II. Đánh giá thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu
2.2. Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô, đẩy mạnh phát triển kinh tế
kinh tế tri thức, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh
2.2.1. Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu các ngành kinh tế
Những mặt được:
Kinh tế của Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá, có đóng góp tích cực trong tăng trưởng cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, cách tính mới)14: bình quân 4 năm 2016-2019 tăng 7,36%, cao hơn trung bình giai đoạn 2011-2015 (6,74%) và cùng kỳ của cả nước (6,72%); dự kiến 5 năm 2016-2020 tăng 7,39%, đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI theo quy đổi cách tính mới là 7,3-7,8% (cả nước ước đạt là 6,78%). Quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng,
GRDP năm 2019 (giá hiện hành) đạt 968.436 triệu tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 119,65 triệu đồng, tương đương 5.160 USD. Dự kiến năm 2020, quy mô GRDP đạt 1,06 triệu tỷ đồng, khoảng 45 tỷ USD; GRDP/người đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, bằng 1,8 lần cả nước.
Hà Nội tiếp tục đóng góp tích cực vào tăng trưởng của cả nước: Năm 2019,
quy mô GRDP Hà Nội chiếm 12,65% GDP cả nước (giá hiện hành), đóng góp 19,73% trong tăng trưởng (tương đương 1,34 điểm %) GDP cả nước, 17,63% tổng thu ngân sách và 9,2% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước.
Mô hình tăng trưởng chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng chiều sâu, năng suất và hiệu quả. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) được
cải thiện so với giai đoạn trước. Giai đoạn 2016-2018, đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP đạt 40,7% (cao hơn so với giai đoạn 2011-2015 là 36,38%), đóng góp của vốn là 49,12% và của lao động là 10,17% (xem Phụ lục 11).
Hình 3. Đóng góp của các yếu tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
năm 2019
Năng suất lao động năm 2019 đạt 239,2 triệu đồng/lao động (giá hiện hành). Năng suất lao động bình quân 4 năm 2016-2019 tăng 6,14%, dự kiến giai đoạn 2016-2020 đạt 6,15% (vượt mục tiêu Kế hoạch 5 năm 2016-2020 theo quy đổi cách tính mới là 5,4-5,9%), cao hơn so với trung bình giai đoạn 2011-2015 (5,2%) và cùng kỳ cả nước (5,7%). Trong đó, các ngành dịch vụ - thương mại và xây dựng có đóng góp chiếm tới khoảng 80% gia tăng năng suất lao động.
Huy động được nguồn vốn tương đối lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2019 đạt 1.308,8 nghìn tỷ đồng, bằng 38,62% GRDP (cách tính mới), chủ yếu tập trung trong các ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng (khoảng 98%). Dự kiến năm 2020 vốn đầu tư phát triển thực hiện 435,5 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng vốn đầu tư thực hiện 5 năm 2016-2020 đạt 1.744,3 nghìn tỷ đồng (đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI theo quy đổi cách tính mới là 1.700-1.750 nghìn tỷ đồng).
Cơ cấu theo các ngành kinh tế thay đổi theo hướng hiện đại, phù hợp với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các nhóm ngành phi nông
nghiệp luôn ở mức cao trong nền kinh tế. Nếu như năm 2015, tỷ trọng các ngành dịch vụ - thương mại, công nghệp và xây dựng, nông nghiệp tương ứng là 64,98%, 20,79% và 2,54% (thuế sản phẩm 11,69%) thì đến năm 2019, các tỷ trọng tương ứng là 63,80% (giảm 1,18 điểm %), 22,77% (tăng 1,98 điểm %) và 2,02% (giảm 0,52 điểm %), thuế trừ trợ cấp sản phẩm là 11,41% (giảm 0,28 điểm %).
Theo thành phần kinh tế, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đã trở thành khu
vực có đóng góp lớn nhất trong GRDP, với tỷ trọng đóng góp được nâng dần từ 37,50% năm 2015 lên 38,99% năm 2018; trong đó khu vực các doanh nghiệp tư nhân có tỷ trọng đóng góp hiện đạt 22,09% (so với tỷ trọng chung của khu vực này trong GDP cả nước chỉ là 8,6%). Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 37,77% (2015) xuống còn 36,07% (2018); trong khi mức đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gần như không đổi, hiện đạt 9,91%.
Tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng có xu hướng tiếp tục tăng so với năm 2015, trong khi giảm dần trong nông nghiệp: năm 2019 các tỷ trọng tương ứng là 55,8% (tăng 2,35 điểm %), 32,13% (tăng 5,3 điểm %) và 12,07% (giảm 7,65 điểm %).
Thành phố đã ban hành và triển khai thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực, từ cấp Trung ương đến thành phố, huyện, thị xã: các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất; quy hoạch chung xây dựng và phân khu; quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển các ngành, lĩnh vực; các nghị định, thông tư, nghị quyết, quyết định khuyến khích, thúc đẩy phát triên nông nghiệp, huy động vốn đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức, đào tạo lao động…
Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng: Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ trung bình 4 năm 2016-2019 đạt 7,19%, là khu vực có đóng góp lớn nhất vào gia tăng GRDP của thành phố (62,47%).
Ngành thương mại phát triển ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trung bình 10,91%/năm. Hạ tầng thương mại được quan tâm phát triển: trên địa bàn hiện có 23 trung tâm thương mại, 136 siêu thị và hệ thống cửa hàng tiện dụng đa dạng15, hơn 80 chuỗi kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, hàng nông sản thực phẩm an toàn, và 454 chợ dân sinh các loại. Thương mại điện tử phát triển mạnh, với khoảng 10 nghìn website/ứng dụng được chấp thuận hoạt động, doanh thu chiếm khoảng 7,0% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.
Ngành du lịch được chú trọng phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thủ đô, hợp tác với kênh CNN quốc tế, liên kết phát triển du lịch với nhiều tỉnh, thành phố trong và ngoài nước. Kết quả đạt được khá ấn tượng: mức tăng doanh thu từ du lịch bình quân đạt 12,1%/năm. Năm 2019, Hà Nội đón 28,95 triệu lượt khách du lịch; trong đó 7,025 triệu lượt khách quốc tế, tăng 17% (năm 2016 tăng 22,4%, năm 2017 tăng 23%, 2018 tăng 21,3%) và chiếm khoảng 38% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Hà Nội được xếp hạng trong nhóm 10 thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng khá, năm 2019 đạt 15,7 tỷ USD, gấp 1,5 lần năm 2015, trung bình 4 năm 2016-2019 tăng 10,64%/năm (giai đoạn 2011- 2015 là 5,5%). Trên địa bàn thành phố hiện đang triển khai một số dự án phát triển hạ tầng dịch vụ logistics quan trọng16.
Hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng - ngoại hối - thanh toán của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt kết quả đáng ghi nhận. Vốn huy động liên tục tăng, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và nhu cầu của nền kinh tế. Các phương tiện và dịch vụ thanh toán mới trên nền tảng công nghệ hiện đại được phát triển đa dạng: 100% các ngân hàng trên địa bàn triển khai dịch vụ internet banking, mobibanking, ví điện tử, tiện ích thẻ,… đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trên địa bàn hiện nay đã có 2.760 ATM và hơn 90 nghìn thiết bị chấp nhận thẻ (POS). Tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn còn 2,02% tổng dư nợ (tháng 6/2019).
Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo đạt được nhiều thành quả. Các
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 97%) trong GTSX công nghiệp. Công nghiệp công nghệ cao bắt đầu phát triển ở một số lĩnh vực, nhất là công nghiệp công nghệ thông tin. Hà Nội có 61 sản phẩm của 36 doanh nghiệp đủ tiêu chí công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực; giá trị sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực chiếm hơn 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn Thành phố, trong đó 12 doanh nghiệp trong Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Khoảng 600 cửa hàng Vinmart+, 30 cửa hàng Cleverfruit, trên 100 cửa hàng Circle K…
02 Cảng cạn ICD Gia Lâm (47 ha) và Hoài Đức (18 ha); 01 Cảng container quốc tế Phù Đổng (34ha), 01 Khu
phức hợp đông lạnh, 01 Trung tâm khai thác vận chuyển khu vực phía Bắc; đã giới thiệu địa điểm để nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án tại Trung tâm logistics hạng I (50 ha) tại huyện Sóc Sơn, Trung tâm logistics hạng II (22 ha) tại huyện Phú Xuyên, Tổng kho hàng hóa 200 ha tại Yên Viên (Gia Lâm) và 07 trung tâm tiếp vận hàng hóa theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội.
Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp (KCN, CCN) tiếp tục được phát triển, trên địa bàn đã và đang phát triển 17 khu công nghiệp, khu công nghệ cao (trong đó có 09 khu đang hoạt động ổn định) và 70 cụm công nghiệp đang hoạt động. Thành phố đã phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến 2030. Hạ tầng công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) được chú trọng phát triển17, doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp đạt khoảng tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu hơn 3 tỷ USD (cả phần cứng và mềm), chiếm 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn.
Hình 4. So sánh Hà Nội và một số thành phố, thủ đô khác (xem Phụ lục 7a, 9)
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả
Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng trồng trọt18. Cơ cấu nội ngành chăn nuôi có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nhóm gia súc, tăng tỷ trọng nhóm gia cầm và vật nuôi khác. Tổ chức chăn nuôi có sự chuyển biến rõ nét, chuyển dần sang chăn nuôi trang trại, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư19. Cơ cấu các cây trồng chủ yếu là các cây lương thực có hạt; các cây rau, đậu, hoa, cây cảnh có xu hướng tăng. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất nông nghiệp ước thực hiện năm 2020 đạt 280 triệu đồng/ha. Trên địa bàn đã hình thành
Thành phố hiện có 01 Khu CNTT tập trung Cầu Giấy, đang xem xét chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng Khu Công viên phần mềm thành phố Hà Nội với quy mô 71,75 ha (xã Nguyên Khê và Tiên Dương, huyện Đông Anh); khai trương và chính thức đưa Vườn ươm doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội đi vào hoạt động có hiệu quả; có khoảng 11 nghìn doanh nghiệp CNTT, trong đó gần 5 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT.
Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 50,72% năm 2015 lên 52,22% năm 2017 và dự kiến đạt 54,17% vào năm 2020; tỷ trọng ngành trồng trọt giảm tương ứng từ 46,13% xuống 44,72% và dự kiến 42,74% vào năm 2020.
Đã có 15 vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn ngoài khu dân cư, 76 xã chăn nuôi trọng điểm, 3.941 trại chăn nuôi quy mô lớn, 101 mô hình trang trại chăn nuôi tập trung áp dụng công nghệ cao hoặc chăn nuôi khép kín từ đầu vào (giống, thức ăn…) đến tiêu thụ.
nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao20. Cơ bản hoàn thành việc dồn điền đổi thửa; tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân sau dồn điền đổi thửa đạt 99,21%; chuyển đổi hơn 40 nghìn ha sang các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh cho năng suất cao: cây ăn quả tại Đan Phượng, Hoài Đức,... đạt 0,5-1 tỷ đồng/ha/năm; hoa, cây cảnh tại Mê Linh, Đông Anh,... đạt 0,5-1,5 tỷ đồng /ha/năm.
Những mặt chưa được và nguyên nhân:
Kinh tế tri thức và ứng dụng công nghệ cao chưa phát triển mạnh. Tốc độ
tăng trưởng tuy đạt mục tiêu đề ra nhưng chưa có đột phá, phát huy tốt những thuận lợi và cơ hội của Thủ đô. Chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành còn chậm so với yêu cầu. Mô hình tăng trưởng của thành phố chưa rõ ràng; tăng trưởng vẫn thiên về thâm dụng nguồn vốn đầu tư (yếu tố vốn vẫn chiếm tới 49,12% trong tăng trưởng của cả giai đoạn), trong khi hiệu quả sử dụng vốn hạn chế (hệ số ICOR còn cao, ở mức 4,5 so với 4,23 của cả nước).
Huy động vốn đầu tư xã hội còn khó khăn. Nguồn lực cho phát triển chưa
được khai thác và tận dụng triệt để, mặc dù nhu cầu phát tiển đòi hỏi nhiều nhưng còn có tình trạng ứ đọng, chưa được đưa vào đầu tư phát triển; có dấu hiệu chững lại của các phương thức huy động nguồn lực. Các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, tiếp cận vốn vay ngân hàng còn khó khăn.
Hiệu quả triển khai thực hiện một số cơ chế, chính sách phát triển còn hạn chế. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
chưa phát huy hiệu quả như mong muốn; điều chỉnh tỷ lệ điều tiết các khoản thu chưa đem lại sự thay đổi trong cơ cấu thu ngân sách huyện, thị xã; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, chậm có quy định cụ thể khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chậm xem xét cập nhật, sửa đổi quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh tập trung; chậm phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn; tiếp cận vốn vay ngân hàng; tích tụ, mở rộng quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp chưa đạt kết quả như mong muốn… Nguyên nhân chủ yếu là do còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, trong phổ biến tuyên truyền và tổ chức thực hiện chính sách.
(4) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ phát triển còn chưa đồng đều.Trên địa bàn,
nhiều huyện hiện nay còn chưa có trung tâm thương mại, siêu thị; 63 xã chưa có chợ. Nguyên nhân chủ yếu là do các chính sách xã hội hóa thu hút đầu tư chưa đem lại hiệu quả mong muốn.
Duy trì 154 cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao tại 86 HTX nông nghiệp của 14 huyện ngoại thành; 101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung với quy mô từ 20 ha trở lên; 50 vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung với quy mô 20 ha/vùng. Xây dựng được 12 nhãn hiệu tập thể có uy tín: Bưởi tôm vàng Đan Phượng, Bưởi đường Quế Dương, Cam canh Kim An, Bưởi Phúc Thọ, Bưởi Chương Mỹ, Bưởi Sóc Sơn, Phật thủ Đắc Sở, Nhãn muộn Đại
Ngành du lịch cũng còn những hạn chế nhất định. Mức chi của du khách còn
chưa cao, thời gian lưu trú chưa dài. Nhiều thắng cảnh du lịch chưa được quản lý, đầu tư và khai thác hợp lý, đồng bộ, chẳng hạn như Ba Vì - Suối Hai, núi Sóc, hồ Đồng Quan, Vân Trì - Cổ Loa. Hà Nội vẫn thiếu các cơ sở, khu vui chơi giải trí. Nguyên nhân chủ yếu là do các chính sách xã hội hóa thu hút đầu tư chưa đem lại hiệu quả mong muốn, trong đó có khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, các quy định về khai thác các công trình về văn hóa.
Ngành công nghiệp phát triển còn thiếu ổn định. Công nghiệp hỗ trợ được
quan tâm, tuy nhiên quy mô còn nhỏ (khoảng 25% tổng GTSX công nghiệp trên địa bàn). Phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chậm; một số huyện chưa có khu, cụm công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là cơ chế, chính sách đầu tư hạ tầng các khu này còn vướng mắc (nhà đầu tư xây dựng phải đấu thầu dự án có sử dụng đất); giá thuê đất sản xuất trên địa bàn thành phố cao hơn các địa phương lân cận…
Năng lực sản xuất các ngành công nghiệp chưa tạo đột biến, nhưng đã có một số doanh nghiệp, nhà máy thực hiện di dời khỏi Thành phố hoặc cắt giảm sản lượng21.
Hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nói chung còn thấp. Hiệu quả này không tăng trong những năm gần đây và thấp hơn khá nhiều so
với Tp. Hồ Chí Minh (tỷ lệ giá trị gia tăng/giá trị sản xuất đạt khoảng 0,44 trong