Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch,

Một phần của tài liệu 12062020182658_09. Báo cáo Đề tài (Trang 106 - 109)

III. Đánh giá thực hiện các khâu đột phá

3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch,

lịch, văn minh và phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới

Đã tổ chức thực hiện, triển khai có hiệu quả: quy hoạch phát triển nhân lực

thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020; xây dựng và triển khai thực hiện 04 đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực khác; xây

dựng cơ chế đào tạo, sử dụng đội ngũ trí thức, nhân lực có trình độ cao, tay nghề cao; đẩy mạnh đào tạo nghề được cả về hình thức, loại hình, quy mô và chất lượng; khuyến khích liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động với cơ sở đào tạo để phát triển nguồn nhân lực.

Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học cao đẳng, bảo đảm cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực. Tập trung đầu tư 03 trường cao đẳng nghề của thành phố đồng

bộ về cơ sở vật chất và trình độ giáo viên, đảm bảo đạt chuẩn chất lượng cao của khu vực và quốc tế. Đổi mới cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút và sử dụng nhân tài.

Tổ chức thực hiện tốt các chương trình dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn, gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông

thôn. Tăng cường công tác xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo nghề; nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo. Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với tiếp nhận, sử dụng lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53,14% năm 2015 lên 67,5% năm 2019 và dự kiến đạt 70% vào năm 2020.

Tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, gắn với phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ. Đã ưu tiên tăng ngân sách chi

thường xuyên cho giáo dục; thực hiện rà soát, hoàn thành điều chỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao về cả số lượng và chất lượng; điều chỉnh những địa bàn còn thiếu trường, thiếu lớp học, đặc biệt tại các khu vực đô thị hóa nhanh. Xây dựng trường chất lượng cao và trường chuẩn quốc gia được quan tâm đầu tư; năm 2018, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 66,8% - về đích sớm hai năm mục tiêu cả nhiệm kỳ.

Thủ đô duy trì lá cờ đầu về giáo dục đào tạo toàn quốc và tiếp tục dẫn đầu về số lượng, chất lượng trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế (cụ thể xem Mục 2.5.3. Phát triển giáo dục và đào tạo). Tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo

dục và đào tạo. Thí điểm đào tạo chương trình song bằng: Tú tài THPT quốc gia Việt Nam và Tú tài Anh quốc - Chứng chỉ A tại trường THPT Chu Văn An; tổ chức các kỳ thi toán học Hà Nội mở rộng định kỳ, từng bước tạo tiền đề cho việc hội nhập và quốc tế hóa chuẩn đào tạo THPT của thành phố.

Việc đổi mới hoạt động dạy học, thi cử, kiểm tra, đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác thi và tuyển sinh có nhiều điểm mới, thực hiện thi tuyển sinh đầu cấp qua đăng ký trực tuyến internet, giảm đáng kể tình trạng phụ huynh xếp hàng mua đơn, gây căng thẳng, bức xúc cho dư luận. Tiếp tục thực hiện phần mềm quản lý học sinh như sổ điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử và học bạ điện tử bước đầu thu được kết quả tốt.

Công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học tiếp tục được đẩy mạnh. Thành phố đã xây dựng, thực hiện Chương trình số

80/CTr-UBND về phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2015-2020, trong đó dịch vụ khoa học công nghệ được xác định là ngành dịch vụ

chất lượng cần ưu tiên phát triển. Duy trì quỹ phát triển khoa học - công nghệ nhằm hướng dẫn thủ tục, hồ sơ cho doanh nghiệp; đã chỉ đạo và triển khai các chương trình hỗ trợ, xúc tiến phát triển thị trường KHCN tại Thủ đô. Thành phố đã cấp 31 giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN (chủ yếu trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, y tế, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới…).

Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện 3 đột phá chiến lược còn nhiều khó khăn, vướng mắc, diễn biến còn chậm, chưa có nhiều đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô:

Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định, nhất quán. Các quy định pháp luật mới về đất đai thay đổi gây khó khăn cho giải phóng mặt bằng. Quy trình thủ tục về đầu tư, xây dựng theo các luật mới có nhiều thay đổi dẫn đến kéo dài thời gian thẩm định và ảnh hưởng tiến độ của dự án.

Còn có biểu hiện lợi ích cục bộ, chưa tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển.

Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn khó khăn, tiến độ chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra.

Sự vận động của thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường chưa thực sự minh bạch, có nhiều hiện tượng đầu cơ…

Tác động mặt trái của cơ chế thị trường chưa được kiểm soát hiệu quả: buôn lậu, vi phạm bản quyền, hàng giả, hàng nhái, ô nhiễm môi trường… có xu hướng tăng và đang trở thành những vấn đề bức xúc.

Quản lý Nhà nước đối với một số thị trường dịch vụ, lao động, văn hóa - xã hội còn nhiều bất cập. Chỉ số PAPI và một số chỉ số thành phần PCI còn ở mức khá thấp so với giá trị lớn nhất của cả nước, còn một khoảng cách không nhỏ giữa Hà Nội với các địa phương này (cụ thể xem Phụ lục 5, 6).

Nguyên nhân khách quan của những khó khăn trên là do tác động của toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, áp lực cạnh tranh với những biến động khó lường trên thị trường; hệ thống văn bản pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều vấn đề phải tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện; quy mô, khối lượng, tính chất phức tạp của những công việc hàng ngày của thành phố phải giải quyết ngày càng lớn, với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn chế…

Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là tính chủ động chưa cao, chưa tập trung xây dựng được các mô hình, điển hình mới, sáng tạo, tiêu biểu; công tác dự báo chưa tốt, có mặt còn thiếu chủ động và chưa sát với diễn biến phức tạp của tình hình trong nền kinh tế thị trường; về phía doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh còn yếu, khả năng về tài chính, quản lý điều hành và dự báo thị trường, chiến lược đầu tư còn nhiều hạn chế.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; trọng tâm là hoàn thiện, đồng bộ hóa hệ thống văn bản pháp luật; phát triển các loại thị trường: tài chính, vốn, đất đai, lao động, khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu 12062020182658_09. Báo cáo Đề tài (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w