Dư nợ quá hạn 12.084 1,26 21.067 1,84 26.673 1,57

Dư nợ xấu 4.174 0,44 9.307 0,81 9.653 0,57

(Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị Vietinbank Thái Nguyên)

Qua bảng 3.6 cơ cấu dư nợ tại ngân hàng VietinbankThái nguyên cho thấy: + Dư nợ nhóm 1 và dư nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu dưnợ bán lẻ của ngân hàng Vietinbank Thái Nguyên. Cụ thể, năm 2016 dư

nợ nhóm 1 là 945.600 triệu đồng chiếm 98,74%, nợ nhóm 2 là 7.910 triệu đồng chiếm 0,83%, năm 2017 dư nợ nhóm 1 là 1.126.860 triệu đồng chiếm 98,16%, dư nợ nhóm 2 là 11.760 triệu đồng chiếm 1,02%. Sang năm 2018 dư nợ nhóm 1 chiếm 98,43% với 1.673.400 triệu đồng, dư nợ nhóm 2 chiếm 1,00% với 17.020 triệu đồng. Từ đây ta thấy dư nợ nhóm 1 dư nợ nhóm 2 là nhóm nợ có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, đang có xu hướng giảm nhẹ đây là tin khá tốt đối với ngân hàng do nhóm 1 là nhóm đủ tiêu chuẩn có khả năng thu hồi cao.

+ Nhóm nợ xấu bao gồm dư nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5, nhóm nợ này có khả năng thu hồi rất thấp và gần như đã mất khả năng thu hồi, đặc biệt là nhóm nợ số 5. Từ năm 2016 đến năm 2018 nợ xấu có xu hướng tăng nhanh và tăng nhanh nhất là dư nợ nhóm 2, 3. Cụ thể năm 2016 nợ xấu là 4.174 triệu đồng chiếm 0,44%, năm 2017 tổng nợ xấu là 9.307 triệu đồng chiếm 0,81%, đến năm 2018 tổng nợ xấu là 9.653 triệu đồng chiếm 0,57% trong tổng dư nợ. Cùng với tỷ lệ nợ xấu gia tăng thì dư nợ quá hạn tăng đột biến vào năm 2017, sang năm 2018 dư nợ này đã có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn còn cao hơn so với năm 2016. Năm 2016 dư nợ này là 12.084 triệu đồng chiếm 1,26%, năm 2017 dư nợ quá hạn là 21.067 triệuđồng chiếm 1,84% và năm 2018 dư nợ quá hạn là 26.673 triệu đồng chiếm 1,57% . Điều này đặt ra yêu cầu đội ngũ cán bộ tín dụng cần phải xem xét lại công tác đánh giá tín dụng khách hàng đã thực sự hiệu quả hay chưa và công tác kiểm tra, giám sát khoản vay có thực sự được thực hiện theo đúng quy trình hay không.

Thực tế tại tất cả các ngân hàng và đối với Vietinbank Thái Nguyên cũng vậy, do sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng nên doanh số cho vay bị giảm đi đáng kể. Mà cán bộ tín dụng ngân hàng luôn bị áp đặt mức doanh số của từng tháng vì vậy họ chỉ quan tâm doanh số cần đạt chứ không quan tâm đến chất lượng khách hàng cho vay. Cho nên quá trình đánh giá tín dụng được tiến hành rất hời hợt và không đúng quy định, thậm chí cán bộ tín dụng còn

hỗ trợ khách hàng làm hồ sơ giả với số liệu đẹp để ban giảm đốc duyệt phương án cho vay. Mặt khác quá trình đánh giá tín dụng tại Vietinbank Thái Nguyên chủ yếu cán bộ tín dụng chỉ tập trung vào xem xét tài sản đảm bảo mà không quan tâm đến tình hình hoạt động kinh doanh,năng lực tài chính và phương án trả nợ của khách hàng có thực sự hiệu quả hay không. Hơn nữa sau quá trình giải ngân và phê duyệt tín dụng thì quá trình giám sát khoản vay gần như bị bỏ ngỏ một mặt do cán bộ tín dụng vô trách nhiệm một mặt do cán bộ tín dụng bận đi tìm khách hàng mới để nâng cao doanh số hay tâm lý ngại phiền hà đến khách hàng. Từ các nguyên nhân trên làm cho nhóm nợ xấu của ngân hàng có xu hướng ngày càng tăng nhanh.

Bảng 3.7: Mức độ tăng trưởng của nợ xấu của hoạt động tín dụng bán lẻ củaVietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ cho vay bán lẻ

957.68 4 100,0 0 1.147.92 7 100 1.700.07 3 100

Dư nợ quá hạn 12.084 1,26 21.067 1,84 26.673 1,57

Dư nợ xấu 4.174 0,44 9.307 0,81 9.653 0,57

Mức tăng trưởng - - 5.133

122,9

8 346 3,72

(Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị Vietinbank Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dù tỷ lệ nợ xấu thấp xong chất lượng tín dụng tại ngân hàng Vietinbank Thái Nguyên ngày càng giảm do tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ngày càng cao. Đây là hệ quả của các nỗ lực cạnh tranh của Vietinbank Thái Nguyên khi trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều các NHTM với chính sách cho vay nới lỏng để thu hút khách hàng. Trong những năm gần đây, khi quy mô và số lượng các ngân hàng đối thủ của Vietinbank

trên địa bàn tăng lên, áp lực cạnh tranh gia tăng khiến Vietinbank Thái Nguyên đã nới lỏng chính sách cho vay đối với các đối tượng khách hàng bán lẻ để không mất khách hàng vào tay đối thủ. Mặc dù hiệu quả thấy rõ từ chính sách này là lượng khách hàng tăng lên theo các năm, nhưng tỷ lệ dư nợ xấu và dự nợ quá hạn cũng tăng theo. Do vậy để khắc phục điều này đội ngũ cán bộ ngân hàng cần chú trọng hơn nữa công tác đánh giá tín dụng và công tác kiểm tra giám sát khoản vay sau giải ngân đặc biệt phải đặt lợi ích của ngân hàng lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

(2) Dư nợ tín dụng theo đảm bảo tiền vay

Hoạt động tín dụng bán lẻ là loại hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao, khi rủi ro thực sự xảy ra thì có nguy cơ NHTM không thể thu hồi về vốn gốc và lãi cho vay hặc có thu hồi được thì cũng không đúng kỳ hạn. Để phòng ngừa rủi ro thì các NHTM có nhiều biện pháp nhưng biện pháp chủ đạo nhất vẫn là tuân thủ điều kiện về tài sản đảm bảo cho các món tín dụng. Nói cách khác, để phòng ngừa rủi ro thì NHTM chủ yếu cho vay trên cơ sở phải có tài sản đảm bảo. Bảng dưới đây phản ánh thực trạng về cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo tại Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018.

Bảng 3.8: Dư nợ tín dụng bán lẻ phân theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2016- 2018 của Vietinbank Thái Nguyên

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ bán lẻ 957.684 100 1.147.927 100 1.700.073 100 Dư nợ có TSĐB 801.500 83,69 970.520 84,55 1.447.230 85,13 Dư nợ không có TSĐB 156.184 16,31 177.407 15,45 252.843 14,87

(Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị Vietinbank Thái Nguyên)

năm qua thì dư nợ có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng ngày càng tăng lên. Cụ thể: Nếu như năm 2016, cho vay có tài sản đảm bảo chỉ chiếm khoảng trên 83,69% trong tổng dư nợ tín dụng thì sang năm 2017 tỷ trọng này đã tăng lên tới trên 84,55% và năm 2018 đã chiếm tới trên 85,13%.

Điều này thể hiện sự thận trọng của Vietinbank Thái Nguyên trong định hướng cho vay khách hàng. Dư nợ cho vay bán lẻ tăng trường qua các năm nhưng không quá nóng mà chi nhánh vẫn quan tâm nhiều đến mức độ an toàn. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều công ty ma xuất hiện với mục tiêu chiếm dụng vốn từ các NHTM, thị trường bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp bên bờ vực phá sản thì định hướng cho vay “an toàn” như chi nhánh đang thực hiện là hướng đi đúng đắn.

Tuy chi nhánh luôn duy trì chính sách cho vay thận trọng trên cơ sở lấy tài sản đảm bảo của khách hàng vay vốn là cơ sở để đề ra các phán quyết về tín dụng song không vì thế mà Vietinbank không chú đến những đối tượng khách hàng tiềm năng, có uy tín. Tại Vietinbank Thái Nguyên hiện nay có hơn 14,87% dư nợ là không có tài sản đảm bảo và đây thường là các khách hàng có uy tín, có năng lực tài chính tốt và có quan hệ lâu năm với ngân hàng.

Về nguyên lý thì tài sản bảo đảm là cần thiết và là điều kiện quan trọng để NHTM có thể thu hồi vốn gốc và lãi tín dụng. Tuy nhiên, thực chất thì tài sản đảm báo cũng chỉ là một loại tài sản thứ cấp, điều quan trọng nhất giúp NHTM có thể nâng cao được chất lượng tín dụng, giảm thiểu được tình trạng nợ xấu chính phải ở các phương án, dự án vay vốn của khách hàng là phải thực sự hiệu quả mà để nhận biết được điều này phải thông qua thực hiện tốt công tác sàng lọc khách hàng, phải thẩm định chặt các đơn xin vay vốn của khách hàng và thực thi chặt chẽ công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng. Đây quả thật vẫn là một khâu còn nhiều bất cập với Vietinbank Thái Nguyên, không những vì lý do năng lực và trình độ của các cán bộ tín dụng thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong bối cảnh kinh doanh mới, mà còn do môi trường kinh

doanh những năm qua có quá nhiều biến động phức tạp gắn với những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu. Sự suy thoái của thị trường kinh tế đã khiến chất lượng tín dụng bán lẻ của hầu hết các tài sản đảm bảo cho các món tín dụng của các NHTM Việt Nam ngày càng suy giảm, nợ xấu của các ngân hàng thương mại vì thế ngày càng tăng cao và nguy cơ mất vốn là rất cao.

Đây không chỉ là bất cập riêng của Vietinbank Thái Nguyên mà còn là thực trạng chung của hầu hết các NHTM hiện nay, đó cũng là nguyên do dẫn đến sự lo ngại của giới chuyên gia tài chính cho dù hầu hết các NHTM đều cho vay trên cơ sở có tài sản đảm bảo.

(3) Trích lập dự phòng rủi ro

Trước đây hầu hết các NHTM đều không muốn trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro vì hoạt động này sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2005, thống đốc NHNN ra quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể và dùng dự phòng để xử lý nợ không thể thu hồi.

Dự phòng rủi ro cho vay được xác định dựa trên cơ sở Thông tư số 02/2013/TT-NHNN “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”(Nguyễn Thị Thu Đông, 2012). Trong đó, dự phòng rủi ro cho vay được tính toán bằng tỷ lệ nhất định của các nhóm nợ, cụ thể là:

- “Nhóm 1: 0%; bao gồm: Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.”

- “Nhóm 2: 5%; Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.”

- “Nhóm 3: 20%; Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất.”

- “Nhóm 4: 50%; Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng tổn thất cao.”

- “Nhóm 5: 100%. Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.”

Theo Thông tư này, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng được Vietinbank Thái Nguyên thực hiện nghiêm túc nhằm giảm bớt rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Nguồn trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bán lẻ giai đoạn 2016-2018 tại Vietinbank Thái Nguyên được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bán lẻ của Vietinbank Thái Nguyêngiaiđoạn 2016-2018

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Dư nợ Dư nợ phải trích lập DPRR Dư nợ Dư nợ phải trích lập DPRR Dư nợ Dư nợ phải trích lập DPRR Nhóm 1 945.600 0 1.126.860 0 1.673.400 0 Nhóm 2 7.910 395,50 11.760 588,00 17.020 851 Nhóm 3 2.039 407,80 4.465 893,00 8.125 1.625 Nhóm 4 1.878 939 3.075 1.537,50 1.008 504 Nhóm 5 257 257 1.767 1.767 520 520 Tổng 957.684 1.999,30 1.147.927 4.785,50 1.700.073 3.500

(Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị Vietinbank Thái Nguyên)

Theo thống kê trong bảng cho thấy nguồn trích lập dự phòng biến động theo các năm tương ứng với mức tăng trưởng của tổng dư nợ của tín dụng bán lẻ tại ngân hàng. Điều này thể hiện chính sách đúng đắn của Vietinbank Thái Nguyên trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ. Mặc dù trích lập dự phòng làm giảm lợi nhuận ngân hàng nhưng cũng góp phần

giảm thiểu rủi ro tín dụng bán lẻ và do đó làm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng.

3.2.2.3. Chất lượng tín dụng bán lẻ của Vietinbank Thái Nguyên qua sự đánh giá của khách hàng

Việc chuẩn bị phiếu điều tra khảo sát và nội dung của phiếu điều tra khảo sát thu được như sau:

- Số phiếu phát ra: 350 (trong đó: KHCN là 250, doanh nghiệp siêu vi mô là 100)

- Số phiếu nhận được: 350

(1)Thông tin khách hàng khảo sát

Trong nhóm chỉ tiêu thông tin khách hàng, tác giả phỏng vấn về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, thu nhập,nghề nghiệp và trình độ học vấn... của các kháchhàng cá nhân hiện tại của ngân hàng. Từ đây có thể chú trọng chăm sóc các khách hàng hiện tại và phát triển các khách hàng tiềm năng cho ngân hàng.

Bảng 3.10: Thông tin khách hàng khảo sát Giới tính

Nhóm Số lượng Phần trăm

Nam 200 57,14

Nữ 150 42,86

Tổng 350 100

Độ tuổi

Nhóm Số lượng Phần trăm

Dưới 30 100 28,57

Từ 30 - 40 130 37,14

Từ 40- 50 90 25,71

Trên 50 30 8,57

Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 81)