Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 119)

5. Bố cục của luận văn

4.2.5. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin

sách của NH, các nguồn thu thập từ các hộ KD “cá thế các nguồn thông tin từ dịch vụ, các cơ quan cung ứng thông tin và từ các nguồn khác... Hiện nay có nhiều nguồn thông tin với độ chính xác lẫn lộn nhau. Vì vậy, NH chọn lựa thông tin nào là chính xác là rất khó.”Vietinbank Thái Nguyên chủ yếu TTTT từ phía KH thông qua phỏng vấn trực tiếp, hồ sơ KH và cũng có trường hợp NH cử cán bộ tới tận nơi KH. Tuy nhiên nếu chỉ TTTT từ phía KH thì không có độ tin cậy cao vì chúng ta biết rằng KH luôn muốn vay NH một cách nhanh chóng nên thường xuyên xảy ra hiện tượng thiếu trung thực khi đưa ranhững thông tin về mình. Vì vậy, NH cần mở rộng phạm vi TTTT khác nhưng phải biết chọn lọc để tránh hiện tượng “ loãng thông tin”. NH cần chú ý tới những nguồn sau:

- Cần chú trọng tới việc cử CB “có kiến thức nghiệp vụ NH và có kiến thức chuyên môn của ngành nghề lĩnh vực mà KH đang kinh doanh.”Kết hợp với những thông tin do KH cung cấp trong hồ sơ TD.

- NH phải thường xuyên theo dõi những thông tin được cung cấp từ hệ thống thông tin TD của NHNN Việt Nam, của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. “Hệ thống thông tin này được đánh giá là đáng tin cậy vì do nhà nước quản lý.”

- Chú trọng nguồn thông tin đại chúng vì đây là nguồn thông tin khách quan nhất. Mặt khác, NH cần có sự hợp tác và trao đổi thường xuyên với những TCTD khác, các cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương và giữ tốt mối quan hệ với KH vì đôi khi họ có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin quý báu.

Công việc TTTT rất phức tạp, vì vậy, NH nên thiết lập một bộ phận thông tin TD cho riêng mình. Điều này không chỉ làm tốt cho khâu thẩm định mà giúp ích cho cả quá trình cho vay của NH, trong việc hạn chế RRTD, nâng cao hiệu quả công tác cho vay.

4.2.6. Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động TD là một biện pháp quan trọng vì thông qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn ngừa những sai sót

trong quá trình thực hiện NVTD. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng phát hiện và ngăn chặn những rủi ro đạo đức do CBQLKH gây ra. Để hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng TD, Chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Hoạt động kiểm tra nội bộ cần được thực hiện định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu sai phạm. Việc giám sát RRTD cần thực hiện giám sát đến từng khoản vay và danh mục tín dụng trên cả phương diện hồ sơ và thực tế KH, tình trạng thực tế của TSĐB, qua đó kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của thông tin TD của khách hàng.

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tủy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.

4.2.7. Tăng cường công tác thu hồi nợ và chủ động giải quyết nợ có vấn đề

“Không thu được vốn đúng hạn hoặc đầy đủ như cam kết ban đầu là điều không ai mong muốn. Tại Vietinbank Thái Nguyên thì tổng nợ xấu năm sau luôn giảm hơn năm trước nhưng vẫn thấp hơn kế hoạch đặt ra. Sở dĩ Vietinbank Thái Nguyên đạt được kết quả đó là do đã có một bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề và điều quan trọng là Vietinbank Thái Nguyên đã thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tính dụng theo đúng quy định.” Trong thời gian tới, nên tiếp tục phát huy khả năng này và cần tiếp tục tăng cường hơn nữa việc chủ động giải quyết nợ có vấn đề.

Trước hết phải có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn như chấn chỉnh lại các thiếu sót ở các khâu trong quá trình cho vay, thiết lập bổ sung đầy đủ hồ sơ pháp lý, hạn chế đến mức tối đa những kẽ hở trong khâu nghiệp vụ để phòng lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

“Trong trường hợp phát hiện một khoản vay có vấn đề, việc đầu tiên mà cán bộ tín dụng phải làm là xác định tính nghiêm trọng của vấn đề thông qua việc kiểm tra, phân tích từ các nguồn thông tin khác nhau.” Ngân hàng có

thể dựa vào phân tích để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.

Đối với những khoản vay có vấn đề được xác định là có mức nghiêm trọng tương đối thấp vì ngân hàng có thể sử dụng nhóm biện pháp khai thác như sau:

- Tư vấn cho khách hàng nhằm khôi phục tình hình tài chính:“Thông qua hoạt động này ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng nhằm thực hiện các biện pháp thích hợp để khôi phục tình hình tài chính của khách hàng.”Khuyến khích khách hàng thu hồi các khoản nợ chậm trả, tức là giảm bớt lượng vốn đang bị chiếm dụng.

- Gia hạn nợ cho khách hàng: Biện pháp này sẽ giúp khách hàng duy trì hoạt động đồng thời giúp ngân hàng thu hồi đầy đủ khoản tín dụng sau này.

- Cho vay thêm: “Trong trường hợp phương án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn có thể ảnh hưởng đến việc thu nợ và nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn và ngân hàng xem xét thấy khả năng phương án đó có thể phát triển tốt nếu được đầu tư thêm vốn.”Trường hợp này cán bộ tín dụng phải tiến hành giám sát chặt chẽ năng lực tài chính của khách hàng và qua đó thu hồi nợ dần.

Trong trường hợp các biện pháp khác không mang lại hiệu quả, khách hàng cố ý để nợ quá hạn kéo dài, “ngân hàng cần sử dụng những biện pháp cứng rắn, kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để phát mại tài sản thế chấp, khởi kiện, cưỡng chế để thu hồi nợ.”

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với chính phủ

- Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, Chính phủ cần xây dựng môi trường pháp lý ổn định ổn định, tạo hành lang cho các DN thuộc các thành phần kinh tế trong đó có NH HĐKD lành mạnh, bình đẳng, cạnh tranh và phát triển trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

tế.

- Các cơ quan Nhà nước tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật(giám sát thực thi chế độ hạch toán kế toán), tránh tình trạng các DN đưa ra các thông tin TC sai lệch, gây khó khăn trong hoạt động của NH. Cũng cần tăng cường việc thực hiện chế độ kiểm toán trong các DN.

- Nhà nước có các quyết sách dứt khoát trong việc sắp xếp cơ cấu lại các DNNN. Sau khi CPH của DN này được sắp xếp lại, bộ máy năng lực kinh doanh của DN tăng lên và việc sử dụng vốn vay từ NH sẽ có hiệu quả hơn.

- Chính phủ cần có chủ trương thúc đẩy mạnh hơn nữa tình hình hoạt động của công ty mua bán nợ và TSLĐ của DN để thiết thực hỗ trợ, giúp đỡ các NHTM giải quyết tốt và dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng đã kéo dài trong nhiều năm.

4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- NHNN cần sớm rà soát, chỉnh sửa ban hành các VBPL để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo môi trường pháp lý lành mạnh và thông thoáng cho NHTM, tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM HĐKD góp phần hạn chế RRTD.

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của các TCTD nói chung và hoạt động TDBL nói riêng.

- nâng cao vai trò của NHNN trong việc điều hành CSTT.

- Hiện đại hóa công nghệ NH theo hướng hội nhập và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo ra nhiều tiện ích cho mọi KH, nâng cao chất lượng phục vụ và cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế theo tiến trình hội nhập quốc tế.

- Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động trung tâm thông tin tín dụng (CIC) - Nâng cao năng lực công tác thanh tra, kiểm soát của NHNN.

- Thực hiện bảo hiểm RRTD

- Trong công tác tuyển dụng của Vietinbank nên giao quyền cho các đơn vị trực thuộc như chi nhánh để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực của Chi nhánh và các PGD. Xây dựng cơ chế động lực, phân chia rõ quyền lợi, nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm, gắn trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận để thúc đẩy phát triển hoạt động BL.

- Cần xây dựng chiến lược cụ thể để phát triển hoạt động NHBL nói chung và hoạt động TDBL nói riêng.

- Tăng cường kiểm tra, Kiểm soát các hoạt động của Chi nhánh, PGD đặc biệt kiểm tra chéo nhằm kịp thời phát hiện các sai sót và rút ra bài học kinh nghiệm, nhằm đảm báo tính hiệu lực của cơ chế ban hành.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh. - Vietinbank sớm thành lập đơn vị thực hiện chức năng mua bán nợ, quản lý, sử dụng , khai thác lợi ích của TSTC NH đối với những khoản nợ vay quá hạn.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý. - Tăng cường công tác đào tạo, mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ trong năm để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ.. Đồng thời thực hiện chính sách sử dụng, bố trí CB, đào tạo CB, bồi dưỡng và đãi ngộ CB.

KẾT LUẬN

Hiện nay, phát triển NHBL là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của NHTM. Việc phát triển TDBL cần phải đi đôi với nâng cao CL TDBL. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao, do vậy vấn đề CLTD luôn được các ngân hàng nói chung và Vietinbank đề cao.

Với vị thế là một trong những NHTM lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên đã không ngừng đẩy mạnh HĐKD trên tất cả các mặt hoạt động góp phần khẳng định vị thế là một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, CL TDBL tại Vietinbank Thái Nguyên trong những năm gần đây còn chưa ổn định. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu còn cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng. Vì vậy nâng cao CL TDBL là một vấn đề tất yếu.

Thực trạng về nâng cao CL TDBL của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018 đã thể hiện rõ một số điều đáng lưu ý như sau:

Mức nợ xấu có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể năm 2016 nợ xấu là 0,44%, năm 2017 là 0,81%, đến năm 2018 nợ xấu là 0,57% trong tổng dư nợ. Cùng với tỷ lệ nợ xấu gia tăng thì dư nợ quá hạn tăng đột biến vào năm 2017, sang năm 2018 dư nợ này đã có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn còn cao hơn so với năm 2016. Năm 2016 dư nợ này là 1,26%, năm 2017 dư nợ quá hạn là 1,84% và năm 2018 dư nợ quá hạnlà 1,57% .

Mục tiêu nâng cao CL TDBL của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên đến năm 2020 như sau: Phấn đấu nguồn vốn huy động tại địa phương tăng 10% mỗi năm, đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động TDBL. Về dư nợ TDBL: Tốc độ tăng trưởng từ 10% - 20% hàng năm. Số lượng khách hàng của dịch vụ TDBL tăng trung bình 20% - 30%/ năm. Phát

triển đa dạng các SPDV, phấn đấu thu nhập từ CVBL tăng 20% mỗi năm. Đảm bảo quỹ thu nhập để chi lương, thưởng theo quy định của Vietinbank Việt Nam.

Nâng cao chất lượng TDBL tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như: Nâng cao quy trình TDBL; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động TDBL của ngân hàng; Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định TDBL; Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro; Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin; Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Tăng cường công tác thu hồi nợ và chủ động giải quyết nợ có vấn đề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Các tổ

chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16-06 -2010 của Quốc Hội, Hà Nội.

2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

3. Lê Khắc Trí (2006), Bán buôn và bán lẻ tín dụng tại Việt Nam: Hiện trạng và Giải pháp phát triển,Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ, số 14, tháng 7/2006.

4. Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận

án tiến sĩ, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

5. Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông.

6. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Lao động xã hội.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493 /2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng

do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, TP Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20-11-2014 qui định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt

động của Tổ chức tín dụng. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài,Hà Nội.

9. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Quyết định về cấp GHTD

10. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Quyết định số 221/QĐ-

HĐQTNHCT35 ngày 26/02/2010 về cho vay KHCN và Hộ gia đình, Hà

Nội.

11. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2018), Công văn số 4344/TGD-NHCT60 ngày 01/06/2018; Quy định phân khúc trong kỳ ổn

định 2018-2020, Hà Nội.

12. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2018), Công văn số 4961/TGD-NHCT9 ngày 11/06/2018 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công

thương Việt Nam, Định hướng tín dụng, Hà Nội

13. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên (2016, 2017, 2018), Báo cáo tài chính, Thái Nguyên.

14. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên (2016, 2017, 2018), Danh mục sản phẩm vay vốn, Thái Nguyên.

15. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên (2016, 2017, 2018), Quy trình cấp tín dụng, Thái Nguyên.

16. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Giang (2017),

Nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ, Bắc Giang

17. Nguyễn Thị Thanh Nga (2015), Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Thái Nguyên, Luận

văn Thạc sĩ, ĐH Kinh tế Và QTKD, Thái Nguyên.

18. Peters.Rose (2015), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

19. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Nghiệp vụNgân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

20. Phạm Thị Lê (2018), Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thái Bình, Luận văn Thạc sỹ, Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - huyện Tháp Mười, Luận văn

Thạc sỹ, Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Website:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)