Nguyên nhân của những hạn chế khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hóa việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 60 - 63)

đẩy xuất khẩu chưa được quan tâm đẩy mạnh đầu tư.

* Sức ép cạnh tranh ngày càng lớn: EU là thị trường mà nhiều quốc gia muốn

hướng tới, do đó hàng hóa xuất khẩu vào thị trường này ngày càng lớn, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững trên thị trường này.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trườngEU EU

* Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật thấp, công nghệ, cơ sở vật chất, dây

chuyền yếu kém: Trong sản xuất kinh doanh, công nghệ, dây chuyền, cơ sở vật chất,

trang thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả ở tất cả các khâu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, nên vẫn còn nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, dẫn đến năng lực sản xuất không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Việc đổi mới sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng trong việc làm tăng sự hài lòng, thoả mãn của người tiêu dùng. Đặc biệt với thị trường nước ngoài thì việc đổi mới công nghệ là vô cùng cần thiết, nhưng vẫn là khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam.

* Trình độ của người lao động chưa cao: Trình độ chuyên môn của lực lượng

lao động những năm gần đây đã có sự cải thiện nhất định song nhìn chung chất lượng lao động vẫn còn thấp. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề còn yếu kém. Nguồn nhân lực yếu kém, thiếu kiến thức và kỹ năng sẽ khó thích ứng được với công nghệ mới dẫn đến làm giảm năng lực sản xuất, khó đáp ứng được các tiêu chuẩn, rào cản của thị trường EU, đồng thời sự thiếu sáng tạo trong việc cải tiến sản phẩm, không bắt kịp xu hướng tiêu dùng cũng làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt

cán bộ, quản lý có kinh nghiệm để đưa ra các chiến lược phù hợp, ứng phó kịp thời với những thay đổi trong quy định, tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU cũng làm ảnh hưởng đến việc thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài ra, công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ công nhân viên vẫn chưa được quan tâm nhiều.

* Khả năng nắm bắt thị trường chưa tốt: Khả năng nắm bắt thông tin thị

trường của các doanh nghiệp chưa được nhanh nhạy, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam so với các đối thủ quốc tế. Thiếu thông tin thị trường cùng với trình độ chuyên môn, năng lực kém của doanh nghiệp làm giảm sự thích nghi, chủ động ứng phó với những biến động của thị trường. Việc chủ động tìm kiếm, tiếp cận, nắm bắt các thông tin về nhu cầu, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng nhanh nhạy, chính xác là điều cần thiết để khai thác hết được tiềm năng của thị trường EU nhưng vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm nhiều. Ngoài ra, vai trò của các cơ quan chính phủ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn thông tin vẫn chưa được chú trọng.

* Công tác tuyên truyền về hàng rào kỹ thuật chưa được đẩy mạnh: Các cơ

quan quản lý Nhà nước chưa chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về hàng rào kỹ thuật, dẫn đến nhiều doanh nghiệp không nắm được các quy định, tiêu chuẩn của thị trường EU. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ giúp các doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu vào EU cũng chưa được quan tâm. Tiến độ xây dựng các đề án liên quan đến hoạt động kiểm tra, đánh giá sản phẩm xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn còn chậm do chưa có sự kiểm soát sát sao và phối hợp tích cực từ các cơ quan quản lý. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chưa chủ động tiếp cận các trang thông tin, các khóa tập huấn về EVFTA, không nắm được những thay đổi trong quy định về hàng rào kỹ thuật của EU cũng như những ưu đãi về thuế quan mà hiệp định này mang lại, từ đó không tận dụng được tối đa cơ hội khi xuất khẩu vào thị trường EU.

* Năng lực cạnh tranh chưa cao: EU là một thị trường vô cùng khó tính với rất

nhiều tiêu chuẩn, quy định đối với hàng hóa nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU phải được thông qua kiểm định rất khắt khe, đặc biệt là các hàng hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ

thuật của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa cao, do đó hàng hóa Việt Nam rất khó cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Ngoài ra, dù đã có những cải tiến về chất lượng, mẫu mã,... nhưng hàng hóa xuất khẩu Việt Nam so với các nước trên thế giới vẫn yếu hơn. Do đó, càng nhiều thị trường quốc tế muốn khai thác thị trường EU, hàng hóa đưa vào thị trường này càng lớn thì sức ép cạnh tranh mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt ngày càng tăng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã cho thấy tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nói chung và đi sâu vào phân tích thực trạng xuất khẩu vào thị trường EU giai đoạn 2015 - 2019. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Đây là thị trường tiềm năng mà các quốc gia trên thế giới muốn khai thác. Việc ký kết Hiệp định EVFTA mở ra những cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, do đó các doanh nghiệp cần phải biết nắm bắt, tận dụng tối đa những cơ hội đó để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu, đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên, việc chinh phục thị trường này không hề dễ dàng với những rào cản kỹ thuật vô cùng khắt khe, cùng với đó là những thách thức đặt ra khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Cuối cùng là đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đây là cơ sở để đưa ra các đề xuất, kiến nghị đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hóa việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w