Quy mô và tốc độ tăng nợ công

Một phần của tài liệu Tính bền vững của nợ công việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 47)

Từ năm 2014 đến năm 2018, theo số liệu tổng hợp từ bản tin nợ công của Bộ Tài chính, quy mô nợ công ở Việt Nam đã tăng khoảng 1.3 lần. Từ con số 2,318 nghìn

tỷ (VND) vào năm 2014 lên 3,256 nghìn tỷ (VND) vào năm 2018 (Bảng2.3). Nếu so với giai đoạn trước đó là 2010 - 2014 có quy mô tăng 2 lần thì giai đoạn này có thể nói mức tăng của nợ công đã được kìm hãm và giảm đi đáng kể.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, theo đà phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nợ công có xu hướng tăng lên nhanh và ở mức cao trên 50% giai đoạn 2014 - 2018 do nhu cầu ngân sách lớn, Việt Nam vẫn phải bội chi và phải vay nợ. Nợ công Việt Nam năm 2014 chiếm khoảng 58% GDP, năm 2015 chiếm 61% GDP, năm 2016 chiếm 63.7% GDP và cũng là năm có tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất giai đoạn này, đến năm 2017 chiếm 61.4% GDP và năm 2018 thì giảm xuống chiếm còn 58,4% GDP

(Bảng 2.2). Tuy nhiên nếu xét theo chỉ tiêu giới hạn nợ thì nợ công ở Việt Nam vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ khi tất cả các chỉ số đều đang duy trì trong ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép.

Báo cáo và thống kê của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính vào đầu năm 2019 đã cho thấy tốc độ tăng của nợ công của Việt Nam ở mức bình quân là 18,1%/năm vào giai đoạn 2014 - 2015, sang đến giai đoạn sau là 2016 - 2018 thì mức bình quân này đã giảm còn ở mức 8.6%/năm, có lúc rơi xuống còn 6% vào năm 2018.

Bảng 2.2. Chỉ tiêu nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2014-2018

Nợ nước ngoài của quốc gia/GDP 38.3 42 44.8 48.9 46 Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc

gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu

hàng hóa và dịch vụ (%) 4.1 4 3.9 6.1 7

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với

Nguồn: Bản tin Nợ công số 08 - Bộ Tài chính

Hình 2.3. Tỷ lệ nợ công/GDP và trần nợ công giai đoạn 2014-2018

(ĐVT: %)

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

NỢ CÔNG (nghìn tỷ VND) 2,318.9 2,593.3 2,900.8 3,100.9 3,256.9

Trong giai đoạn này, Bộ Tài chính vẫn theo hướng tái cơ cấu nợ công chiều hướng đạt bền vững, hiệu quả nhằm mục đích là đạt chỉ tiêu tốt về lãi suất, cơ cấu nợ,

kỳ hạn, đảm bảo được khả năng trả nợ trong cả ngắn hạn và trung - dài hạn. Năm 2018, các nhà đầu tư vào trái phiếu Chính phủ đã gia tăng và đa dạng hơn trước rất nhiều, tỷ trọng mà ngân hàng thương mại nắm giữ trái phiếu cũng đã từ mức khoảng 78% năm 2016 xuống mức 53.1%.

Cùng với đó thì để kéo dài được kỳ hạn của danh mục trái phiếu chính phủ và giảm lãi suất huy động trái phiếu, Bộ Tài chính cũng đã phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn từ 5 năm trở lên (bao gồm kỳ hạn dài 20-30 năm). Điều này là để giúp

tăng cường trong việc giảm sát và quản lý chặt chẽ nợ Chính phủ bảo lãnh, kiểm soát

vay ngân sách và bội của chính quyền địa phương nhằm đảm bảo phạm vi dự toán được Quốc hội quyết định.

Một phần quản lí nợ công đạt được hiệu quả và trần nợ công được kiểm soát tốt là do việc đưa vào thực hiện tốt Luật Quản lý nợ công 2017 do Quốc hội ban hành,

có rất nhiều những thay đổi tích cực đã diễn ra trong việc quản lý nợ công và giúp đỡ

cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Cũng vào năm 2018, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 952/QĐ-BTC về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công. Quyết định này nhằm xác định cụ thể các nội dung công việc, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ tổ chức triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công sổ 20/2017/QH14; Tổ chức thực hiện hiệu quả các quy đinh của Luật, xác định rõ trách nhiệm của các đơn vi thuộc Bộ trong việc thực hiện, phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao về triển khai

thi hành Luật Quản lý nợ công năm 2017, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn và chất lượng. Điều này đòi hỏi mọi đơn vị liên quan phải tập trung và giải quyết

các vấn đề liên quan đến nợ công, đảm bảo chất lượng và hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Tính bền vững của nợ công việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w