3.3.1.1. Kết quả về công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng:
Thứ nhất, vai trò của Nhà nước đối với đầu tư trong lĩnh vực CNQP đã được thể hiện có hệ thống chặt chẽ trong việc xác định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài
hạn 10 năm và trung hạn từ 3 đến 5 năm. Các nội dung được xây dựng trên cơ sở
thống nhất giữa văn bản pháp luật của bộ máy Nhà nước (Hệ thống Luật Quốc phòng, Luật Đầu tư công, Luật NSNN và các nghị quyết của Quốc hội, nghịđịnh, nghị quyết của Chính phủ, thông tư liên tịch, thông tư của Bộ Quốc phòng) với đường lối, chiến lược, quy hoạch xây dựng và phát triển CNQP Việt Nam được thông qua tại Nghị
quyết số 27-NQ/TW/2008 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Nghị quyết số 06- NQ/TW/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI).
Thứ hai, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch về đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP thể hiện được tính tự lực tự cường của dân tộc, phát huy nội lực kết hợp với hợp tác quốc tế, phản ánh những nội dung cốt lõi cần phát triển vũ khí thế hệ
mới trên cơ sởứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ ba, Việc xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư được thực hiện khoa học, theo quy trình chặt chẽ, logic trên cơ sở tập trung được trí tuệ của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực CNQP và các cơ quan quản lý Nhà nước về CNQP, về quản lý đầu tư công và quản lý NSNN. Đặc biệt, cụ thể hóa chiến lược và quy hoạch đầu tư thành kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020. Qua đó làm thay đổi căn bản cơ chế quản lý đầu tư công, quản lý NSNN trong lĩnh vực CNQP, là cơ sở gia tăng đầu ra của đầu tư trên các tiêu chí hợp lý, hiệu quả, hiệu suất và bền vững của đầu tư công.
3.3.1.2. Kết quả về ban hành chính sách:
Một là, Nhà nước đã ban hành được hệ thống các chính sách tác động vào các cơ sở CNQP theo hướng tích cực, phát huy tính tự chủ, chủ động, sáng tạo. Bên cạnh
đó, các chính sách khuyến khích đối với các cơ sở CNQP và cán bộ, nhân viên tham gia sản xuất cũng được đặc biệt chú trọng như: khuyến khích ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, giá thuê mặt bằng, phụ cấp thâm niên ưu đãi thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ sở CNQP.
Hai là, các chính sách đã có tác động và đi vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu suất và tính bền vững của các dự án đầu tư, thúc đẩy việc chế tạo và sản xuất hàng loạt vũ khí thế hệ mới đáp ứng nhu cầu của ngành quốc phòng và có tiềm năng trong xuất khẩu vũ khí.
3.3.1.3. Kết quả về tổ chức thực hiện:
- Kế hoạch đầu tư trung hạn và quản lý NSNN trung hạn đã được triển khai có hiệu quả trong lĩnh vực CNQP.
- Hình thành và mở rộng được hệ thống các cơ sở CNQP nòng cốt và cơ sở
CNQP động viên trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển lĩnh vực CNQP của
Đảng và Nhà nước.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước được củng cố và hoàn thiện phù hợp với cơ
chế quản lý đầu tư công trung hạn và quản lý NSNN trung hạn đối với các dự án đầu tư công trong lĩnh vực CNQP.
- Quy trình giải ngân vốn đầu tư bằng vốn NSNN cho các dự án đầu tư công trong lĩnh vực CNQP được hoàn thiện trên tinh thần tuân thủ quy định Luật Đầu tư
công 2014 và Luật NSNN năm 2015. Bên cạnh đó, tính minh bạch, hợp lý, hiệu suất trong các dự án đầu tưđược quan tâm và theo dõi sát sao hơn.
3.3.1.4. Kết quả về kiểm tra, thanh tra:
Một là, vai trò của Nhà nước được tăng cường trong công tác thanh tra, kiểm tra trên cơ sở quy định rõ nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực CNQP (Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng) trong Pháp lệnh về CNQP, trong Luật Đầu tư
công 2014 và trong Luật NSNN năm 2015, trong các thông tư liên tịch giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hai là, Nhà nước đã tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, kiểm tra về các kiến thức chuyên môn liên quan các dự án đầu tư trong kế hoạch trung hạn 2016-2020, các kiến thức pháp luật về quản lý đầu tư công về quản lý NSNN trung hạn và về các chính sách bảo mật, chính sách đầu tưđặc thù của lĩnh vực CNQP.