Tổ chức công tác kế toán tại công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán doanh thu cung ứng sản phẩm dịch vụ qua thanh toán điện tử tại công ty VTC công nghệ và nội dung số,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 44)

5. Ket cấu khóa luận

2.1.9 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

a. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

- Kế toán trưởng:

* Phụ trách trực tiếp:Kế toán ngân hàng,kế toán chi phí-công nợ các bộ phận,Kế toán đầu tư mua sắm TSCĐ,CCDC và Công tác thẩm định

*Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc Công ty về việc tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động công tác tài chính kế toán,kế hoach của Công ty. + Thay mặt giám đốc Công ty chỉ đạo và ký duyệt các hồ sơ theo ủy quyền của Giám đốc công ty.(bao gồm ký duyệt các hồ sơ,tài liệu,chứng từ kế toán,biên bản đối chiếu công nợ,biên bản bù trừ công nợ,thanh toán với các đối tác;biên bản thu hồi,điều chỉnh hóa đơn;công văn xác nhận số dư ngân hàng) và các văn bản khác được Giám đốc công ty ủy quyền.

+ Tham gia Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật, Hội đồng lương, Hội đồng tuyển dụng và các Hội đồng hoặc Tổ công tác khác theo sự phân công của Giám đốc Công ty; Phó Chủ tịch Hội đồng kiểm kê và thanh lý tài sản; Tổ trưởng Tổ thẩm định các dự án đầu tư.

- Kế toán tổng hợp (Phó phòng):

* Phụ trách trực tiếp các phần hành: KTTH, KT quản trị, xây dựng kế hoạch, KT thuế, KT tiền lương và chế độ người lao động, KT kho, KT doanh thu, công tác đối soát.

+ Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày của các kế toán phần hành thực hiện trên máy, để phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời các

sai sót ( nếu có) về nghiệp vụ hạch toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời.

+ Phối hợp kiểm tra các khoản chi phí sử dụng theo kế hoạch được duyệt, tổng hợp phân tích chỉ tiêu sử dụng chi phí, doanh thu của công ty bảo đảm tính hiệu qủa trong

việc sử dụng vốn.

+ Lập, in các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản, bảng cân đối tài khoản,

báo cáo cân đối tiền hàng theo đúng qui định. *Phụ trách chung:

+ Thay mặt Kế toán trưởng chỉ đạo các phần hành kế toán do mình phụ trách.+ Thay mặt Kế toán trưởng ký duyệt các hồ sơ thuộc phạm vi công việc mình phụ trách và các hồ sơ khác được ủy quyền của Kế toán trưởng và Giám đốc.

+ Chủ trì lập kế hoạch đào tạo cho phòng và các bộ phận khác liên quan đến các nghiệp vụ TCKH.

+ Thực hiện công tác phổ biến quy trình, văn bản chính sách pháp luật mới cho các bộ phận có liên quan.

+ Chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng về số liệu báo cáo kế hoạch, quản trị, tài chính định kỳ.

- Kế toán doanh thu:

+ Kiểm soát và chịu trách nhiệm về số liệu doanh thu, đảm bảo hạch toán đúng, đủ doanh thu.

+ Kiểm soát chứng từ doanh thu được lưu trữ khoa học, đầy đủ.

+ Thực hiện các công việc được quy định của vị trí Kế toán doanh thu. + Thực hiện các công việc được quy định của vị trí Kế toán quản trị bộ phận.

- Kế toán thuế: Thu thập các Hóa đơn chứng từ đầu ra/ đầu vào làm căn cứ kê khai

thuế hàng tháng/quý/quyết toán thuế cuối năm: Báo cáo về thuế GTGT,

TNDN, Thuế

TNCN, tình hình sử dụng Hóa đơn.

- Kế toán tiền lương và chế độ người lao động: Tính lương và trả lương theo Quy

định của cty dựa trên Bảng chấm công, Hợp đồng lao động/CTV. - Kế toán ngân hàng:

*Phụ trách và chịu trách nhiệm chung về kế toán ngân hàng + Phụ trách nhận, lập và trình ký các UNC.

+ Phụ trách phần tín dụng của tất cả các ngân hàng: Nhận đơn hàng, lập UNC, khế ước nhận nợ, cân đối dòng tiền, trả nợ...

+ Nhận tất cả sổ phụ từ ngân hàng; đóng sổ lưu kho toàn bộ chứng từ phát sinh tại tất

cả các ngân hàng; kiểm tra, đối chiếu, hạch toán toàn bộ chứng từ phát sinh tại các ngân hàng.

+ Xây dựng kế hoạch, theo dõi, thực hiện và phân tích đánh giá tình hình hoạt động tài chính Công ty theo định kỳ tuần, tháng.

- Kế toán đầu tư mua sắm TSCĐ,CCDC: Thực hiện các công việc được quy

định của

vị trí Kế toán đầu tư mua sắm TSCĐ và CCDC. - Kế toán chi phí và công nợ:

+ Đối chiếu công nợ với đối tác.

+ Lập chứng từ thu - chi cho các khoản thanh toán của công ty đối với khách hàng và

các khoản thanh toán nội bộ. Phản ánh vào các sổ sách liên quan đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu.

+ Tiếp nhận các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chúng từ. + Thực hiện lưu trữ chứng từ, sổ sách, các công văn, qui định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.

Ngoài ra,một số KTV còn đảm nhiệm vai trò chuyên viên đối soát các phần hành liên quan đến doanh thu và các chi phí của Công ty:

+ Thực hiện các công việc được quy định tại vị trí nhân viên đối soát và kế toán doanh

thu, công nợ, chi phí đối với các dịch vụ Điện, nước, truyền hình, dịch vụ Ehome + Đối soát, thanh toán phân chia doanh thu Game Online, Game Mobile;

+ Đối soát, thanh toán dịch vụ hợp tác thanh toán với các đối tác; đối soát thanh toán,

xuất hóa đơn phí dịch vụ thu hộ trên VTC365.

+ Đối soát với Ngân hàng và phân tích số liệu liên quan dịch vụ VTC Pay giữa ngân hàng và hệ thống, cụ thể: Sacombank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank,...

b. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

Chế độ kế toán áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014. Kế toán áp dụng kỳ kế toán đầu ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.

c. Phương pháp kế toán áp dụng trong công ty

- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. - Phương pháp kế toán TSCĐ: phương pháp đường thẳng.

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền.

- Nguyên tắc kế toán và khấu hao TSCĐ hữu hình: quản lý và sử dụng, trích

khấu hao

TSCĐ theo hướng dẫn tại thông tư 28/2017/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung một

số điều

của thông tư số 45/2013/TT-BTC và thông tư số 147/2016/TT-BTC). Phản

ánh TSCĐ

theo giá gốc.

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Ghi nhận trên cơ sở dồn tích.

- Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán: Ghi nhận phù hợp với doanh thu đã

tiêu thụ

trong kỳ.

*Sổ kế toán tổng hợp:

+ Sổ nhật ký: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong từng kỳ kế toán và từng

niên độ kế toán theo trình tự thời gian.

+ Sổ cái: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán áp dụng ở công ty. Số liệu trên sổ cái phản

ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh

của doanh nghiệp.

*Sổ, thẻ kế toán chi tiết: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản mục cần theo dõi chi tiết theo yêu cầu cần quản lý. Cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ nhật ký và sổ cái.

*Bảng tổng hợp chi tiết: Một trang sổ liệt kê toàn bộ số dư đầu kỳ, tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có, số dư cuối kỳ của các tài khoản là các sổ, thẻ chi tiết của một số tài khoản tổng hợp. Số liệu tổng cộng của từng sổ, thẻ chi tiết được ghi một dòng vào bảng. Số liệu tổng cộng của bảng này sẽ trùng với số liệu chung trên tài khoản tổng hợp.

*Bảng cân đối phát sinh: Là báo cáo tổng hợp số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.

Sơ đồ 2.3 Hình thức sổ nhật ký chung

(Nguồn: Phòng kế toán công ty VTC Công nghệ và Nội dung số)

Giải thích:

---► Ghi hàng ngày

◄----► Ghi hàng tháng, định kỳ I S Điều chỉnh, kiểm tra

*Hiện nay, doanh nghiệp đang áp dụng phần mềm kế toán vào phần hành công việc của mình bằng phần mềm Bravo 7, việc sử dụng phần mềm góp phần làm tăng nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

+ Chi phí tối thiểu, có được hiệu quả tối đa bằng cách sử dụng hợp lý các nguồn lực. + Dễ dàng phát hiện lỗi sai, tạo độ chính xác rất cao và ít gây ra lỗi.

+ Tiết kiệm nhiều thời gian trong việc tổng hợp, đối chiếu sổ sách, báo cáo kế toán nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán doanh thu cung ứng sản phẩm dịch vụ qua thanh toán điện tử tại công ty VTC công nghệ và nội dung số,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w