Cần nâng cao phối hợp chính sách giữa CSTT và CSTK: Sự phối hợp này nhằm tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước và quản lý nợ công một cách hiệu quả, đặc biệt là có thể cân đối lượng bù đắp thâm hụt ngân sách một cách hợp lý từ tiền NHNN phát hành, tín phiếu NHNN và vay ngân hàng thương mại để có thể hạn chế tối đa việc vay nợ nước ngoài. Ngoài ra cũng cần phải xác định rõ lúc nào thì NHNN
phát hành tín phiếu để mục tiêu CSTT được thực thi, việc phát hành tín phiếu cũng là để tài trợ cho ngân sách nhà nước điều hành CSTK ổn định. Đông thời, sự phối hợp chặt chẽ CSTT và CSTK cũng là để xây dựng được một cơ chế lãi suất hấp dẫn đối với hoạt động trong thị trường trái phiếu. Thông qua việc thực thi CSTT sẽ khiến tính thanh khoản và lãi suất TPCP được tác động tích cực, thị trường TPCP sẽ phát triển. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc quản lý nợ công vì NSNN tăng thì việc chi trả các khoản nợ công cũng dễ dàng hơn.
Việc phối hợp điều hành giữa hai chính sách này có thể nâng cao và đảm bảo được chất lượng tăng trưởng cũng như bền vững của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cần thiết lập một cơ chế trao đổi mà ở đó có thể cung cấp, hỗ trợ tham vấn và đóng góp các ý tưởng nhằm phục vụ cho quá trình hoạch định và xây dựng chính sách giữa các cơ quan chức năng liên quan. Sự phối hợp chính sách này cần hướng đến hai mục tiêu: (i) kiểm soát lạm phát với việc duy trì “thắt chặt” một cách hợp lý; (ii) thận trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách nới lỏng các quy định để có thể tháo gỡ những khó khăn cho các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt hai mục tiêu này sẽ giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai, giúp giảm bớt gánh nặng về nợ công và gia tăng cho tính bền vững của nợ công Việt Nam.
KẾT LUẬN
Thực trạng về tình hình nợ công Việt Nam giai đoạn 2014-2018 được phân tích ở trên đã cho thấy mặc dù nợ công của Việt Nam vẫn đang ở vị thế bền vững kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 nhưng vẫn còn tồn tại một vài yếu tố đang ở mức độ rủi ro đáng báo động, có thể khiến cho vị thế bền vững này trở nên lung lay và nợ công có khả năng rơi vào khủng hoảng nếu như Chính phủ không thể kiểm soát tốt trong tương lai. Đó là các yếu tố liên quan đến vay nợ trong nước và nước ngoài, gánh nặng chi phí từ việc tái cơ cấu nền kinh tế hay bội chi ngân sách... Nghiên cứu tính bền vững của nợ công Việt Nam được đặt trong bối cảnh tỷ lệ nợ công nhiều năm trở lại đây luôn ở mức cao và gần sát với mức trần được Quốc hội quy định, quản lý nợ công còn tồn tại một vài điểm yếu trong điều hành chính sách khiến cho các chỉ số vĩ mô có những ảnh hưởng nhất định. Nghiên cứu đã chỉ ra được một số kết quả sau đây:
Thứ nhất, nêu ra những chỉ tiêu và yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ bền vững của nợ công.
Thứ hai, đánh giá tổng quát thực trạng nợ công Việt Nam giai đoạn 2014-2018. Dựa trên các khung phân tích phổ biến trên thế giới và các yếu tố ảnh hưởng để đo lường tính bền vững của nợ công Việt Nam
Thứ ba, đưa ra những khuyến nghị chính sách dành cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Cục Quản lý nợ Bộ Tài chính nhằm nâng cao quản lý nợ công, giúp nợ công Việt Nam luôn ở mức bền vững.
Tóm lại, để duy trì được vị thế bền vững nợ công mà Việt Nam làm được trong vòng vài năm trở lại đây, cần có sự giúp sức của chính quyền các cấp có liên quan và xây dựng được chính sách quản lý nợ công chặt chẽ, hiệu quả. Từ việc duy trì được bền vững nợ công sẽ giúp kinh tế Việt Nam trở mình phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Quốc hội (2017), Luật Quản lý nợ công sửa đổi 2017.
2. Chính phủ (2012), Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 về phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3. Chính phủ (2018), Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về quản lý nợ của chính quyền địa phương.
4. Bộ Tài chính (2019), Bản tin nợ công số từ 01-08, Hà Nội.
5. Bộ Tài Chính (2014-2018), Báo cáo quyết toán NSNN2014 - 2018, Hà Nội.
6. Tổng cục thống kê (2014-2018), Niên giám thống kê Việt Nam 2014-2018,
NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Bộ Tài chính (2019), Thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2018, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
8. Trung tâm năng suất Việt Nam (2017), Báo cáo năng suất Việt Nam 2017, Hà Nội.
9. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. (2018). Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017.
10. Ths. Nguyễn Thị Liên Hương (2019), Nợ công Việt Nam giai đoạn 2014-2018 và giải pháp cho năm 2019, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia.
11. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (2016), "Cơ cấu nợ công của Việt Nam đang từng bước điều chỉnh theo hướng bền vững hơn"- Bài phỏng vấn ông Võ Hữu Hiển Phó Cục trưởng Cục QLN&TCDN (Bộ Tài chính).
12. Sử Đình Thành (2012 , Ngưỡng nợ công nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam,
Tạp chí Phát triển Kinh tế (257), 20-26.
13. Phạm Thế Anh và cộng sự (2012), Quản lý nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai, Ủy ban Kinh tế.
14. Phạm Thế Anh (2014), Thâm hụt ngân sách, nợ công và rủi ro vĩ mô ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 199.
15. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2018), Cân bằng tài khóa và nợ công, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Vũ Thành Tự Anh (2012), Tính bền vững của nợ công Việt Nam, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Tô Huy Vũ (2016), Nợ công - Từ lý thuyết tới thực tiễn tại Việt Nam, sách tham khảo, Vụ Dự báo thống kê, Ngân hàng Nhà nước.
18. TS. Nguyễn Thị Lan (2017), Đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam theo mô hình DSF của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 244, tháng 10/2017.
19. TS. Nguyễn Thị Lan. (2017), Đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam theo mô hinh cây nhị phân, Tạp chí Kinh tế dối ngoại số 97, tháng 8/2017
20. Nguyễn Trọng Nghĩa (2019), Các yếu tố tác động đến bền vững nợ công, Tạp chí tài chính, truy cập ngày 8/4/2020, từ < http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-
trao-doi/cac-yeu-to-tac-dong-den-ben-vung-no-cong-302108.html>
21. Đại học kinh tế TP.HCM (2011), Đề tài: Mối quan hệ giữa ngưỡng nợ và tăng trưởng kinh tế - vấn đề quản lý nợ công ở Việt Nam.
22. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2019), Tỉ lệ nợ công giảm sâu trên nền tảng bền vững hơn, truy cập ngày 20/4/2020 từ <http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Ti-
le-no-cong-giam-sau-tren-nen-tang-ben-vung-hon/378293.vgp>
23. Bộ Lao động thương binh - xã hội (2019), Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phù hợp với thể trạng, sức khỏe của lao động Việt Nam , truy cập ngày 25/4/2020 từ <
http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=29584>
24. VnEconomy (2019), Rủi ro lãi suất nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng, truy cập ngày 25/4/2020 từ <http://vneconomy.vn/rui-ro-lai-suat-no-nuoc-ngoai- co-xu-huong-gia-tang-20190607182144413.htm>
25. Th.S. Đoàn Trần Quân (2017), Nâng cao kỷ luật tài khóa ổn định kinh tế vĩ mô
, truy cập ngày 27/4/2020 từ < http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-
doi/nang-cao-ky-luat-tai-khoa-on-dinh-kinh-te-vi-mo-106930.html>
26. GS.,TS. Trần Thọ Đạt và cộng sự (2020), Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ năm 2015 đến nay, truy cập ngày 27/4/2020 từ < http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phoi-hop-chinh-sach-
tai-khoa-va-tien-te-thuc-hien-muc-tieu-tang-truong-kinh-te-tu-nam-2015-den- nay-318183.html>
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
27. Alessandro Missale (2000), Public Debt Management, Oxford University Press 28. IMF & World Bank (2011), Public Sector Debt Statistics: Guide for Compilers
and Users
29. WB (2006), A Guid to LIC Debt Substainability Analysis
30. Stephen G Cecchetti, M.S. Mohanty & Fabrizio Zampolli (2010), The future of public debt: prospects and implications, BIS working paper no.300.
31. Hakan Tokaẹ & Mike Williams (2013), Government debt management and operational risk: a risk management framework and its application in turkey,
Sigma paper no.50, OECD.
32. McKinsey (2010), Debt and Deleveraging: The Global Credit Bubble and Its Economic Consequences, McKinsey Global Institute, January 2010
33. Benno Ferrrarini, Raghbendra Jha & Arief Ramayandi (2012), Public debt Sustainability in developing Asia, Mumbai, India.
34. Manasse P. & Roubini N (2005), Rules of Thumb for Sovereign Debt Crises,
IMF working paper No. 05/42.
35. Corsetti, G & Roubini, N. (1991), "Fiscal deficits, public debt, and government solvency: Evidence from OECD countries", Journal of the Japanese and International Economies, Volume 5, Issue 4, December 1991, pages 354-380
36. Ruxandra, A. (2011), How to assess public debt sustainability: Empirical evidence for the Advanced European coutries
37. Greiner, A. and Semmler, W. (1999), An inquiry into the sustainability of Germanfiscal policy: some time series tests, Public finance review, Vol 27, (No.2), pp. 220 -236.
38. J.Campbell & R.Shriller (1987), Cointegration and Tests of Present Value Models, Journal of Political Economy, vol. 95, issue 5, 1062-88.
39. The Economist (2013), The global debt clock, EIU, truy cập từ <http://www.economist.com/content/global_debt_clock.>
40. Merih Uctum & Thom Thurston & Remzi Uctum. (2004). Public Debt, the Unit Root Hypothesis and Structural Breaks: A Multi-Country Analysis. Truy cập từ <
PHỤ LỤC 1
Kiểm tra tính dừng trong chuỗi thời gian nợ công
Trong nghiên cứu thực nghiệm kinh tế vĩ mô thì dựa vào kiểm định chuỗi thời gian là chủ yếu vì các biến số kinh tế luôn có chiều hướng thay đổi. Theo đó mà chuỗi dữ liệu thời gian có thể cố định hoặc là không.
Theo Corsetti G. và Roubini N. (1991) thì chuỗi số liệu thời gian cố định (tính dừng) có thuộc tính giá trị trung bình, phương sai, giữa hai giá trị quan sát bất kỳ không có tương quan với nhau và không có biến động định kỳ. Do đó, nếu chuỗi thời gian của nợ công không dừng, nghĩa là tỷ lệ nợ thực tế/GDP liên tục tăng và vượt quá giá trị hiện tại của các khoản thặng dư ngân sách trong tương lai thì nợ công sẽ không bền vững.
Cũng theo nghiên cứu của Corsetti G. và Roubini N. (1991), các tác giả đã dựa trên bộ số liệu của 18 nước trong khối OECD với chuỗi dữ liệu thời gian từ 1960 - 1989 và phát hiện có sự khác biệt về sự phát triển bền vững của các quốc gia trong dài hạn. Các nước lớn (Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh và Canada) không gặp trở ngại về khả năng thanh toán. Trong khi đó, một số nước nhỏ (Bỉ, Ireland, Hà Lan và Hy Lạp) lại gặp phải vấn đề phát triển bền vững. Điểm chung của các quốc gia này là có tỷ lệ nợ công/GDP lớn (trên 100% ở Bỉ và Ireland).
Bên cạnh đó, Anca Ruxandra (2011) đã sử dụng số liệu hàng năm của 14 nước Châu Âu trong giai đoạn 1970 - 2012 để chỉ ra tỷ lệ nợ công của một số nước vượt xa ngưỡng nợ của Hiệp ước Maastricht đề ra (ngoại trừ Đan Mạch, Phần Lan, Thụy điển). Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi khủng-hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu xảy ra, tỷ lệ nợ công của các nước có xu hướng tăng nhanh từ năm 2007, một trong số đó đạt đến mức báo động. Các nước như Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan và Thụy Điển là những nước không có nguy cơ đối mặt với rủi ro thanh khoản trong tương lai. Vị thế tài chính bền-vững của họ dựa trên một tỷ lệ nợ công không vượt quá ngưỡng và thặng dư ngân sách cơ bản đủ lớn nhằm đảm bảo cho sự ổn định
Có ba cách thường được dùng để khảo sát tính dừng của một chuỗi thời gian: (i) phân tích đồ thị (graphical analysis), (ii) giản đồ tự tương quan (correlogram), và (iii) kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test). Phân tích đồ thị là một phương pháp
đơn giản, mang tính trực quan và không chính thức để kiểm định tính dừng. Thường thì một phân tích không chính thức như thế sẽ cho biết một dấu hiệu sơ bộ nào đó để biết một chuỗi có dừng hay không. Tuy nhiên phương pháp thứ ba là phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị thường được đánh giá chính xác nhất và hay được sử dụng nhất.
Để kiểm tra tính dừng của nợ công thì phải tiến hành kiểm định đơn vị cho giá trị hiện tại của nợ công. Cách tiếp cận truyền thống và hiệu quả, được nhiều người sử dụng đó là kiểm định tính dừng Augmented Dickey-Fuller (1979) dựa theo phương trình sau:
Δbt = μo + μιTrend + φbt-ι + ∑7=1 βiΔbt-i + εt (theo Merih Uctum & Thom Thurston & Remzi Uctum, 2004)
Phương trình trên sẽ được tính toán riêng rẽ, sử dụng biến phụ thuộc là giá trị hiện tại của nợ. Giả thuyết Ho (giả thuyết nghiệm đơn vị) là φ = 0 và μι =0. Nếu giá trị t tính toán của hệ số ước lượng lớn hơn (về mặt giá trị tuyệt đối) tất cả các giá trị phê phán ADF ở 1%, 5% và 10%, và nếu p-value nhỏ hơn 5%, chúng ta bác bỏ giả thuyết nghiệm đơn vị. Điều này có nghĩa là, chúng ta kết luận rằng chuỗi thời gian đang xem xét là một chuỗi dừng.
Để kiểm định thêm được tính chính xác của bền vững nợ công Việt Nam, phần này sẽ kiểm tra tính dừng theo chuỗi dữ liệu nợ công qua phương pháp kiểm định tính dừng dựa theo phương trình (1), cụ thể là kiệm định nghiệm đơn vị (Unit root test) theo kiểm tra bước ngẫu nhiên (Augmented Dickey Fuller test) trên phần mềm kinh tế lượng Eviews. Chuỗi dữ liệu được sử dụng là chuỗi tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2018.
Giả thuyết được đặt ra là H0 có bước ngẫu nhiên, tức là chuỗi không dừng. Nếu giả thuyết H0 được chấp nhận thì có nghĩa là chuỗi nợ công không dừng, điều đó có nghĩ là tỷ lệ nợ công/GDP liên tục tăng và sẽ vượt quá giá trị thặng dư của NSNN, khiến cho nợ công của đất nước không bền vững. Kết quả kiểm tra được trình bày như sau:
Null Hypothesis: NO_CONG_GDP has a unit root Exogenous: Constant
5% level -2.971853
10% level -2.625121
Variable t Coefficien StatisticStd. Error t- . Prob NO_CONG_GDP(- 1) 0.306688- 13.204390.023226 - 00 0.00 C 15.1890 3 3.140756 0.00 01
R-squared 1 0.87023 Mean dependent var 14.0085-
Adjusted R-squared 0.86524
0 S.D. dependent var
32.1507 7
S.E. of regression 11.8024
5 Akaike info criterion 7.843241
Sum squared resid 3621.74
4 Schwarz criterion 7.938398 Log likelihood - 107.8054 Hannan-Quinn criter. 7.872331 F-statistic 174.355 9 Durbin-Watson stat 2.44209 6 Prob(F-statistic) 0.00000 0
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(NO_CONG_GDP) Method: Least Squares
Date: 04/30/20 Time: 21:29 Sample (adjusted): 1991 2018
Năm Nợ công VN (% GDP) Năm Nợ công VN (% GDP) 1990 450.64 2005 42.8 1991 350.74 2006 439 1992 229.3 2007 43 ĩ^ 174.6 2008 455 1994 153.5 2009 44.2 1995 111.1 2010 56.3 1996 944 2011 549 1997 76.1 2012 50.8 1998 79.3 2013 545 1999 75.8 2014 58 2000 417 2015 61 2001 36 2016 637 2002 38.2 2017 614 2003 40.8 2018 58.4 2004 \ ---/425 PHỤ LỤC 2
l.tiại fiỉìL Nf-⅛y 3l∕ll∕2flL4 31/12/2« 15 31/12/2/116 31/12/2017 31/12/2018 Z ≡ ' * ≡ ⅛ 5 £ ≡ ≡ Q I ũ I Ω I ≥ "1 ", s i ~ ≡ ≡ ≡ ≡ 3 * i ẽ Il II Il U U ii 1,175 ⅛3 1.3933 8 1 13158 1 1.3187 1,370