Tác động của tích tụ ruộng đất đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và đờ

Một phần của tài liệu 5818 (Trang 99 - 118)

đời sống kinh tế xã hội nông thôn Tây Nam Bộ

Tích tụ ruộng đất đã và vẫn đang là vấn đề còn nhiều tranh luận bởi những tác động của nó trong thực tế. Chính vì thế phân tích những tác động của tích tụ ruộng trên cả hai khía cạnh kinh tế và xã hội sẽ cho một cái nhìn đầy đủ, toàn diện

hơn trong việc ủng hộ tích tụ ruộng đất như thế nào và làm cơ sở cho các giải pháp đối với vấn đề tích tụ ruộng đất ở vùng Tây Nam Bộ. Để có những kết luận thỏa đáng, tác động của tích tụ ruộng đất đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và đời sống xã hội nông thôn Tây Nam Bộ được phân tích bằng cả hai phương pháp định tính và định lượng. Đối với phương pháp định lượng, nghiên cứu chủ yếu sử dụng mô hình hồi quy dựa trên cơ sở dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam của Tổng cục thống kê từ năm 2004-2012. Đối với phương pháp định tính, nghiên cứu chủ yếu sử dụng kết quả điều tra thực địa tại địa bàn tỉnh Long An9, các nghiên cứu đi trước và các tài liệu thứ cấp khác.

3.2.1. Tác động của tích tụ ruộng đất đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp Tây Nam Bộ

Về mặt định lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua nhiều thước đo kinh tế như năng suất, doanh thu, lợi nhuận, hay tỷ lệ giữa chi phí và lợi nhuận... nhưng do đặc thù của sản xuất nông nghiệp mà việc đo lường doanh thu, lợi nhuận, chi phí khó khăn hơn nhiều so với năng suất, hơn nữa năng suất cao vẫn là một trong những mục tiêu của sản suất nông nghiệp, bao gồm cả lúa gạo. Do đó, năng suất được chọn là một yếu tố quan trọng để xác định hiệu quả sản xuất. Mặt khác, với sinh kế chủ yếu của người dân nông thôn vẫn là nông nghiệp, thì thu nhập hộ gia đình cũng có thể được xem như một khía cạnh thể hiện hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, tích tụ ruộng đất với quy mô sản xuất lớn không chỉ tác động đến hiệu quả sản xuất thể hiện qua năng suất và thu nhập mà nó còn thể hiện qua nhiều lợi ích khác do lợi thế quy mô mang lại như giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị đầu ra, chủ động về giá bán nông sản, dễ áp dụng kỹ thuật tiên tiến, hưởng ưu đãi, khuyến mại từ nhà cung cấp vật tư....

3.2.1.1. Kết quả mô hình hồi quy10 xác định tác động của tích tụ ruộng đất đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp Tây Nam Bộ

Một trong những ưu điểm của dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam là sự lặp lại của mẫu khảo sát, điều này tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu so sánh các hộ được khảo sát theo cách tiếp cận lịch đại. Tuy nhiên, cũng như đã trình bày ở phần cơ sở dữ liệu, do có những khác biệt trên một số mặt của 2 giai đoạn khảo sát 2004-2008 và 2010-2012, nên mô hình này sử dụng dữ liệu bảng đối với 9Cuộc khảo sát thực địa đã được giới thiệu ở phần 2.6 của chương 2

10 Các kết quả của mô hình có mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10% tương ứng với *, ** và ***

các hộ được khảo sát lặp lại qua các kỳ điều tra nhưng chia theo hai giai đoạn 2004- 2008 và 2010-2012 (Thống kê dữ liệu biến chi tiết ở phụ lục 4,5). Như vậy, mô hình hồi quy vừa đảm bảo được nguyên tắc thống kê vừa có thể đem lại lợi ích khi so sánh hai gia đoạn này. Tác động của tích tụ ruộng đất đến hiệu quả sản xuất được phân tích trên hai mặt năng suất và thu nhập hộ gia đình với những cơ sở và lập luận đã trình bày ở phần xây dựng mô hình.

Kết quả hồi quy Mô hình với cơ sở dữ liệu 2004-2008

Bảng 3.19: Kết quả hồi quy Mô hình NĂNG SUẤT (MH1A1) Hệ số hồi Kiểm định

Năng suất (Lnangsuat) quy βk thống kê t

Tuổi chủ hộ (Ltuoi) 0.005 0.929

Học vấn chủ hộ (Lhocvan) -0.019 0.458

Giới tính chủ hộ (gioitinh) 0.048 0.371

Thành phần dân tộc chủ hộ (kinhhoa) 0.273* 0.000

Diện tích đất (Ldientich) 0.099** 0.010

Tài sản cố định sản xuất bình quân

(Ltscdsxbq) 0.030** 0.045

Thời gian lao động bình quân

(Llaodongbq) 0.052 0.166

Chi phí sản xuất bình quân (Lchiphibq) 0.003 0.903 Thiên tai trên địa bàn xã (thientai) -0.000 0.996 Hộ có đường ô tô đến thôn ấp (gt1) -0.085 0.248 Hộ có đường thủy đến thôn ấp (gt2) -0.131*** 0.090 Tỷ lệ đất được tưới tiêu trong xã

(Ltuoitieuxa) 0.103 0.125

_cons 7.256 0.000

Số quan sát 137

R-squared hiệu chỉnh 0.2093 Prob > F 0.0000*

Dựa vào bảng kết quả, có 4 biến đạt mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%, đó là các biến: dân tộc kinh/hoa, diện tích đất, tài sản cố định sản xuất bình quân và đường thủy đên thôn ấp. Trong đó biến diện tích (đại diện cho việc tích tụ ruộng đất) đạt mức ý nghĩa thống kê 5% và tác động đồng biến đến năng xuất lúa. Cụ thể,

trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi diện tích tích đất tăng 1% thì năng suất lúa tăng xấp xỉ 0,1%.

Với các biến có ý nghĩa thống kê còn lại có tác động đến năng suất lúa là thành phần dân tộc của chủ hộ và tài sản cố định dùng cho sản xuất bình quân tác động đồng biến và giao thông thủy đến thôn ấp tác động nghịch biến. Những yếu tố này mặc dù có tác động đến năng suất lúa, nhưng không được phân tích sâu ở đây vì đó không phải là biến quan tâm của mô hình nghiên cứu.

Bảng 3.20: Kết quả hồi quy Mô hình THU NHẬP (MH1B1) Hệ số

hồi quy Kiểm định

Thu nhập hộ gia đình (Lthunhap) βk thống kê t

Tuổi chủ hộ (Ltuoi) -0.458** 0.037

Học vấn chủ hộ (Lhocvan) -0.003 0.975

Giới tính chủ hộ (gioitinh) -0.170 0.368

Thành phần dân tộc chủ hộ (kinhhoa) 0.257 0.229

Diện tích đất (Ldientich) 1.007* 0.000

Tài sản cố định sản xuất bình quân

(Ltscdsxbq) 0.062 0.238

Thời gian lao động bình quân

(Llaodongbq) 0.276** 0.036

Chi phí sản xuất bình quân (Lchiphibq) 0.079 0.474 Thiên tai trên địa bàn xã (thientai) -0.025 0.865 Hộ có đường ô tô đến thôn ấp (gt1) -0.085 0.746 Hộ có đường thủy đến thôn ấp (gt2) -0.012 0.964 Tỷ lệ đất được tưới tiêu trong xã

(Ltuoitieuxa) -0.418 0.156

_cons -0.458 0.037

Số quan sát 122

R-squared hiệu chỉnh 0.4026 Prob > F 0.0000*

Kết quả cho thấy, có 3 biến đạt mức ý nghĩa thống kê 1% và 5%, đó là các biến: diện tích đất, thời gian lao động bình quân và tuổi của chủ hộ. Như vậy yếu tố diện tích (đại diện cho việc tích tụ ruộng đất) đạt mức ý nghĩa thống kê 1% vẫn có tác động đồng

biến đến thu nhập bình quân hộ gia đình. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi diện tích tích đất tăng 1% thì thu nhập bình quân hộ gia đình tăng trên 1%. Đây là một con số khá cao, có thể chứng minh phần nào hiệu quả sản xuất (biểu hiện thông qua thu nhập) có mối liên hệ chặt chẽ với tích tụ ruộng đất.

Với ý nghĩa thống kê 5%, biến thời gian lao động bình quân có tác động đến thu nhập hộ gia đình theo hướng đồng biến, biến tuổi chủ hộ có tác động nghịch biến. Tuy nhiên, hai biến này cũng biến quan tâm của mô hình nghiên cứu.

Kết quả hồi quy Mô hình với cơ sở dữ liệu 2010-2012

Bảng 3.21: Kết quả hồi quy Mô hình NĂNG SUẤT(MH1A2) Hệ số hồi Kiểm định

Năng suất (Lnangsuat) quy βk thống kê t

Tuổi chủ hộ (Ltuoi) -0.117** 0.016

Học vấn chủ hộ (Lhocvan) -0.015 0.401

Giới tính chủ hộ (gioitinh) 0.031 0.376 Thành phần dân tộc chủ hộ (kinhhoa) 0.070* 0.070 Diện tích đất (Ldientich) 0.100* 0.000 Tài sản cố định sản xuất bình quân

(Ltscdsxbq) 0.041* 0.000

Thời gian lao động bình quân

(Llaodongbq) -0.013 0.505

Chi phí sản xuất bình quân (Lchiphibq) 0.040* 0.000

_cons 8.468 0.000

Số quan sát 456

R-squared hiệu chỉnh 0.2886 Prob > F 0.0000*

Kết quả cho thấy, có 5 biến đạt mức ý nghĩa thống kê 1% và 5% đó là các biến: diện tích đất, tài sản cố định sản xuất bình quân, chi phí sản xuất bình quân, tuổi của chủ hộ và thành phần dân tộc của chủ hộ. Trong đó, yếu tố diện tích (đại diện cho việc tích tụ ruộng đất) tác động tích cực theo chiều đồng biến đến năng suất lúa. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi diện tích đất tăng 1% thì năng suất lúa tăng 0,1%.

Với các biến có ý nghĩa thống kê còn lại có tác động đến năng suất lúa, trong đó, tuổi chủ hộ tác động nghịch biến đến năng suất, chi phí sản suất bình quân, tài sản cố định sản suất bình quân và thành phần dân tộc là người Kinh/Hoa của chủ hộ tác động đồng biến với năng suất. Song những biến này cũng không phải biến quan tâm của nghiên cứu, do đó không được phân tích sâu ở đây.

Bảng 3.22: Kết quả hồi quy Mô hình THU NHẬP (MH1B2) Kiểm Hệ số hồi định

Thu nhập hộ (Lthunhap) quy βk thống kê t

Tuổi chủ hộ (Ltuoi) 0.305* 0.005

Học vấn chủ hộ (Lhocvan) 0.201* 0.000

Giới tính chủ hộ (gioitinh) -0.165** 0.033 Thành phần dân tộc chủ hộ (kinhhoa) 0.284* 0.001

Diện tích đất (Ldientich) 0.352* 0.000

Tài sản cố định sản xuất bình quân

(Ltscdsxbq) 0.160* 0.000

Thời gian lao động bình quân

(Llaodongbq) -0.006 0.895

Chi phí sản xuất bình quân (Lchiphibq) 0.059* 0.000

_cons 3.726 0.000

Số quan sát 456

R-squared hiệu chỉnh 0.3647 Prob > F 0.0000*

Kết quả cho thấy, có 7 biến đạt mức ý nghĩa thống kê 1% và 5%, đó là: tuổi, học vấn, giới tính, thành phần dân tộc chủ hộ, diện tích đất, tài sản cố định sản xuất bình quân, chi phí sản xuất bình quân. Một lần nữa yếu tố diện tích (đại diện cho việc tích tụ ruộng đất) tác động tích cực theo chiều đồng biến đến thu nhập bình quân hộ gia đình với mức ý nghĩa thống kê 1%. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi diện tích đất tăng 1% thì thu nhập bình quân hộ gia đình tăng 0,35%.

Các yếu tố tài sản cố định dùng cho sản xuất bình quân, chi phí sản xuất bình quân, tuổi tác, học vấn, giới thính, thành phần dân tộc Kinh/Hoa của chủ hộ tác

động đồng biến với thu nhập hộ, tuy nhiên, đây cũng không phải biến quan tâm của nghiên cứu này.

Kết luận về kết qủa hồi quy các mô hình MH1A1, MH1B1, MH1A2, MH1B2

Như vậy, với cơ sở dữ liệu không tương đồng ở một số điểm của hai giai đoạn khác nhau của Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2004-2008 và 2010- 2012 nhưng kết quả cả hai mô mô hình cho thấy diện tích đất sản xuất tác động tích cực đến năng suất, với mức tác động gần bằng nhau là 0,1%. Diện tích đất cũng tác động theo hướng đồng biến đến thu nhập bình quân hộ gia đình với mức tác động cao hơn là 1% và 0,35%.

Từ đây có thể kết luận: Tích tụ ruộng đất là một yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả sản suất trong nông nghiệp.

3.2.1.2. Kết quả khảo sát thực địa và tài liệu thứ cấp về tác động của tích tụ ruộng đất đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp Tây Nam Bộ

Mô hình định lượng đã chứng minh được khi quy mô ruộng đất lớn hơn thì năng suất cao hơn. Nhưng hiệu quả sản suất còn thể hiện ở nhiều chỉ tiêu khác, đó là chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán cao hơn, chi phí thấp hơn, lợi nhuận cao hơn, thời gian lao động bình quân ít hơn.

Qua khảo sát của đề tài cho thấy, những hộ gia đình sở hữu nhiều ruộng đất, từ khoảng 10 ha đều là những hộ có năng suất lúa rất cao, vụ đông xuân có khi lên đến 9 tấn/ha. Bên cạnh đó, đa số những hộ gia đình được phỏng vấn đều cho biết nhiều ruộng đất thì có sản xuất có lợi nhuận cao hơn người ít ruộng nhờ vào diện tích lớn và chi phí bình quân trên một ha thấp hơn, trong khi giá bán cao hơn. Ngoài ra còn có nhiều điều kiện thuận lợi khác, nói chung là “dễ làm” và “có lợi” hơn như cách nói của người nông dân.

Ông VVK, xã Tuyên Thạnh, thị xã Kiến Tường chia sẻ về cái lợi của nhiều ruộng đất: “Cả gia đình canh tác trên 13 mẫu ruộng không liền canh, tập trung ở bốn nơi. Làm lúa hai vụ, năm vừa qua vụ đông xuân năng suất đạt 7 tấn/ha, gia đình bán lúa trừ chi phí lời khoảng 150 triệu. Vụ hè thu năng xuất đạt 5,3 tấn/ha bán lúa lời khoảng 70 triệu. Với điều kiện sản xuất hiện nay của gia đình thì làm 30 mẫu là vừa. Ai có nhiều ruộng thì có lời nhiều nhờ sản lượng đầu tấn lúa bán ra. Vì nếu bán nhiều, tập trung thì có thể cao hơn 10-50 đồng so với những người bán ít, nhỏ lẻ.

Gia đình ông mua vật tư ở một mối từ trước tới nay sát giá và rẻ hơn người khác, đôi khi người phân phối có thể tặng quà cho hộ mua các vật dụng gia đình như tivi, tủ lạnh... hoặc cuối vụ có thể được tài trợ đi du lịch”.

Nhóm chủ hộ 5 người tại xã Bình Tân, Thị xã Kiến Tường đều thống nhất khẳng định: “Canh tác trên diện tích lớn rất nhàn, tất cả đều có thể thuê máy móc làm, hiện nay có rất nhiều loại máy móc (máy cày, máy bơm, máy phu thuốc, máy gặp đập…). Giá cả thuê máy móc, nhân lực, hay mua vật tư phân bón đều rẻ hơn do số lượng nhiều, trong khi bán lúa dễ dàng hơn và giá cũng cao hơn”.

Phỏng vấn cán bộ các cấp tại địa phương, đều có chung nhận định các hộ gia đình tích tụ được nhiều ruộng đất làm ăn rất hiệu quả.

Cán bộ khuyến nông xã Bình Tân, thị xã Kiến Tường phân tích: “Diện tích nhiều bán lúa dễ hơn vì thường giống lúa các hộ gia đình có thể khác nhau, thương lái thay vì phải mua của 3 đến 4 hộ mới đủ số lượng thì chỉ cần mua của một hộ có 3 đến 4 mẫu ruộng. Hơn nữa các hộ có nhiều ruộng thường đầu tư mua máy móc nông nghiệp, chi phí về máy móc ít hơn phải đi thuê máy móc, ngoài ra còn dùng máy móc đó cho thuê kiếm thêm một khoản thu nhập khá cao”.

Tuy nhiên, diện tích lớn năng suất cao không đồng nghĩa với diện tích nhỏ năng suất thấp. Và năng suất còn phụ thuộc rất nhiều vào sự cần cù, cẩn thận, tinh ý, nhanh nhẹn của người sản xuất trực tiếp, tóm lại trong hai chữ từ “làm kỹ” mà người dân Tây Nam Bộ thường dùng. Như ông TVĐ xã Bình Tân, thị xã Kiến Tường cho hay: “Người ít ruộng nhưng nếu làm kĩ vẫn có thu. Mình có nhiều ruộng nếu không quản hết thì năng suất không bằng người ít ruộng”.

Vậy diện tích lớn ở mức nào thì sản xuất có lãi? Theo Lâm Quang Huyên (Lâm Quang Huyên, 2002, tr.44), muốn sản xuất hàng hóa có lời phải có từ 3ha/hộ, còn từ 2-3ha có lời chút ít, 1ha thì hòa vốn, dưới 1ha thì lỗ vốn. Còn theo nghiên cứu của Lê Cảnh Dũng (2010) ở tỉnh An Giang thì cho thấy nhóm hộ có quy mô đất đai lớn hơn thì chi phí trên 1 ha thấp hơn và sự khác biệt này là khá rõ ràng giữa nhóm hộ dưới 3 ha và trên 3 ha.

Hiện nay, với giá lúa không ổn định và nhiều thời điểm không đủ bù đắp chi phí thì diện tích canh tác lớn thì còn có khả năng bám trụ với nghề trồng lúa, còn

những hộ có diện tích manh mún, nhỏ lẻ hơn thì cầm chắc một vụ mùa thua lỗ. “Anh Ðỗ Văn Nhánh ở ấp Hà Bao 1, xã Ða Phước, huyện An Phú chỉ có năm công ruộng, qua mấy vụ thất thu đành phải bán ruộng, vợ chồng lên thành phố làm thuê kiếm sống, nuôi con ăn học. Hộ gia đình anh Ðỗ Văn Dũng cùng ở ấp Hà Bao 1 cũng đã bán lại tám công ruộng do thu không đủ chi, nợ nần do trồng lúa thua lỗ. Tới nhà anh nhưng không gặp vì vợ chồng đều lên thành phố làm thuê, mẹ anh sụt

Một phần của tài liệu 5818 (Trang 99 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w