Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hóa việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 63 - 64)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƯỜNG EU

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vàothị trường EU thị trường EU

Trước công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, cùng với việc hiệp định EVFTA sắp có hiệu lực, phát triển quan hệ thương mại với EU là một nhiệm vụ quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Định hướng chung là phát triển, duy trì sự hợp tác bền vững và lâu dài giữa Việt Nam và EU, theo đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường này theo hướng:

* Tích cực, chủ động xúc tiến thương mại, không ngừng nâng cao kim ngạch hai chiều.

* Đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, vượt qua rào cản thương mại để tận dụng tối đa các ưu đãi mà Hiệp định EVFTA mang lại.

* Tập trung khai thác các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tái cơ cấu một số ngành hàng, nâng cao chất lượng hàng hóa, cùng với đó là sự cải tiến về bao bì, mẫu mã,... phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời gia tăng tỷ trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, từng bước xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu trên thị trường EU.

* Nắm bắt sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng để kịp thời ứng phó, đưa hàng hóa dễ dàng thích nghi với thị trường quốc tế, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm giảm sức ép cạnh tranh của các đối thủ quốc tế.

* Chú trọng đầu tư cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất, chế biến, trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa.

* Thu hút đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp tại các nước thành viên EU vào các ngành công nghiệp chế tạo, công nghệ cao.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hóa việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w