III. Cơ sở pháp lý về phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô Hà Nội
3.1. Định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô
3.1.1. Định hướng phát triển Thủ đô tại Luật Thủ đô Hà Nội
Luật Thủ đô Hà Nội quy định khá rõ về vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội; về các chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô:
Tại Điều 2 vị trí, vai trò của Thủ đô được quy định như sau: “Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Trụ sở cơ quan trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình thành phố Hà Nội”.
Về quy hoạch xây dựng, phát triển và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị, tại Điều 8 có quy định: “Quy hoạch chung xây dựng Thủ
đô phải bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước”; tại Điều 10 có quy định: “Không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị của Thủ đô phải được quản lý theo đồ án quy hoạch, bảo đảm bảo tồn, tôn tạo, phát huy các hình thái kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử, tạo lập không gian xanh của Thủ đô, không gian cảnh quan khu vực hai bên Sông Hồng”.
Về bảo tồn và phát triển văn hóa, tại Điều 11 có quy định: “Việc bảo tồn và
phát triển văn hóa Thủ đô phải bảo đảm tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh; Các nguồn lực văn hóa trên địa bàn Thủ đô phải được quản lý, khai thác, sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô và cả nước”.
Về quản lý và bảo vệ môi trường, quản lý đất đai, tại Điều 14 có quy định:
“Quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô; bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch”; Điều 15 có quy định: “Đất đai trên địa bàn Thủ đô được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và pháp luật về đất đai”.
Về chính sách, cơ chế về tài chính, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tại Điều 21 có quy định “Đối với một số công trình, dự án quan trọng
có quy mô đầu tư lớn thuộc lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi do thành phố Hà Nội quản lý vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách Thủ đô để triển khai thực hiện cho từng dự án”; tại Điều 23 có quy định: “Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô; quy định cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô”.
3.1.2. Các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô nhiệm kỳ Đại hội XVI (2015-2020)
Các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2016-2020 của Thủ đô Hà Nội được xác định trong các văn bản:
0 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012.
0 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011.
1 Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 06/01/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020; Kết luận số 22 – KL/TW của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020.
2 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI.
3 Các chương trình công tác số 02, 03, 04, 05, 06 của Thành ủy triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI và các kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình của UBND Thành phố Hà Nội.
0 Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội.
Các văn bản nêu trên đề ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi thời kỳ, trong đó đều khẳng định mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước; kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, bền vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường, hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, mục tiêu đặt ra khá tham vọng: Phấn đấu để Hà Nội thực sự là địa phương đi đầu, về đích sớm 1-2 năm sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; đóng góp ngày càng quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế như biểu tổng hợp dưới đây (xem Bảng 2).
Trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị: Nhiệm vụ là làm tốt
công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; xây dựng, quản lý, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới, gắn với quản lý tốt tài nguyên, cải thiện chất lượng môi trường. Mục tiêu đặt ra là sớm hoàn thành các dự án tuyến đường vành đai, triển khai nhanh các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị, các công trình ngầm; tiếp tục phát triển các khu đô thị mới, xây dựng các khu đô thị vệ tinh; phấn đấu trước năm 2020, khắc phục cho được nạn úng ngập, khắc phục cơ bản nạn ùn tắc giao thông trong nội đô và đạt được những tiêu chí cơ bản của một Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Trong lĩnh vực này, Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố đặt ra chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu là: (1) Tỷ lệ rác thải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam: khu vực đô thị 95-100%; khu vực nông thôn 90-95%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập
trung đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%. Tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động và xây dựng mới có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn quốc gia tương ứng: 100%. Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý: 90-95%; tỷ lệ chất thải y tế được xử lý 95-100%. (2) Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới: 70-75% tổng số xã (tăng thêm 110-130 xã so với năm 2015). (3) Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh: 100%, trong đó nước sạch: 50%; tỷ lệ hộ dân đô thị được sử dụng nước sạch: 95-100%.
Bảng 2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội
Chỉ tiêu Tăng trưởng Cơ cấu GRDP, GRDP/người, Vốn đầu tư,
GRDP, % % triệu đ. (USD) triệu tỷ đ.
Giai đoạn 10 năm 2011-2020
- Chiến lược, Quy DV: 55,5-56,5
hoạch phát triển KT- 12-13 CN-XD: 41-42 (7.100-7.500)
XH NN: 2-2,5
- Nghị quyết 11- 11,5-12 (7.100-7.500)
NQ/TW của BCT
Giai đoạn 5 năm 2016-2020
- Quy hoạch DV: 55,5-56,5
phát triển KT-XH 11-12 CN-XD: 41-42 (7.100-7.500) 2,5-2,6 NN: 2-2,5
- Nghị quyết Đại hội DV: 61-62 140-145
XVI Đảng bộ Thành 8,5-9,0 CN-XD: 35-36,5 2,5-2,6 (6.700-6.800) phố NN: 2,5-3,0 - Nghị quyết HĐND DV: 67-67,5 140-145 Thành phố 8,5-9,0 CN-XD: 30-30,5 2,5-2,6 (6.700-6.800) NN: 2,5-3,0
- Quy đổi theo cách DV: 63,8-64,2
tính mới chỉ tiêu 7,3-7,8 Thuế: 7,6-7,8 126-129 1,70-1,75
Nghị quyết Đại hội CN-XD: 26-26,5 (5.600-5.730) XVI và Nghị quyết
NN: 1,8-2,4 HĐND Thành phố*
Ghi chú *: Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015, các văn bản của Tổng cục Thống kê: số 723/TCTK-TKQG ngày 23/9/2014 và số 535/TCTK-TKQG ngày 23/7/2015, các chỉ tiêu tăng trưởng đề ra tại Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố và Nghị quyết HĐND Thành phố được quy đổi theo cách tính mới (xem Phụ lục 1b).
Trong lĩnh vực phát triển văn hóa, xã hội: Mục tiêu đặt ra là huy động mọi
tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ thực sự trở thành những
trung tâm lớn, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô và cho sự phát triển chung của vùng và cả nước; tiếp tục xây dựng văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến; tạo bước chuyển biến mới trong xây dựng văn hoá người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Trong lĩnh vực này, Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố đặt ra chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu là: (1) Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hoá: 72%; làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hoá: 62%; gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa: 88%. (2) Tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) đạt chuẩn quốc gia: 65-70%. (3) Số giường bệnh/vạn dân: 23; số bác sĩ/vạn dân: 13,5; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới của Bộ Y tế): 100%. 5888 Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo: 70 - 75%. (5) Tỷ lệ thất nghiệp thành thị: dưới 4%. (6) Tỷ lệ hộ nghèo cuối kỳ theo chuẩn mới: dưới 1,2%.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh: Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an
ninh; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm an toàn tuyệt đối các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước, các hoạt động đối ngoại quốc gia, các sự kiện chính trị lớn diễn ra trên địa bàn.
Trong lĩnh vực đối ngoại và hội nhập: Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế;
tăng cường các hoạt động đối ngoại, nhất là với thủ đô một số nước; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác, liên kết với một số địa phương trong vùng và cả nước… Đại hội Đảng bộ Thành phố đề ra 3 khâu đột phá: (1) Phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn. (2) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thủ đô. (3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Nói chung, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra khá cao và tham vọng so với giai đoạn trước. Triển khai Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quyết nghị 17 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu trong Kế hoạch 0 năm 2016-2020, thêm mới 04 chỉ tiêu, đồng thời, có 04 chỉ tiêu phấn đấu cao hơn so với Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố (cụ thể xem Phụ lục 1a).