Ước lượng chi phí

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án cơm trưa văn phòng (thẩm định dự án đầu tư) (Trang 31)

Chi phí hộp đựng : 5,000VND/ 1 hộp.

Chi phí nguyên vật liệu nấu ăn: 180,000,000VND/ tháng Chi phí công cụ dụng cụ: 6,000,000/ tháng

Lương nhân viên bao gồm:

+ Đầu bếp: 6,000,000 VND/ 1 người/ 1 tháng (1 người).

+ Nhân viên phục vụ, nhân viên giao hàng, nhân viên bảo vệ : 3,000,000VND/ 1 người/ 1 tháng (3 người).

+ Nhân viên thu ngân : 4,000,000/ 1 người/ 1 tháng (1 người). Các chi phí khác: 10,000,000/ tháng Bảng chi phí ĐVT: Triệu đồng NĂM 0 1 2 3 4 CHI PHÍ HỘP ĐỰNG 511 584 657 730 NVL 2190 2190 2190 2190 CÔNG CỤ DỤNG CỤ 40 40 40 40 LƯƠNG 228 228 228 228 CHI PHÍ MẶT BẰNG 240 240 240 240 KHẤU HAO 57.5 57.5 57.5 57.5 CHI PHÍ KHÁC 120 120 120 120 TỔNG CHI PHÍ 0 3386.5 3459.5 3532.5 3605.5 Bảng 7 – Chi phí 2.5.7. Khấu hao

Tài sản cố định khấu hai theo phương pháp khấu hao đường thẳng với thời gian khấu hao là 4 năm Bảng khấu hao ĐVT: Triệu đồng NĂM 0 1 2 3 4 GIÁ TRỊ TSCĐ ĐẦU KÌ 0 230 172.5 115 57.5 MUA SẮM THÊM TSCĐ 230 0 0 0 0 25

KHẤU HAO TRONG KÌ 0 57.5 57.5 57.5 57.5

GIÁ TRỊ TSCĐ CUỐI KÌ 230 172.5 115 57.5 0

Bảng 8 – Khấu hao

2.5.8. Kết quả kinh doanh

Ước lượng lợi nhuận sau thuế đạt được trong các năm hoạt động. Dựa trên kết quả doanh thu dự kiến trong bảng và các khoản chi phí hàng năm như trên, cho thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của dự án, thể hiện qua bảng sau đây.

Bảng kết quả kinh doanh

ĐVT: Triệu đồng NĂM 0 1 2 3 4 DOANH THU 0 4088 4672 5913 6570 CHI PHÍ 0 3386.5 3459.5 3532.5 3605.5 EBIT 0 701.5 1212.5 2380.5 2964.5 I 0 20 15 10 5 EBT 0 681.5 1197.5 2370.5 2959.5 T 0 136.3 239.5 474.1 591.9 EAT 0 545.2 958 1896.4 2367.6

Bảng 9 – Kết quả kinh doanh

2.5.9. Lưu chuyển tiền tệ

Hoạch định dòng tiền theo các quan điểm: Quan điểm tổng đầu tư (TIPV), quan điểm toàn bộ vốn CSH (AEPV), quan điểm chủ sở hữu ( EPV)

ĐVT: Triệu đồng NĂM 0 1 2 3 4 5 DOANH THU (+) 0 4088 4672 5913 6570 0 CHI PHÍ (-) -3329 -3402 -3475 -3548 0 THUẾ TNDN - -136.3 -239.5 -474.1 -591.9 0 THAY ĐỔI VLĐ - -613.2 -87.6 -186.2 -98.55 985.5 26

OCF 9.5 942.9 1777.8 2331.6 985.5

DĐẦU TƯ BAN ĐẦU - -230

THANH LÝ TSCĐ + 32

ICF -230 0 0 0 0 32

NCF_TIPV -230 9.5 942.9 1777.8 2331.6 1017.5

LÁ CHẮN THUẾ TỪ LÃI VAY 0 4 3 2 1 0

NCF_AEPV -230 5.5 939.9 1775.8 2330.6 1017.5

VAY TRONG KÌ+ 200

TRẢ NỢ VAY - -70 -65 -60 -55 0

FCF 200 -70 -65 -60 -55 0

NCF_EPV -30 -60.5 877.9 1717.8 2276.6 1017.5

Bảng 10 – Các quan điểm dòng tiền

2.5.10. Đánh giá hiệu quả của dự án

NĂM 0 1 2 3 4 5 CASH FLOW -230 9.5 942.9 1777.8 2331.6 1017.5 NPV 3854.62 IRR 188% PI 17.76 DPP 1 năm 4 tháng

Bảng 11 – Đánh giá hiệu quả dự án

Dự án có NPV = 3854.62 > 0 nên đánh giá về mặt tài chính thì dự án khả thi để thực hiện Dự án có IRR = 188% >12% (lãi suất chiết khấu), với mức sinh lời này dự án được nhóm đánh giá cao và hoàn toàn khả thi để thực hiện

2.6. Những rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro của dự án

Khi thành lập bất kỳ một dự án nào thì việc rủi ro thì không thể lường trước được, với mô hình quán ăn mọc lên càng nhiều như hiện nay thì thật khó để một quán cơm mới mở có thể thu hút được khách hàng và mang lại lợi nhuận cao, vì thực tế cho thấy đã có khá nhiều quán sớm mở cũng sớm tàn. Chính vì thế rủi ro trong kinh doanh quán cơm với đối tượng chủ

yếu nhắm tới là dân công sở, văn phòng là điều không thể tránh khỏi. Và từ đó đưa và các biện pháp thích hợp để phòng ngừa.

 Rủi ro từ môi trường bên ngoài

Tình hình lạm phát ngày càng gia tăng, giá cả thị trường thường xuyên biến động,… sẽ làm nền kinh tế bất ổn, thu nhập khách hàng giảm sẽ làm cho lượng khách đến với quán giảm đi. Vì thế, cần phải thường xuyên điều chỉnh giá cả phù hợp với thu nhập của khách hàng và với nguồn nguyên vật liệu đầu vào của quán.

Các đối thủ cạnh tranh hay các sản phẩm thay thế ngày càng nhiều. Sự thay đổi chính sách vĩ mô của nhà nước

Các rủi ro bất khả kháng khác như dịch bệnh Covid 19 như hiện nay, thiên tai,..

Rủi ro cho các nhu cầu đầu vào do ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh cho các nguồn cung cấp nguyên liệu mõi ngày cho quán. Nơi cung cấp nguyên liệu cho dự án không thể cung cấp hoặc không đủ nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho quán.

 Rủi ro nội bộ

Bên cạnh những quyết định đúng đắn đôi khi cũng không thể tránh khỏi những sai lầm trong hoạch định chiến lược kinh doanh, công tác quản lý, cách phục vụ hay cơ cấu tài chính không lành mạnh, không được kiểm soát chặt chẽ, phân bổ và sử dụng không hợp lý

Chậm đổi mới sáng tạo và phát triển sản phẩm.

2.6.1. Phân tích độ nhạy

 Phân tích độ nhạy 1 chiều

Giá bán

0.012 0.020 0.040 0.050

NPV 3854.62 -192 964 3854.62 5300

IRR 188% 9% 29% 188% 398%

Bảng 12 – Phân tích độ nhạy 1 chiều biến rủi ro: giá bán

Biến rủi ro là giá bán, ta thấy giá bán càng cao thì NPV sẽ tăng dần dẫn đến hiệu quả dự án sẽ tăng theo, IRR biến động tăng dần khi giá bán tăng dần.

Lãi vay

9.8% 10% 13% 15%

NPV 3855 3847 3855 3857 3859

IRR 188% 188% 188% 188% 189%

Bảng 13 – Phân tích độ nhạy 1 chiều biến rủi ro: lãi vay

Biến rủi ro là lãi vay ngân hàng, ta thấy được lãi suất vay càng cao, NPV càng tăng, IRR tăng

 Biến giá bán sẽ quan trọng hơn biến lãi suất vay vì chỉ thay đổi một ít về giá đã làm NPV thay đổi rất nhiều so với lãi suất ngân hàng.

 Phân tích độ nhạy 2 chiều

NPV Giá bán Lãi vay ngân hàng

3854.62 0.012 0.020 0.040 0.050

9.8% -192 964 3854 5300

10% -192 964 3854.62 5300

13% -190 966 3857 5302

15% -188 968 3859 5304

Bảng 14 – Phân tích độ nhạy 2 chiều

 Ta thấy được biến giá bán biến động nhiều hơn biến lãi suất ngân hàng vì ở mức lãi suất 9.8% giá bán là 0.012 thì được kết quả là NPV âm, khi giá tăng lên 0.02 thì NPV tăng (dương) và tăng dần khi giá tăng, còn ở biến lãi suất, khi ở mức giá 0.012, lãi suất 0.98% tăng lên 15% thì làm cho NPV vẫn âm, biến động ít.

2.6.2. Phân tích tình huốngScenario Summary Scenario Summary Current Values: KỲ VỌNG TỐT NHẤT XẤU NHẤT Changing Cells: Chi phí hộp đựng 0.005 0.005 0.003 0.009 Giá bán 0.04 0.04 0.06 0.012

Chi phí nguyên vật liệu 2190 2190 1314 3942

Result Cells:

NPV 3854.62 3854.62 9466.65 -5633.03

Bảng 15 – Phân tích tình huống

 Chọn ra 4 biến rủi ro quan trọng có ảnh hưởng đến dự án đó là chi phí hộp đựng, giá bán, lãi vay ngân hàng và chi phí nguyên vật liệu, NPV là biến kết quả. Cho các biến này thay đổi theo một tỷ lệ nhất định, nhóm chọn 3 tình huống cơ bản bao gồm tình huống “kỳ vọng, tốt nhất, xấu nhất”. Dựa vào bảng kết quả Excel ta thấy được tình huống kỳ vọng, các biến rủi ro không thay đổi dẫn đến biến kết quả (NPV) không thay đổi; Tình huống tốt nhất, nhóm giả sử các biến rủi ro thay đổi theo chiều hướng tốt dẫn đến NPV sẽ thay đổi theo, làm NPV tăng hơn so với kỳ vọng, giá trị hiện tại ròng tăng cho biết được hiệu quả của dự án sẽ tăng. Ngược lại với tình huống tốt là tình huống xấu, các biến rủi ro thay đổi theo chiều hướng xấu dẫn đến NPV giảm, dựa vào kết quả phân tích, thấy được NPV âm tại tình huống xấu nhất, dự án không hiệu quả.

2.6.3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro

Thường xuyên theo dõi quan sát cập nhật thị trường, đối thủ cạnh tranh, dự báo nhu cầu của khách hàng tới sản phẩm của mình để đưa ra các chính sách phù hợp.

Quán sẽ luôn cố gắng điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp với từng thời điểm, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cấp quản lý cũng như nhân viên và không ngừng cải thiện.

Khắc phục rủi ro cho các nhu cầu đầu vào bằng cách mua hàng hóa trực tuyến trên các trang thương mại điện tử uy tín. Đây không còn là một hình thức xa lạ trong việc mua thực phẩm ở thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

3.1. Phân tích ma trận SWOT

THUẬN LỢI KHÓ KHĂN

BÊN TRONG

S – ĐIỂM MẠNH

S1: Fast Rice sử dụng hộp đựng với chất liệu melamine được FDA chứng nhận, có thể tái sử dụng nhiều lần, là mô hình hoàn toàn mới trên địa bàn quận 3.

S2: Mặt bằng đẹp, giao thông thuận tiện, gần trung tâm. Phục vụ tại chỗ kết hợp ship nhanh.

S3: Giá cả phù hợp với chất lượng món ăn.

S4: Nguyên liệu tươi sống, áp dụng công nghệ mới vào máy móc thiết bị.

S5: Đầu bếp là chuyên gia dinh dưỡng

S6: Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt huyết.

W – ĐIỂM YẾU

W1: Là thương hiệu mới, non trẻ.

W2: Chưa có kinh nghiệm điều hành, quản lý một dự án.

W3: Ngân sách dành cho hoạt động marketing còn khá thấp nên khách hàng dàn mỏng do chưa biết đến Fast Rice. W4: Nguồn vốn và các khoản dành ra để dự trữ không cao. W5: Mức giá vẫn còn ở khá cao với khách hàng có thu nhập thấp, khó mở rộng thị phần. BÊN NGOÀI O – CƠ HỘI

O1: Mô hình đồ uống tặng kèm được khách hàng rất ưa chuộng hiện nay.

O2: Nhu cầu sử dụng hộp đựng an toàn thân thiện với môi trường ngày càng tăng.

O3: Giao nhận cơm tận nơi với tiêu chí ngon bổ rẻ, tiết kiệm thời gian đang là mô hình mà hầu hết nhân viên văn phòng hướng đến.

T – THÁCH THỨC

T1: Món ăn liệu có hợp khẩu vị khách hàng?

T2: Khó thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm giá rẻ của người tiêu dùng. Khách hàng có xu hướng lựa chọn hộp đựng bằng giấy, lúa mạch, bã mía của đối thủ thay vì melamine.

T3: Giao thông, thời tiết, rủi ro sự cố bất ngờ, khó đảm bảo ship nhanh. T4: Thách thức trong việc bảo quản thực phẩm tươi mới, an toàn cho người dùng.

T5: Giá cả thị trường biến động, khó nắm bắt giá đầu vào của nguyên vật liệu.

T6: Đào tạo, quản lý, duy trì nguồn nhân lực

Bảng 16 – Phân tích SWOT

Mở rộng SWOT

Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): Theo đuổi những điểm mạnh phù hợp với

cơ hội

Nắm bắt và tận dụng thế mạnh của mình, Fast Rice nhắm đến lượng lớn khách hàng đang có nhu cầu trên thị tường. Từ đó hình thành chiến lược xâm nhập và đẩy mạnh phát triển thị trường, đưa sản phẩm cơm trưa sử dụng hộp đựng chất liệu melamine thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng chuỗi cơm trưa văn phòng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội. Sức khỏe là tiêu chí hàng đầu mà chúng tôi hướng đến, vì vậy mặc dù mới thành lập nhưng chúng tôi vẫn sử dụng hộp đựng melamine, một sản phẩm khá mới so với thị hiếu khách hàng trên thị trường hiện nay. Với khả năng về tài chính của mình, chúng tôi luôn cố gắng tận dụng mọi sự hỗ trợ từ phía nhà nước, huy động thêm nguồn vốn để bù đắp sự thiếu hụt cũng như có thể mua lượng lớn nguyên vật liệu và hộp đựng chất liệu melamine với mức giá tốt hơn. Trong tương lai, chúng tôi sẽ đẩy mạnh marketing cũng như xây dựng một chính sách giá cực kì phù hợp để đáp ứng lượng cầu trên thị trường để xứng tầm một thương hiệu được hầu hết khách hàng yêu thích.

(Strengths - Threats): sử dụng điểm mạnh để giảm thiểu nguy cơ đến từ môi trường

bên ngoài

Với các thế mạnh của mình, Fast Rice luôn kiểm soát, tính toán để có thể giảm thiểu tối đa những rủi ro nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường cũng như tránh khả năng phá sản hay thua lỗ mà thị trường đem lại

Chiến lược WT (Weaks - Threats): thiết lập kế hoạch khắc phục yếu điểm và hạn chế

các nguy cơ xảy ra

Những điểm yếu bên trong sẽ tạo kẽ hở cho các thách thức đến từ thị trường. Chính vì vậy, đối diện với kinh tế thị trường biến động bất ngờ, chúng tôi đã và đang học hỏi kinh nghiệm, thiết lập chiến lược phòng thủ dự đoán các rủi ro có thể xảy ra nhằm tránh đi nguy cơ thách thức tấn công trực tiếp vào yếu điểm của mình

3.2. Kết quả đạt được

Sau khi phân tích tất cả các khía cạnh liên quan đến dự án, mức sinh lời cao, đánh giá về mặt tài chính thì dự án hoàn toàn khả thi để thực hiện. Chúng tôi – Fast Rice tin rằng dự án có thể thành công 85% và có thể đạt mức cao hơn trong tương lai bởi vì ý tưởng được chúng tôi đưa ra dựa trên nhu cầu thiết thực trong cuộc sống.

ĐVT: Triệu đồng

Năm 1 2 3 4

Doanh thu 4088 4672 5913 6570

Lợi nhuận sau thuế 545,2 958 1896,4 2367,6

Bảng 17 – Doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự kiến

Dưới góc độ tài chính, kết quả của dự án chính là lợi ích mà dự án mang lại cho chủ đầu tư. Lợi nhuận sau thuế được chúng tôi tính toán dự kiến vào năm 4 cao gấp 4,34 lần so với năm đầu hoạt động, là thước đo phản ánh hiệu quả trong buôn bán, kinh doanh của chúng tôi. Bên cạnh lợi ích nhận được, chúng tôi cũng sẽ chi trả một mức lương hợp lí cho nhân viên, góp một phần thuế vào ngân sách nhà nước, tận dụng tối đa nguồn thu để chi trả, minh bạch dòng tiền, đem lại hiệu quả tài chính cao cho dự án.

Bên cạnh lợi ích nhận về từ tài chính, chúng tôi còn có thể nhận được sự tin tưởng của khách hàng thân thiết, từ đó thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng trong tương lai. Không đặt nặng vấn đề lợi nhuận mà lấy sức khỏe của khách hàng là trung tâm, lắng nghe mong muốn và nhu cầu, quan tâm đến mức độ hài lòng của khách hàng, chúng tôi luôn cố gắng học hỏi phát triển hoàn thiện từng ngày. Mô hình cơm trưa văn phòng sử dụng hộp đựng Melamine lạ nhưng không mới, Fast Rice là dự án kết hợp hoàn hảo khi cam kết một bữa cơm trưa an toàn

- tiện lợi - nhanh chóng trong xã hội hiện đại, tấp nập, náo nhiệt bên cạnh hàng loạt quán ăn được mở với doanh số lợi nhuận cao được đặt lên hàng đầu.

Với mô hình quán ăn dân dã gần gũi với thiên nhiên và sự vận hành chính sách một cách hiệu quả, Fast Rice sẽ sớm có một chỗ đứng trên thị trường và nâng tầm giá trị. Phía sau

một suất cơm hoàn chỉnh, chất lượng là cả một quá trình nghiên cứu, lập kế hoạch, phân tích tính khả thi, xem xét cân nhắc có nên đầu tư vào dự án hay không, chính vì vậy, chúng tôi hiểu rõ bản thân hơn ai hết. Rất khó để có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường khi phải đối mặt với vô số thách thức, tuy nhiên chúng tôi vẫn kiên quyết đầu tư vào dự án sau khi đánh giá nắm bắt kiểm soát được các rủi ro, nguy cơ có thể gặp phải. Đánh giá được hiện trạng và những triển vọng tương lai, phân tích được điểm mạnh điểm yếu, đưa ra những chính sách nhằm đi đến mục tiêu cuối cùng. Vì vậy, chúng tôi tự tin mình có thể phát triển lớn hơn trong tương lai, hoàn thành được mục tiêu mở rộng chuỗi cửa hàng cơm trưa, đem lại hiệu quả về mặt tài chính cũng như hiệu quả về kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án cơm trưa văn phòng (thẩm định dự án đầu tư) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w