Kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào EU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hóa việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 70 - 72)

HÓA VIỆT NAM VÀO EU

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước

* Nhà nước cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm học hỏi công nghệ mới, áp dụng cải tiến công nghệ kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất. Để làm được điều đó, Nhà nước cần thông qua việc xem xét sửa đổi hệ thống pháp luật về đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia ở châu Âu.

* Nhà nước cần có các chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hoạt động xuất khẩu. Chất lượng lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình xuất khẩu vì sẽ tác động tới tất cả các khâu từ tiếp cận thị trường, sản xuất, chế biến tới quản lý, xúc tiến thương mại,.... ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các trung tâm dạy nghề, cơ sở đào tạo nhân lực để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động. Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng lao động, đồng thời có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu trong việc đào tạo nguồn nhân lực.

* Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận chuyển đưa hàng hóa ra nước ngoài. Nhà nước cần chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cùng với đó là sự phát triển của ngành vận tải đa phương thức

và logistics. Nhà nước cần đầu tư xây dựng các hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển,. tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp logistics phát triển, đa dạng hóa dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của hoạt động xuất khẩu trong nước.

* Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về EVFTA và thông tin về thị trường bao gồm cả các vấn đề về văn hóa, luật pháp, tình hình kinh tế,. của các nước thành viên EU. Qua đó các doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để tiếp cận với từng thị trường khác nhau. Nhờ nắm

bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể bắt kịp những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng để kịp thời thay đổi sản phẩm thích ứng với thị trường nước ngoài. Ngoài ra, những thông tin về văn hóa, pháp luật.... cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thâm nhập, phương thức xúc tiến thương mại, các hình thức quảng bá thương hiệu để việc kinh doanh đạt được hiệu quả.

* Chính phủ cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế về xuất khẩu hàng hóa, đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, loại bỏ những thủ tục rườm rà không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm gia tăng tỷ trọng xuất khẩu và đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động, qua đó giúp học hỏi được công nghệ mới, tạo công ăn việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động, tiếp cận với các kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại.

* Nhà nước cần tăng cường áp dụng các quy định về trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực an toàn, bảo vệ sức khỏe và môi trường. Xây dựng các chính sách để nâng cao nhận thức doanh nghiệp về tuân thủ trách nhiệm xã hội, đồng thời đưa ra các chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và người lao động. Nhà nước cần tăng cường kết nối và kiểm tra công tác thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, bảo vệ sức khỏe và môi trường. Ngoài ra, việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động cũng rất quan trọng, cần đảm bảo người lao động được đối xử công bằng, hưởng đủ quyền lợi, có đãi ngộ tốt, đảm bảo thu nhập và có cơ hội phát triển. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp có được lòng tin của người tiêu dùng trên thế giới và tạo dựng được thương hiệu, tạo vị thế trên thị trường quốc tế.

* Nhà nước cũng cần có các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Bảo đảm an sinh xã hội gắn với tiến bộ và phát triển xã hội, qua đó phát triển thị trường lao động, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội hiệu quả sẽ giúp nâng cao quản lý xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội nói chung và giúp hoạt động xuất khẩu nói riêng đạt được hiệu quả.

* Ngoài ra Nhà nước cần có các chính sách về cho vay, hỗ trợ vốn để đầu tư công nghệ máy móc, kỹ thuật hiện đại. Việc đổi mới công nghệ, tiếp cận với máy

móc trang thiết bị hiện đại đối với mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam với quy mô vừa và nhỏ thì năng lực tài chính không đủ để làm điều đó. Do vậy cần có các gói chính sách hỗ trợ, cho vay lãi suất thấp giúp các doanh nghiệp giải quyết được khó khăn trong việc hiện đại hóa quy trình sản xuất, nhờ đó nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hóa việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w