Phương hướng phát triển các nhàmáy Nhiệt điện tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 3_LUAN_AN_TS_PHAM_VIET_HUNG_2017_TOAN_VAN (Trang 96 - 98)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

3.1.1 Phương hướng phát triển các nhàmáy Nhiệt điện tại Việt Nam

TẠI VIỆT NAM

Hiện nay nước ta có 2 nguồn sản xuất điện năng chủ yếu đó là thủy điện và nhiệt điện. Nhiệt điện hiện nay chủ yếu là 3 nguồn: nhiệt điện than, nhiệt điện khí và nhiệt điện dầu. Thời gian gần đây một số dự án sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời được ứng dụng nhiều hơn, góp phần tạo thêm nguồn cung cấp điện năng.

Theo nghiên cứu về ngành điện của công ty Phu Gia Securities thì thủy điện có tổng chi phí phát điện là thấp nhất với chi phí chỉ khoảng 3,7 cent/kWh, trong đó nhiệt điện dầu có chi phí phát điện cao nhất là 31,76 cent/kWh. Trong các nguồn nhiệt điện thì các nhà máy nhiệt điện than có chi phí phát điện thấp nhất với 6,4 cent/kWh.

Bảng 3.1. Tổng chi phí phát điện

Đơn vị tính: cent/kWh

Trong các nguồn cung cấp điện chính thì thủy điện vẫn chiếm tỷ trọng cao, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu. Tuy nhiên trong kế hoạch phát triển nguồn điện theo Quy hoạch điện của chính phủ thì tỷ trọng thủy điện sẽ giảm dần trong cơ cấu tổng nguồn điện sản xuất. Điều đó được thể hiện khi từ năm 2006 đến 2010 tỷ trọng các nguồn thủy điện giảm từ 46,63% xuống còn 38% và sẽ tiếp tục giảm cho đến năm 2020 thủy điện chỉ còn chiếm 22,71%. Chính phủ sẽ chú trọng nâng dần tỷ trọng của nhiệt điện than trong cơ cấu, giảm mạnh tỷ trọng của thủy điện và nhiệt điện khí, đáng chú ý hơn là sự xuất hiện và đóng góp đáng kể của các nguồn năng lượng mới đó là năng lượng nguyên tử và năng lượng tái tạo.

Nguồn: EVN, Kế hoạch phát triển cơ cấu nguồn điêṇ đến năm 2020 [21]

Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu nguồn điện của Việt Nam

Theo Quy hoạch điện 7, giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030, tổng công suất nhiệt điện than ở Việt Nam là 36.000MW, sản lượng điện dự kiến đạt 156 tỷ kWh, chiếm 46,8% tổng sản lượng điện quốc gia và tiêu thụ 67,2 triệu tấn than. Đến năm 2030, tổng công suất nhiệt điện than tăng lên là 75.000 MW, cung cấp sản lượng 394 tỷ kWh, chiếm 56,4% tổng sản lượng điện và tiêu thụ 171 triệu tấn than.

Trong năm 2016, theo Quyết định “Phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ số 428/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016 (QHĐ VII điều chỉnh):

Một là, điện sản xuất và nhập khẩu (năm 2020: khoảng 265-278 tỷ kWh và năm 2030: khoảng 572-632 tỷ kWh tỷ kWh) thấp hơn so với QHĐ VII (năm 2020: khoảng 330-362 tỷ kWh và năm 2030: khoảng 695-834 tỷ kWh). Hai là, phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện tăng điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo, không kể thủy điện lớn và vừa, thủy điện tích năng (năm 2020 đạt khoảng 7% và năm 2030 đạt trên 10%) cao hơn QHĐ VII (năm 2020: 4,5% và năm 2030: 6%); từ đó xác định quy hoạch phát triển các loại nguồn điện, đặc biệt quan tâm đến giảm thiểu nguồn nhiệt điện than.

Măcc̣ dùcónhiều tổ chức cơ quan tư vấn trong ngoài nước đã đề xuất giảm mạnh nguồn nhiệt điện than song với Quyết định 428/QĐ-TTg ban hành ngày 18/3/2016 vừa qua nhận thấy đến năm 2030 nguồn nhiệt điện than vẫn còn đóng vai trò quan trọng của Hệ thống điện quốc gia. Do đó muốn tiếp tục giảm thêm nguồn nhiệt điện than cần phát huy mọi khả năng mà trước tiên là thực hiện tốt các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Mục tiêu phát triển của Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015) đã nêu rõ tổng sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo năm 2030 đạt khoảng 186 tỷ kWh và năm 2050 đạt khoảng 452 tỷ kWh, chiếm tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc năm 2030 là 32% và 2050 là 43%.

Một phần của tài liệu 3_LUAN_AN_TS_PHAM_VIET_HUNG_2017_TOAN_VAN (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w