Nhiệm vụ phát triển các ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu 12062020182658_09. Báo cáo Đề tài (Trang 129)

4.1. Tiếp tục tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Tập trung phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế:

Khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp: Phấn đấu tăng nhanh số lượng doanh nghiệp đang hoạt động và nâng cao đóng góp của khu vực tư nhân trong vào GDP. Các doanh nghiệp cần được đảm bảo hoạt động trong tất cả các ngành, nghề pháp luật không cấm, và được đảm bảo về quyền tài sản (nhất là về đất đai, sở hữu trí tuệ) và công bằng trong tiếp cận và sử dụng các nguồn lực cho phát triển (vốn và các loại tài nguyên). Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các khâu đột phá về đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy sự liên kết với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tận dụng các điều kiện và cơ chế đặc thù của Thủ đô để đề xuất các chính sách với Trung ương nhằm xây dựng một nền tư pháp hiện đại, phục vụ tốt, thu hút mạnh các doanh nghiệp, doanh nhân trong nước và quốc tế.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước: Thực hiện theo đúng nguyên tắc và kế hoạch cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ trong giai đoạn sau năm 2020. Theo đó, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và thoái vốn hiệu quả, đảm bảo các doanh nghiệp này cạnh tranh bình đẳng theo nguyên tắc thị trường, áp dụng các thực tiễn quản trị tốt của quốc tế và quản lý hiệu quả nguồn vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn FDI để góp phần tái cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa, chọn lọc các lĩnh vực công nghệ cao và gắn với bảo vệ môi trường, chú trọng liên kết và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp của thành phố.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; minh bạch hóa các quy trình, thủ tục đầu tư kinh doanh; tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí cho doanh nghiệp; khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng.

Tiếp tục tái cơ cấu các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; chủ động tham gia và tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Hiện đại hóa các ngành, lĩnh vực kinh tế. Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ trình độ, chất lượng cao: tài chính, ngân hàng, thông tin, truyền thông, dịch vụ logistics, dịch vụ pháp lý, dịch vụ giáo dục phổ thông và đại học, dịch vụ y tế… trên địa bàn. Chú trọng nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ và chất lượng dịch vụ đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực như: tư vấn pháp lý, giáo dục phổ thông và đại học, y tế… ngang tầm khu vực, trên cơ sở đó thu hút mạnh khách hàng đến Hà Nội để sử dụng các dịch vụ này.

Đẩy mạnh phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Kêu gọi đầu tư đồng bộ, đồng thời tăng cường quản lý và khai thác hợp lý các điểm di tích, các thắng cảnh du lịch. Phát triển và đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng du lịch, kêu gọi đầu tư các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở, khu vui chơi giải trí trên

địa bàn (như công viên Kim Quy trên địa bàn huyện Gia Lâm, các khu du lịch như Ba Vì - Suối Hai, núi Sóc, hồ Đồng Quan, Vân Trì - Cổ Loa,…). Xây dựng và tạo dựng thương hiệu du lịch của Thủ đô, gắn kết chặt chẽ với các sản phẩm du lịch trong vùng và trên cả nước. Phát triển thị trường du lịch tiềm năng; các giải pháp nâng cao mức chi tiêu, thời gian lưu trú của khách du lịch.

Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, lấp đầy các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch đã duyệt; phấn đấu năm 2025 đưa khu công nghệ cao Hòa Lạc vào hoạt động hết công năng và tỷ lệ lấp đầy diện tích các khu, cụm công nghiệp mới xây dựng đạt khoảng 50% và đến năm 2030 đạt tỷ lệ lấp đầy 90%.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ và các sản phẩm công nghiệp chủ lực; tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, chú trọng các nhóm sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thương hiệu uy tín, sử dụng công nghệ cao thuộc các ngành: Cơ khí chế tạo; Điện - điện tử, công nghệ thông tin - tự động hóa; Công nghiệp năng lượng, Công nghiệp vật liệu; Chế biến lương thực - thực phẩm, đồ uống; Thiết kế, tạo mẫu; Thời trang;… Có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp tham gia và thụ hưởng các chương trình, chính sách hỗ trợ của Thành phố như: Xúc tiến đầu tư, thương mại; ưu đãi về tài chính; tiếp cận Quỹ đầu tư phát triển; hỗ trợ nghiên cứu và triển khai; phát triển nguồn nhân lực;…

Phát triển thị trường trong và ngoài nước; Đầu tư các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng miễn thuế, chợ đầu mối theo quy hoạch, cùng với phát triển thương mại điện tử, các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại; Đẩy nhanh tiến độ Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh; Triển khai thực hiện hiệu quả Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EV FTA) trên địa bàn.

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp hữu cơ; hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện đất đai, phát triển tổng thể đô thị và khai thác tối đa các lợi thế của Thủ đô nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Nhân rộng có định hướng và chọn lọc các kết quả nghiên cứu khoa học, các mô hình đã được tổng kết: lúa chất lượng cao, hoa cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi công nghiệp, kinh tế trang trại, nuôi thủy sản tập trung. Phấn đấu năm 2025 tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên 70%. Đưa sản xuất chăn nuôi, thủy sản tập trung ra khỏi khu dân cư, phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa, vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Hỗ trợ hình thành, phát triển các loại hình doanh nghiệp nông thôn; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; nâng cao năng lực dự báo thị trường, tình hình cung - cầu, giá cả.

4.2. Phát triển các thành phần kinh tế đi đôi với tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước cao hiệu quả kinh tế nhà nước

Tiếp tục phát triển các thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của Thành phố.

Tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập; tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác sắp xếp, cổ phần hoá. Xây dựng, thực hiện hoàn thành kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025, trong đó, bán hết cổ phần đối với các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ cổ phần, chỉ nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp theo quy định nhà nước nắm cổ phần chi phối (trên 50% vốn

điều lệ).

Tăng cường giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước.

Phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết số 10-NQ/TW Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa XII). Tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp. Coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi nhất cho các loại hình doanh nghiệp đầu tư, phát triển theo quy định của pháp luật; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Khuyến khích và thực hiện các giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo (phát triển các cơ sở ươm tạo, không gian khởi nghiệp sáng tạo, khuyến khích đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, thủ tục hành chính, đào tạo lao động, miễn thuế, phát triển thị trường vốn, …).

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; củng cố HTX, liên hiệp HTX hoạt động chưa hiệu quả. Xây dựng, phổ biến nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể điển hình, tiên tiến sản xuất gắn với chuỗi giá trị hàng hóa theo cơ chế thị trường và phù hợp với điều kiện đô thị hóa. Tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại cho các HTX như: nợ đọng, đất đai, tài sản, nhà xưởng, tài chính…; thực hiện giải thể các HTX ngừng hoạt động. Phấn đấu đến năm 2025: Thành lập mới khoảng 250-300 tổ hợp tác; 250-300 HTX, 02 liên hiệp HTX. 100% HTX tổ chức hoạt động theo Luật; 70% HTX bảo toàn vốn, kinh doanh có lãi. Giải thể 50% HTX, liên hiệp HTX ngừng hoạt động.

4.3. Huy động, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

Mở rộng các hình thức đầu tư: tiếp tục rà soát để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, ổn định chính sách và pháp luật, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách giá và phí các dịch vụ công theo nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự

điều tiết của nhà nước. Đẩy mạnh thực hiện đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị đồng bộ, hiện đại, xanh, thân thiện với môi trường. Nâng cao chất lượng dịch vụ giao thông đô thị. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển kết cấu hạ tầng. Nâng cao hiệu quả và quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Vốn đầu tư từ ngân sách thành phố: Bảo đảm đầu tư tập trung, hiệu quả, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải trước đây. Ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư theo hình thức PPP có phần nhà nước tham gia trong dự án. Ngân sách thành phố chỉ tập trung đầu tư cho các chương trình mục tiêu của thành phố, các dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Nguồn vốn trong nước ngoài ngân sách: Tập trung cho các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại; du lịch, khách sạn; nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi gia súc gia cầm và chế biến nông sản; công viên cây xanh; khu vui chơi giải trí; cấp nước sạch; bến bãi đỗ xe; nhà ở và kinh doanh bất động sản khác; xã hội hóa y tế, giáo dục, thể dục thể thao, môi trường, xử lý rác thải, chất thải, nghĩa trang.

Khuyến khích việc thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên các lĩnh vực, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực nhằm giải quyết ùn tắc giao thông và môi trường dân sinh bức xúc. Ưu tiên đầu tư 03 dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị giai đoạn đến năm 2025, gồm tuyến số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình), tuyến số 5 Văn Cao - Hòa Lạc và tuyến số 3 (đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai).

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): định hướng thu hút các dự án chất lượng, sản phẩm giá trị gia tăng có tính cạnh tranh cao từ các tập đoàn quy mô lớn, xuyên quốc gia; khuyến khích các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; các dự án lĩnh vực công nghệ thông tin, phát triển nông nghiệp, thực phẩm sạch an toàn; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ tài chính, ngân hàng… nhằm huy động có hiệu quả nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế xã hội Thủ đô theo mô hình tăng trưởng bền vững. Ưu tiên thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia thuộc top 500 hàng đầu; chỉ áp dụng các chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI có chuyển giao công nghệ. Đồng thời với việc thu hút đầu tư các dự án mới, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện, phấn đấu tỷ lệ đạt từ 60% vốn đăng ký trở lên.

Nguồn vốn vay: để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu, hiệu quả đầu tư, kế hoạch trả nợ và những tác động của vay vốn đến ổn định kinh tế vĩ mô, không vay vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng với bất cứ giá nào. Ưu tiên sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật (ODA) cho thực hiện các lĩnh vực: xây dựng chính sách, phát triển thể chế và tăng cường năng lực quản lý dự án, quản lý hạ tầng đô thị; hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc của Hà Nội; chuẩn bị các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA và các

dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có kết hợp ODA… Tập trung nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư cho các chương trình, dự án có nguồn thu và có khả năng trả nợ chắc chắn (các công trình điện, hệ thống thông tin liên lạc viễn thông, các công trình sản xuất có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao…); những dự án đầu tư thúc đẩy khu vực tư nhân.

Xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư, lựa chọn đầu tư hàng năm cho các lĩnh vực huy động nguồn vốn ngoài ngân sách; tăng cường công tác cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện quy trình xử lý các hồ sơ thủ tục liên quan đến đầu tư ngoài ngân sách, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất; tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư các dự án; tăng cường công tác theo dõi, tổng hợp thường xuyên, giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho các dự án; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu các dự án đầu tư ngoài ngân sách, cập nhật thường xuyên thông tin các dự án.

4.4. Phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh thanh lịch, văn minh

Xây dựng văn hóa Hà Nội xứng tầm với vị thế là Thủ đô của cả nước, với truyền thống văn hiến, Thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo, là trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước, là hình ảnh tiêu biểu của nước Việt Nam đang vươn lên phát triển mạnh mẽ.

Xây dựng nếp sống văn minh thanh lịch trong đời sống xã hội; duy trì biểu dương người tốt việc tốt, danh hiệu công dân ưu tú; giảng dạy nếp sống thanh lịch văn minh trong trường học; thực hiện tổ chức việc tang, cưới, quản lý lễ hội văn

Một phần của tài liệu 12062020182658_09. Báo cáo Đề tài (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w