Nhóm giải pháp về công tác tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Vai trò của Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng ở Việt Nam (Trang 151 - 154)

4.3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Hoàn thiện bộ máy, tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nhân lực tại các cơ

quan, bộ phận chức năng trong tư vấn và quản lý NSNN cho lĩnh vực CNQP: bao gồm các cơ quan chức năng của Đảng (Quân ủy Trung ương, Ban Kinh tế

Trung ương), của Quốc hội (Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Ủy ban Quốc phòng, An ninh, Kiểm toán Nhà nước), của Chính phủ (Văn phòng Chính phủ), Thanh tra (Chính phủ), Bộ Quốc phòng (Cục Tài chính, Tổng cục CNQP), Bộ

Tài chính (Vụ Tài chính Quốc phòng và An ninh đặc biệt), Bộ Kế hoạch và

Đầu tư (Vụ Quốc phòng, An ninh). Bên cạnh đó, tăng cường sự phối hợp, có chế độ báo cáo để thông tin và tình hình triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn trong lĩnh vực CNQP đúng tiến độ, ưu tiên bố trí nguồn NSNN cho các chương trình, dự án trọng điểm.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục CNQP cho phù hợp với sự phát triển của tình hình mới. Bên cạnh sự tăng cường chất lượng tham mưu, tư vấn đề

xuất các chính sách CNQP của các phòng ban chức năng cho Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc Phòng, Chính phủ - Quốc hội thì cần có sự sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất CNQP thành viên, các viện nghiên cứu CNQP thành viên sao cho tinh gọn, giảm chi phí quản lý, chi phí nghiên cứu, chi phí sản xuất nhưng vẫn tăng được chất lượng, hàm lượng chất xám trong sản phẩm CNQP. Sự sắp xếp bố trí các đơn vị sản xuất của Tổng cục cũng cần phù hợp với chiến lược hình thành và phát triển các tổ

hợp CNQP trong một số lĩnh vực như viễn thông quốc phòng, PK-KQ, hải quân. Xây dựng các tổ hợp CNQP là chiến lược đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với kinh nghiệm phát triển CNQP trên thế giới, tận dụng tối đa lợi thế theo

quy mô, chuyên môn hóa sâu theo chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu. Giải pháp đầu tư NSNN thúc đẩy hướng tái cấu trúc lại các doanh nghiệp CNQP theo hướng tổ hợp CNQP và đầu tư phát triển vào cơ sở hạ tầng và chuyển giao công nghệ sản xuất mới cần được thực hiện nhanh hơn và có kết quả thiết thực hơn. Tổ

hợp cần phát triển theo định hướng chiến lược phát triển CNQP trong tình hình biến

động phức tạp của thế giới và khu vực, của thành tựu cuộc cách mạng KHCN 4.0 và lợi thế so sánh của CNQP Việt Nam. Chính vì vậy, cần đẩy nhanh tiến độ phát triển các tổ hợp CNQP trong lĩnh vực viễn thông quân đội (Tập đoàn Viettel), Tổ hợp sửa chữa và đóng tàu (Tổng công ty Ba Son), hình thành và phát triển tổ hợp PK-KQ.

4.3.2.2. Xây dựng cơ chế thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách

đầu tư

Cần thiết rà soát thường xuyên những vướng mắc trong thực tiễn liên quan

đến cơ chế, chính sách trong đầu tư CNQP; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy chế

quản lý và đầu tư xây dựng trong Tổng cục CNQP phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước; nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính đặc thù đề xuất cho các dự án trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và tạo ra sản phẩm thiết thực theo mục tiêu của chương trình, dự án.

Thường xuyên rà soát, đánh giá tính khả thi của các chương trình dự án CNQP trong kế hoạch đầu tư trung hạn đối với CNQP để đề xuất thứ tự ưu tiên bố

trí vốn đầu tư, kịp thời đưa ra khỏi danh sách các dự án, chương trình khi đưa vào nghiên cứu thực tiễn kém tính khả thi và không đem lại hiệu quả thiết thực

4.3.2.3. Nâng cao hiệu quả phối hợp của các cơ quan hữu quan thực hiện đầu tư đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Trong huy động và phân bổ vốn ưu tiên cho phát triển CNQP: Bộ Quốc phòng nên chủđộng đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án ưu tiên bố trí đủ vốn

đầu tư theo giai đoạn cho xây dựng và phát triển CNQP theo kế hoạch trung hạn đã

được phê duyệt. Bên cạnh đó, có phương án phê duyệt nguồn vốn huy động từ

nguồn chuyển quyền sử dụng đất và các nguồn vốn khác (cơ chế sử dụng lợi nhuận của các doanh nghiệp quốc phòng dùng cho tái đầu tư phát triển các sản phẩm, dây chuyền công nghệ CNQP).

Tăng cường sự phối hợp trong nghiên cứu, xây dựng chiến lược, chính sách, pháp luật và trong tổ chức quản lý đầu tư giữa cơ quan Tổng cục CNQP với các cơ

quan chức năng của Bộ Quốc phòng và các ủy ban Quốc hội, các bộ liên quan của Chính phủ như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đặc biệt giữa chủđầu tư các chương trình, dự án CNQP với các đơn vị tư vấn và đơn vị thi công để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

4.3.2.4. Triển khai các dự án đầu tư, đào tạo, nghiên cứu KHCN và bảo đảm vốn thực hiện

Triển khai thực hiện các dự án đầu tư, đào tạo nghiên cứu KHCN đến năm 2025 thuộc “Đề án đẩy mạnh phát triển CNQP, an ninh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó, các nhiệm vụđầu tư, nghiên cứu khoa học phát triển CNQP theo Đề án đã xác định như sau:

Tổng nhu cầu vốn để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, đào tạo, nghiên cứu khoa học phát triển CNQP trong giai đoạn 2017-2025 là 117.415 tỷđồng. Trong đó:

- Vốn dự kiến bố trí được từ tất cả các nguồn vốn là 84.287 tỷ đồng (giai

đoạn 2017-2020 là 46.517 tỷđồng; giai đoạn 2021-2025 là 37.770 tỷđồng).

- Vốn chưa xác định được là 33.128 tỷ đồng (giai đoạn 2017-2020 là 13.528 tỷđồng; giai đoạn 2021-2025 là 19.600 tỷđồng).

Giải pháp bảo đảm vốn thực hiện quy hoạch đã được đề xuất cụ thể trong

“Đề án đẩy mạnh phát triển CNQP, an ninh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc trong tình hình mới” đã được Thủ tướng Chính phủ, Thường vụ Quân ủy Trung ương, Quân ủy Trung ương phê duyệt.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về các sản phẩm mục tiêu của

Đề án và nguyên tắc tổng mức đầu tư sản xuất, sửa chữa các sản phẩm mục tiêu giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2025; đồng thời chỉ đạo: kiên quyết, tập trung hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; huy động mọi nguồn lực từ

NSNN, ngân sách đặc biệt, ngân sách thu từ chuyển mục đích sử dụng đất và các nguồn lực khác để triển khai thực hiện; Bộ Quốc phòng rà soát lại quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, các khu vực đất không còn nhu cầu sử dụng cho mục đích quốc phòng có giá trị kinh tế cao, đề xuất chuyển mục đích sử dụng, tổ chức đấu giá theo quy định; sắp xếp lại doanh nghiệp, đề xuất sử dụng các khoản thu được từ đấu giá đất quốc phòng, cổ phần hóa doanh nghiệp tạo nguồn kinh phí đầu tư cho CNQP. Đây là các giải pháp quan trọng để bảo đảm vốn thực hiện quy hoạch.

4.3.2.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các dự án

Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các cơ chế vềđầu tư phát triển CNQP, có cơ

chế riêng cho các dự án trọng điểm nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục đầu tư. Đề xuất xây dựng các chương trình đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau.

Chỉ đạo chặt chẽ công tác chuẩn bị đầu tư; kiên quyết không vì tiến độ mà xem nhẹ chất lượng lập dự án. Tiếp tục tăng cường, làm tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết các thủ tục đầu tư. Củng cố, nâng cao năng lực

đội ngũ làm công tác đầu tư từ cơ quan đến cơ sở. Tăng cường thuê chuyên gia giỏi cả trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ trong tiếp nhận chuyển giao, khai thác công nghệ, nhất là các dự án trọng điểm có yêu cầu công nghệ cao, phức tạp…

Đẩy mạnh cải cách hành chính, thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị nhằm giải quyết nhanh, hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án. Phân cấp, tăng cường trách nhiệm cho chủ đầu tư; nâng cao chất lượng lập và tổ chức thực hiện dự án; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra trong quá trình thực hiện đầu tư. Chủ động chuẩn bị các yếu tốđểđẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Vai trò của Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng ở Việt Nam (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)