Giải pháp nhằm vượt qua rào cản khi xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào EU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hóa việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 64 - 66)

EU

* Muốn vượt qua các rào cản khi xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU, điều đầu tiên cần làm là các doanh nghiệp phải nhận thức rõ tầm quan trọng và nâng cao hiểu biết về các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, những quy định của thị trường này. Một trong những điều kiện tất yếu giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có thể dễ dàng thích ứng với những yêu cầu, quy định mới trong hệ thống

hàng rào kỹ thuật là phải nắm chắc những quy định này. Do đó, các doanh nghiệp cần đổi mới công tác nghiên cứu thị trường để việc tìm kiếm, thu thập thông tin hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo không phát sinh các chi phí không cần thiết. Các hội chợ, triển lãm ở các nước thành viên châu Âu sẽ giúp các doanh nghiệp có tiếp cận với nguời tiêu dùng, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu và thói quen tiêu dùng của họ. Đặc biệt, thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp tình hình biến động thị trường, những thay đổi, điều chỉnh trong các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường EU để kịp thời ứng phó, có các biện pháp đưa sản phẩm đáp ứng các rào cản kỹ thuật. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên mở rộng liên kết, chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau vượt qua các rào cản trong hoạt động xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

* Các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, học hỏi các công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, từng bước đưa hàng hóa xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, GloabalGap hay EuroGap chứ không chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn VietGap. Việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế là rất quan trọng giúp các doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế, đa dạng hóa thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao việc áp dụng các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng hóa chất trong nuôi trồng nông sản, đồng thời kiểm soát tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu thu hoạch, bảo quản. Điều này sẽ giúp nâng cao uy tín và tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng và các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

* Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới, tuân thủ trách nhiệm xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn với thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường khó tính như EU. Nhà nước nên đầu tư công nghệ xử lý môi trường, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất và chế biến. Ngoài ra, Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp luật hoàn chỉnh, cung cấp thông tin tư vấn, hướng dẫn và ban hành các cơ chế, chính

sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, áp dụng các tiêu chuẩn BSCI, SA 8000.

3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động

Các doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, liên kết với các cơ sở đào tạo, thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra, đánh giá năng lực của người lao động, đào tạo tốt nguồn nhân lực các cấp để nâng cao kiến thức, học hỏi công nghệ mới và cách sử dụng các trang thiết bị hiện đại. Việc tạo sức cạnh tranh cho người lao động trong quy mô doanh nghiệp hay có các chính sách phúc lợi, đãi ngộ cũng có thể giúp tăng năng suất, hiệu quả lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng lao động, đảm bảo lợi ích cho họ, qua đó sẽ thu hút được nguồn lao động giỏi, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn về tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của thị trường EU.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hóa việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w