1.4.1.1. Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình
Đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP là loại hình đầu tư công được dựa trên thực hiện mục tiêu công về cung cấp sản phẩm, dịch vụ CNQP đáp ứng nhu cầu của quân đội và tham gia vào sản xuất hàng hóa công cộng quốc phòng. Mặt khác, dự án đầu tư công được tài trợ vốn đầu tư bằng vốn NSNN nên mang đầy đủđặc tính và tuân thủ
yêu cầu, quy trình sử dụng vốn NSNN, quy trình đấu thầu. Vì vậy, đầu ra của đầu tư này chính là đầu ra kỳ vọng của các dự án đầu tư công cần có chính là: (i) có tính hợp lý (cả về
mục tiêu kỹ thuật công nghệ quân sựđáp ứng yêu cầu quốc phòng và hiệu quả phân tích tài chính, nguồn lực xã hội huy động, nguồn nguyên vật liệu sẵn có...), (ii) có tính hiệu quả (đảm bảo đầu ra kỳ vọng và có tác động lan tỏa trong CNQP, trong sức mạnh quốc phòng và sự tin cậy của sản phẩm khi sử dụng trong quân đội), (iii) có tính hiệu suất (thể
hiện kết quả đầu ra thu được trên cơ sở nguồn lực đầu vào thấp nhất hoặc đầu ra tối ưu trên cơ sởđầu vào các nguồn lực không đổi), (iv) có tính bền vững (được sản xuất hàng loạt hay không, có khả năng tham gia thị trường xuất khẩu không, có khả năng cải tiến nâng cấp không và có nguồn nhân lực tốt để duy trì và phát triển công nghệ không..). Bốn yếu tố trên chính là đầu ra quan trọng của mô hình đánh giá đối với đầu tư bằng vốn
NSNN trong lĩnh vực CNQP.
Vai trò của Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP được xây dựng trên nền tảng nội dung của vai trò Nhà nước, thể hiện những chức năng nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước đối với đầu tư công đã được trình bày, gồm có: (i) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước trong lĩnh vực CNQP; (ii) Ban hành văn bản pháp luật, Chính sách của Nhà nước đối với đầu tư trong lĩnh vực CNQP; (iii) Tổ
chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chính sách đối với đầu tư công trong lĩnh vực CNQP; và (iv) Kiểm tra, thanh tra đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP. Đây là bốn nhóm nhân tố chính đầu vào của mô hình tác động đến kết quả đầu ra đã nêu trên.
Kỳ vọng về lý thuyết đã chỉ ra sự tương quan có ý nghĩa thống kê tác động
đồng biến của bốn nội dung về vai trò Nhà nước đến đầu ra là kết quả tổng hợp của
đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP. Tùy từng mô hình đầu tư, thể chế và sự
mở cửa của nền kinh tế với thế giới mà mức độ tương quan này là khác nhau, đòi hỏi sự chính xác của số liệu và ước tính chính xác mức độ của vai trò Nhà nước đối với lĩnh vực CNQP.
1.4.1.2. Mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của vai trò của Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP
Mô hình được đề xuất trên cơ sở mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với sự kết hợp giữa các biến số đầu vào và các biến số đầu ra đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP.
Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu
lập và biến phụ thuộc như sau:
Biến phụ thuộc là Đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP (ký hiệu DAUTU): biến này tổng hợp kết quảđầu ra tác động vai trò của Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP trên 4 phương diện là: (i) Tính hợp lý, (ii) Tính hiệu quả, (iii) Tính hiệu suất, và (iv) Tính bền vững.
Các biến độc lập phản ánh Vai trò của Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP theo 4 nội dung:
+ Kế hoạch, chiến lược (KHCL): phản ánh công tác lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước đối với đầu tư công trong lĩnh vực CNQP.
+ Chính sách đầu tư (CS): phản ánh công tác ban hành văn bản pháp luật, các chính sách của Nhà nước đối với đầu tư công trong lĩnh vực CNQP.
+ Tổ chức thực hiện (TCTH): phản ánh công tác tổ chức thực hiện đầu tư công trong lĩnh vực CNQP.
+ Thanh tra, kiểm tra (TTKT): phản ánh công tác thanh tra, kiểm tra đối với đầu tư bằng vốn NSNN Kiểm tra, thanh tra đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP.
+ ui: các nhân tố khác có tác động đến đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP cần tiếp tục được nghiên cứu.
Mô hình tổng quát đánh giá tác động của vai trò Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP như sau:
DAUTU = β0 + β1KHCL + β2CS + β3TCTH+ β4TTKT +ui