4.3.4.1. Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng đúng tiến độ, mục tiêu nhiệm vụđề ra.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX về đổi mới và nhâm cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước [24], Bộ Quốc phòng đã thực hiện năm đề án về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp quốc phòng. Đến đầu năm 2017, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng thì hiện nay chỉ còn 88 doanh nghiệp quốc phòng và 21 công ty cổ phần có vốn sở hữu Nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý.
Thực hiện đề án cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quốc phòng ngày 04/10/2017 đã được Thủ tướng phê duyệt [21] và nghị quyết 425-NQ/QUTW ngày 15/05/2017 về sắp xếp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo [25]. Theo đó cần duy trì 100% vốn Nhà nước của 17 doanh nghiệp quân đội, cổ phần hóa 29 doanh nghiệp, thoái vốn
Nhà nước tại 20 công ty cổ phần Nhà nước không nắm giữ vốn điều lệ [21]. 17 doanh nghiệp quân đội thuộc sở hữu Nhà nước là doanh nghiệp nòng cốt hoạt động sản xuất, sửa chữa, nâng cấp vũ khí, khí tài và nghiên cứu ứng dụng công nghệ, phát triển, hiện đại hóa các loại vũ khí, trang thiết bị. Trong đó, 12 doanh nghiệp đang thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và thành lập 5 Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con trên cơ sở sáp nhập các công ty nhỏ cùng chức năng, nhiệm vụ. Cổ phần hóa 29 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, thương mại, dịch vụ; Nhà nước chỉ nắm giữ tỷ lệ vốn cổ phần nhất định. Còn lại 20 công ty cổ phần thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Nhà nước không cần nắm giữ vốn điều lệ, cần phải thoái vốn đểđầu tư vào lĩnh vực khác thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng [13].
Triển khai thực hiện Đề án 80/TTg-ĐMDN ngày 10/08/2013 về cơ cấu lại,
đổi mới và nâng cao doanh nghiệp quân đội đến năm 2020 đã đạt được kết quả nhất
định trong tái cơ cấu lại vốn đầu tư tập trung vốn, sản xuất tập trung, tạo điều kiện
ứng dựng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp quân đội. Rõ ràng, chủ trương sắp xếp, cơ cấu lại đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp quân đội là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại và đảm bảo thực hiện nghiêm nhiệm vụ quốc phòng. Song tiến độ thực hiện Đề án chậm so với kế hoạch
đề ra, do những nguyên nhân sau: do nhận thức của các cấp ủy, chỉ huy chưa đầy đủ
về chủ trương đổi mới doanh nghiệp, do lợi ích cá nhân chi phối; phương án tính giá quyền sử dụng thay đổi, những tồn đọng tài chính, công nợ và giải quyết chếđộ
chính sách cho quân nhân, cán bộ công nhân viên quốc phòng.
Vì vậy, Bộ Quốc phòng với tư cách là Bộ chủ quản cần chỉ đạo quyết liệt,
đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp quân đội theo lộ trình đã đề ra, bằng tổng hợp biện pháp, cách thức cả giáo dục thuyết phục, cả giải pháp hành chính mệnh lệnh, cả biện pháp kinh tế v.v.; đồng thời tham mưu, kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy để tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước trong doanh nghiệp quân đội, nhất là phương án về xử lý quyền sử dụng đất.
Việc sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp quân đội đó là bước đầu, quan trọng hơn là phát triển để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Do đó, cần phải tiếp tục đầu tư,
mới quản lý, nâng cao năng lực quản trị nhân lực, quản trị tài chính doanh nghiệp trên cơ sở giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức sản xuất, sử
dụng lao động, áp dụng phương pháp khoán: khoán chi, khoán sản phẩm và dùng lợi ích vật chất khuyến khích v.v.
Sắp xếp, cơ cấu lại và đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp quân đội cũng là quá trình tái cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực CNQP. Cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước các doanh nghiệp quốc phòng không những tăng vốn cho công ty cổ phần, đổi mới phương thức kinh doanh phù hợp với cơ chế thị
trường mà còn huy động một lượng vốn lớn bổ sung vào ngân sách quốc phòng. Tập trung vốn tạo tiền đề tái cơ cấu vốn đầu tư cho CNQP. Trước tình hình nhiệm vụ mới của công cuộc bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bảo vệ vùng trời, vùng biển Tổ quốc, trong bối cảnh bị đe dọa quân sự và của cuộc chiến tranh tổng lực, vũ khí công nghệ cao có thể xảy ra. Vì vậy, việc phân bổ cơ
cấu lại vốn cần ưu tiên tăng cường cho lực lượng hải quân, không quân. Cơ cấu cân
đối hợp lý giữa đầu tư cho sản xuất, sửa chữa, phát triển các loại vũ khí, khí tài với mua sắm các loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại công nghệ cao.
4.3.4.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP ở nước ta trong những năm tới, cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
- Thống kê, rà soát, đánh giá thực trạng về ngành nghềđào tạo, thực trạng sử
dụng cán bộ trong bộ máy thực hiện đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP và trình độ, chất lượng nhân lực trong các cơ sở CNQP để có định hướng, biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng, hiệu quảđào tạo trong thời gian tới, nhất là đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao và những ngành đặc thù quốc phòng.
- Mở rộng môi trường, nội dung đào tạo; chú trọng các ngành nghề còn thiếu; thực hiện đa dạng hình thức đào tạo; kết hợp tự tổ chức đào tạo với huy động nguồn lực khác đã được đào tạo. Ưu tiên và mở rộng đối tác nước ngoài trong đào tạo kỹ sư thiết kế chế tạo vũ khí, nhất là thiết kế chế tạo tên lửa, khí tài điều khiển.
- Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, sử dụng cán bộ. Chú trọng hơn về nội dung thực hành, ứng dụng; tập trung đào tạo chuyên sâu về
- Rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành; phối hợp với các cơ quan, đơn vị
có liên quan, nhất là các đơn vị cơ sở, xây dựng chính sách đặc thù để khuyến khích, thu hút, gìn giữ nguồn nhân lực có chất lượng cao tham gia xây dựng và phát triển CNQP.
- Đẩy mạnh quy hoạch hệ thống nhà trường Quân đội nói chung và các trường đào tạo lĩnh vực CNQP theo hướng gọn, mạnh, hợp lý, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. Trước hết, cần xác định và bảo đảm ổn định nhiệm vụ
chính trị của Nhà trường và về tổ chức, biên chế, chức năng, nhiệm vụ, quy mô, ngành nghề, bậc học, trình độ đào tạo của từng trường, phù hợp với nhiệm vụ, đối tượng giáo dục, đào tạo.
- Chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các nhà trường. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công cụ, dụng cụ giảng dạy, nghiên cứu phù hợp đối với các trường được xác
định là trọng điểm quốc gia và trọng điểm của Quân đội. Tập trung đầu tư ngân sách theo chiều sâu trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mô phỏng vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới cho các nhà trường; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, như: trung tâm mô phỏng, trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm, xây dựng, cải tạo các phòng học chuyên ngành, các phòng thí nghiệm,… góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của các nhà trường.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp, nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về tiêu chí chất lượng và chuẩn kết quảđầu ra trong đào tạo đại học ở các trường kỹ thuật quân
đội, làm căn cứ nghiên cứu thay đổi phương thức phân bổ, sử dụng NSNN cho các trường đại học, học viện công lập trong đào tạo kỹ thuật về CNQP, để dần tiến tới việc phân bổ NSNN cho các trường, học viện quân đội theo chuẩn kết quảđầu ra.
- Tăng cường sự kết nối các chương trình, dự án thông qua Cục Tài chính của Bộ Quốc phòng tính toán có hệ thống và bền vững nguồn chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, cần có cơ chếđấu thầu đối với cấu phần đào tạo, bồi dưỡng cho các trường hoặc các trường cử giảng viên trẻ, các học viên xuất sắc tham gia các khóa học, quá trình CGCN để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Trong giai đoạn tới, các nhiệm vụ đầu tư sản xuất, chế tạo, sửa chữa đáp
và trình độ cao để tiếp nhận, làm chủ công nghệ. Tuy còn có một số hạn chế, song năng lực, trình độ công nghệ của CNQP đã được nâng lên. Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật - công nghệ của các cơ sở CNQP được đào tạo cơ bản, có trình độ
chuyên môn tốt, sẵn sàng tiếp thu, làm chủ các công nghệ mới phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất quốc phòng và kinh tế.
4.3.4.3. Tăng cường trang bị cở sở vật chất, kỹ thuật cho công tác thực hiện đầu tư
bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP:
Mọi hoạt động của các tổ chức cá nhân muốn hoàn thành được cần phải dựa trên một cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện. Nếu không có được một cơ sở vật chất nhất định thì công việc đó không thể thành công được.
Nhà nước cung cấp vốn cho hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, trong đó có CNQP. NSNN cho lĩnh vực CNQP được dùng cung cấp 100% cho các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng chủ yếu để duy trì và tăng cường sức mạnh cho quân đội. Theo nguyên tắc chung, chi cho quốc phòng và an ninh bao gồm các khoản chi về
lương, tiền ăn của sĩ quan, chiến sĩ thuộc bộ máy thường trực, chi về trang thiết bị
và các hoạt động của bộ máy đó để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, bên cạnh
đó là các khoản chi về xây dựng cơ sở vật chất như trụ sở, doanh trại.
Hiện nay sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực CNQP diễn ra nhanh chóng,
đặc biệt với những loại vũ khí tối tân ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và vũ khí hạt nhân, vũ khí siêu thanh thì việc tăng cường trang bị
cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho công tác thực hiện vai trò của Nhà nước đối với
đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP ở nước ta càng quan trọng hơn bao giờ hết.
4.3.4.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển CNQP:
Trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, xã hội, lực lượng sản xuất mang tính quốc tế hóa cao như hiện nay thì hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển CNQP là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả vai trò của Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP. Sự hợp tác quốc tế càng cao thì càng tạo điều kiện cho việc tiết kiệm các chi phí cho vai trò của Nhà nước đối với thực hiện đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP. Do đó, tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển CNQP là một trong những giải pháp tăng cường vai trò của Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP ở Việt Nam.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết, CGCN để thu hút đầu tư, ứng dụng thành tựu KHCN và các nguồn lực khác (như nhân lực, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi...) phục vụ sản xuất VKTBKT. Hợp tác cùng nghiên cứu phát triển và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm quốc phòng với các đối tác nước ngoài; đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm quốc phòng.
Thường xuyên trao đổi các đoàn công tác, tham gia các hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế... để xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tìm hiểu công nghệ
và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài. Nghiên cứu các rào cản thương mại, nhất là các chế tài pháp lý trong luật pháp các nước đối với việc chuyển giao các kỹ thuật, công nghệ quân sự, để quá trình hợp tác được thuận lợi.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường tính thực hành trong các chương trình CGCN, hợp tác đào tạo nước ngoài. Đẩy mạnh đào tạo trình độ chuyên môn, bồi dưỡng ngoại ngữ cho đội ngũ
cán bộ quản lý Nhà nước làm việc trong các bộ phận liên quan đến thực hiện đầu tư
bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP, đội ngũ cán bộ, công nhân viên CNQP để
chủđộng trong nghiên cứu tài liệu, tiếp nhận CGCN nước ngoài.
4.4. Kiến nghị
4.4.1. Kiến nghị của Quốc hội
- Xây dựng, ban hành Luật Công nghiệp thay thế Pháp lệnh CNQP năm 2008. Vì Pháp lệnh CNQP đã ban hành và thực hiện từ năm 2008 đến nay đã bộc lộ
những hạn chế, bất cập, khi có sự thay đổi về an ninh trong khu vực, quan hệ quốc phòng giữa các quốc gia. Thực tế, phát triển của CNQP không những tăng lên về
quy mô, tốc độ, mà còn biến đổi về cơ cấu đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ
trong tình hình mới. Mặt khác, Pháp lệnh CNQP giới hạn về phạm vi, đối tượng
điều chỉnh nhất là đối với hoạt động đầu tư trong lĩnh vực CNQP trong điều kiện kinh tế thị trường.
Việc xây dựng ban hành Luật CNQP, trước hết phù hợp với Hiến pháp nước CHXHCNVN, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển CNQP, đảm bảo tính thống nhất, bao quát, ràng buộc và khả thi.
- Chuyển cơ quan Thanh tra Chính phủ sang trực thuộc Quốc hội để thực hiện nguyên tắc giám sát tối cao của Quốc hội, đảm bảo tính độc lập, khách quan của công tác của thanh tra, kiểm tra. Cơ quan Thanh tra phân công chức năng nhiệm
vụ từng bộ phận đảm nhiệm. Trong đó, để thực hiện nguyên tắc bảo mật, có bộ phận thực hiện chức năng thanh tra đối với hoạt động quốc phòng nói chung, quá trình
đầu tư cho lĩnh vực CNQP nói riêng.
- Tăng ngân sách quốc phòng hàng năm cả về lượng tuyệt đối và tương đối một cách hợp lý tương quan với tăng GDP của cả nước. Đồng thời, cơ cấu lại các khoản chi ngân sách quốc phòng, ưu tiên phát triển CNQP đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới.
4.4.2. Kiến nghị với Chính phủ
- Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh số 01/2019/UBNVPQH (Pháp lệnh CNQP do Văn phòng Quốc hội ban hành).
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách để khai thác sử dụng các nguồn lực và đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ của các thành phần kinh tế gắn với các quan hệ thị trường nhằm minh bạch hóa và nâng cao hiệu quảđầu tư cho CNQP.
4.4.3. Kiến nghị với Bộ Quốc phòng
- Nghiên cứu sửa đổi hoàn chỉnh các quy định, quy trình quản lý đầu tư trong